Thực trạng ngành Giáo dục huyệ nU Minh Thượng

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho ngành giáo dục ở huyện u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 37 - 103)

L ỜI CẢM ƠN

7. Kết cấu của luận văn:

2.2 Thực trạng ngành Giáo dục huyệ nU Minh Thượng

2.2.1. Khái quát về sự nghiệp Giáo dục của Huyện.

Sự nghiệp Giáo dục của huyện ngày càng được quan tâm của cấp ủy Đảng,

Chính quyền địa phương nên chất lượng dạy và học có chuyển biến tích cực. Năm

nghiệp THCS, THPT đạt hơn 96%, tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường Cao đẳng, Đại học đạt 33,56% , tỷ lệ trẻ em từ 6-14 tuổi đến trường đạt 97,22%. Huyện đã hoàn thành công tác phổ cập Giáo dục tiểu học và Trung học cơ sở, tỷ lệ đạt 80,17%. Đội ngũ giáo viên đứng lớp các cấp hiện có 805 giáo viên, tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn là 99,76%, giáo viên chưa đạt chuẩn chiếm tỷ lệ 0,24%. Tổng số nhân viên chuyên trách công tác hội, đội, thư viện, thí nghiệm, y tế là 127 người, đều đạt trình

độ từ Trung cấp trở lên.

Cơ sở trường lớp học được quan tâm đầu tư. Toàn huyện có 31 đơn vị trường

học (87 điểm) từ Mẫu giáo đến THPT với 516 phòng học. Tỷ lệ phòng học kiên cố là 277 phòng chiếm 53,68%, bán kiên cố (cấp 4) là 224 phòng chiếm 43,41%, còn lại 10

phòng học cây lá tạm bợ chiếm 2,91%. Có 07 trường xanh sạch đẹp mức độ cao và

18 trường xanh sạch đẹp đạt 11 tiêu chí, có 04 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

Phong trào hiến đất xây dựng trường trong nhân dân đang được phát huy mạnh

mẽ, từ năm 2007 -2011 dân đã hiến 23.257 m2 để xây dựng trường học. Hội Khuyến

học huyện, cấp xã càng phát huy được hiệu quả, hiện có 6/6 xã có trung tâm học tập

cộng đồng.

2.2.2. Thực trạng Giáo dục huyện

Về Giáo dục đã được quan tâm mạnh mẽ, nhất là khi Quốc hội khóa X thông qua chương trình đổi mới Sách giáo khoa.

Toàn huyện có 02 trường Mẫu giáo, 19 trường Tiểu học, 07 trường THCS và

03 trường THPT (trường có 02 cấp học là cấp 2+3), thực hiện đề án kiên cố hóa trường lớp học của Chính phủ nên hầu hết các điểm trường trên địa bàn huyện đều

được xây dựng cơ bản đảm bảo đủ điều kiện giảng dạy cho giáo viên và học tập của

học sinh.

Từ năm học 2007-2008 đến nay, tỷ lệ học sinh ở các cấp học biến động không

lớn, năm sau chênh lệch so năm trước từ 1%-3%, năm học huy động học sinh thấp

nhất là năm 2008-2009 với 12.909 học sinh, năm 2009-2010 có số học sinh đông nhất

là 13.300 học sinh.

Qua 4 năm học, số học sinh biến động tăng không lớn nên số lớp học cũng tương đối ổn định, năm học có số lớp ít nhất là 511 lớp, năm học có số lớp nhiều nhất

nghiệp cuối cấp hàng năm là 98,2%; số giáo viên dạy giỏi hàng năm đạt từ 47% trở

lên.

Phát triển cùng quy mô trường lớp và tỷ lệ học sinh nên số giáo viên giảng dạy

cũng tăng theo từ 508 giáo viên năm 2007, hiện nay là 805 giáo viên, trong đó giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm 99,76%. Trang thiết bị đầu tư dạy học ngày càng

tăng, công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên được thực hiện thường

xuyên từ đó số giáo viên đạt chuẩn về chuyên môn ngày càng nâng lên về số lượng và chất lượng. Điều đó đáp ứng một phần quan trọng yêu cầu đối với sự nghiệp phát

triển kinh tế xã hội và phong trào xã hội hóa giáo dục ở đại phương.

Nhìn chung Giáo dục của Huyện đã phát huy nội lực, tăng cường hiệu quả

quản lý, giữ vững kỷ cương, tiếp tục thực hiện chương trình đổi mới, phát triển sự

nghiệp Giáo dục đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện trong giai đoạn hiện nay.

2.2.2.1 Mạng lưới trường lớp Bảng 2.1: Quy mô trường lớp học

Hệ thống trường học TT Đơn vị hành chính MG TH THCS THPT TTDN TTHTCĐ 01 Xã Thạnh Yên A - 2 1 1 1 1 02 Xã Thạnh Yên 1 3 1 - - 1 03 Xã An Minh Bắc - 4 1 - - 1 04 Xã Minh Thuận - 5 2 1 - 1 05 Xã Vĩnh Hòa 1 2 1 1 - 1 06 Xã Hòa Chánh - 3 1 - - 1 Cộng 2 19 7 3 1 6

Nguồn:Báo cáo tổng kết năm học của UBND Huyện

Từ số liệu ở bảng 01 cho thấy: Mạng lưới trường lớp từ Mẫu giáo đến THPT được bố trí đều trên tất cả các xã trong huyện theo quy mô học sinh của từng cấp học, riêng địa bàn xã Minh Thuận và xã An Minh Bắc có địa giới hành chính rộng hơn các

xã còn lại nên số lượng trường Tiểu học được bố trí nhiều hơn tạo điều kiện thuận

tiện cho học sinh đến trường đúng độ tuổi. Riêng Trường THPT có đến 03 điểm, bình quân cứ 02 xã có 01 trường rất thuận tiện cho học sinh trong huyện và các huyện lân

cận đến trường. Đang xây dụng 1 Trung tâm dạy nghề vùng U Minh Thượng, Trung

tâm này dự kiến hoàn thành và hoạt động năm 2013 phục vụ đào nghề ở địa phương

Ngoài ra, 6 xã đều có Trung tâm học tập cộng đồng đã tạo điều kiện giúp cho

mọi người dân tham gia học tập để nâng cao trình độ, tiếp thu những kiến thức mới.

Thực tế trong những năm qua nhờ có hình thức này mà huyện đã giải quyết cơ bản

vấn đề nguồn lao động phục vụ cho lao động ở các khu công nghiệp, tăng thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế trên đại bàn huyện.

2.2.2.2. Về học sinh

Bảng 2.2 : Quy mô phát triển học sinh qua các năm

Cấp học

Năm học Đơn vị Số lượng MG TH THCS THPT

Trường 25 1 14 8 2 Lớp 511 21 335 133 22 2007-2008 HS 13.033 691 6.796 4.702 844 Trường 29 2 17 8 2 Lớp 508 26 332 129 21 2008-2009 HS 12.909 743 6.925 4.458 783 Trường 29 2 17 7 3 Lớp 526 30 335 126 35 2009-2010 HS 13.300 815 7.226 4.106 1.153 Trường 31 2 19 7 3 Lớp 513 30 330 118 35 2010-2011 HS 13.095 846 7.332 3.843 1.074

Nguồn : Báo cáo tổng kết năm học của UBND Huyện các năm

0 20 40 60 80 100 120 140 160 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 Mẫu giáo Tiểu học THCS THPT

Biểu đồ 2.1: Quy mô phát triển học sinh ( %)

Từ biểu đồ cho thấy số lượng học sinh ở cấp Mẫu giáo, Tiểu học và cấp THPT tăng đều qua các năm. Huy động học sinh đến trường năm sau cao hơn năm trước, ở

ngược lại giảm dần qua các năm, năm sau thấp hơn năm trước từ 5,47%-7,9%. Theo số liệu trên cho thấy một số vấn đề cần được quan tâm đó là: Tuy số học sinh tăng không đáng kể, nhưng số học sinh THCS giảm nhiều cho thấy sự huy động học sinh

hết Tiểu học vào THCS đạt tỷ lệ chưa cao, điều này sẽ ảnh hưởng đến công tác phổ

cập THCS ở những năm tiếp theo. Riêng cấp THPT ở năm học 2009-2010 có sự tăng đột biến hơn 40% so năm học trước, sau đó lại giảm ở năm học tiếp theo, thể hiện tỷ

lệ huy động học sinh THCS vào THPT và duy trì sỉ số chưa đảm bảo.

Mặt dù vậy, hiện ở huyện đang tồn tại điều bất cập là số học sinh bỏ học trên

địa bàn cũng khá cao, đặc biệt là khối THPT, qua khảo sát 4 năm đều có tỷ lệ học

sinh bỏ học vượt mức 5% theo quy định có năm tỷ lệ này gần 16%, vấn đề này đang

rất cần giải pháp cụ thể để duy trì sỉ số học sinh.

Bảng 2.3. Tỉ lệ lưu ban, bỏ học và tốt nghiệp ở các cấp học phổ thông

Đơn vị: %

Năm học Tỉ lệ lưu ban Tỉ lệ bỏ học Tỉ lệ tốt nghiệp

CẤP TIỂU HỌC 2007 – 2008 3,55 2,83 97,5 2008 – 2009 3,14 1,7 97,6 2009 – 2010 2,75 1,27 99,01 2010 – 2011 2,83 01,01 99,31 CẤP THCS 2007 – 2008 5,4 5,23 95,55 2008 – 2009 8,79 4,93 97,2 2009 – 2010 5,78 4,4 97,3 2010 – 2011 5,64 2,97 99,7 CẤP PTTH 2007 – 2008 3,08 11,81 78,20 2008 – 2009 1,91 5,78 44,95 2009 – 2010 13,125 15,07 78,89 2010 – 2011 1,33 13,96 96,27

Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm của Phòng GD-ĐT và 03 Trường THPT

Chất lượng học tập của học sinh:

Nước ta nói chung, huyện U Minh Thượng nói riêng trong những năm gần đây nhà nước luôn quan tâm đến đầu tư cho giáo dục. Riêng trên địa bàn huyện liên tục tăng từ 19,6 tỷ năm 2007 lên 70,6 tỷ năm 2011 (Trong đó: chi đầu tư cơ sở vật chất là 11 tỷ đồng, chi hoạt đồng thường xuyên là 59,6 tỷ đồng). Nhờ đó, cơ sở vật chất,

còn nghèo nàn, đời sống vật chất khó khăn đã làm cho chất lượng giáo dục của ta nói

chung ở các bậc học bị giảm sút. Tỷ lệ học sinh đến trường ở các cấp bậc học có tăng nhưng cũng không phản ánh được những vấn đề về chất lượng trong ngành giáo dục.

Theo báo cáo của UBND Huyện cho thấy tỉ lệ tốt nghiệp của học sinh các cấp Tiểu

học và THCS qua các năm biến động không lớn luôn đạt tỷ lệ từ 95% trở lên. Đặc

biệt, cấp THPT có sự biến động mạnh ở năm học 2008-2009 khi Chính phủ ban hành Chỉ thị về “Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục” 9. Khi thực

hiện cuộc vận động nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong Giáo dục, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá học sinh với nội dung: học thực- thi thực - chất lượng thực thì tỷ lệ tốt nghiệp chỉ đạt 44,95%. Điều này đã phản ánh năng lực

học tập thực sự của học sinh, từ đó có biện pháp nâng cao chất lượng cho những năm

tiếp theo. 0 20 40 60 80 100 120 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 TH THCS THPT

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ tốt nghiệp của học sinh (%)

Mặt khác, chất lượng giáo dục được cải thiện dần qua các năm, tỷ lệ học sinh lưu ban có chiều hướng giảm, nhưng không lớn. Cụ thể: Cấp tiểu học giảm dần qua các năm, cấp THCS và cấp THPT qua các năm vừa có tăng vừa có giảm. Đáng lưu ý là tỷ lệ lưu ban ở cấp THPT có năm tăng đột biến, hơn 10% so năm học trước, đặc

biệt là học sinh khối 10, trong khi học sinh lớp 9 luôn tốt nghiệp trên 95%. Điều này

đã phản ánh chất lượng học sinh qua các năm không đồng đều, một phần kiến thức ở THCS chưa vững chắc nên lên lớp 10 các em chưa tiếp cận phương pháp dạy mới

nên ảnh hưởng chất lượng học tập.

9

0 2 4 6 8 10 12 14 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 TH THCS THPT

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ học sinh lưu ban (%)

Là huyện vùng sâu, kinh tế còn khó khăn, điều kiện giao thông còn hạn chế

nên ảnh hưởng phần nào đến việc học tập của học sinh. Từ đó tất cả các cấp học điều

có học sinh bỏ học. Qua khảo sát 4 năm học, tỷ lệ bỏ học ở các cấp tiểu học và THCS

đảm bảo duy trì từ 5,7% trở xuống, đáp ứng yêu cầu duy trì sỉ số học sinh; còn cấp

THPT cả 4 năm điều vượt định mức, đáng báo động là có tới 3 năm tỷ lệ này vượt hơn 11%. Qua điều tra cho thấy việc bỏ học của học sinh có nhiều nguyên nhân do

điều kiện kinh tế gia đình nên các em nghỉ học phụ giúp gia đình, đi làm thuê ở các

khu công nghiệp, một phần do điều kiện đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa, nhà xa,

một phần do lười học tập, học yếu của học sinh,….tuy nhiên để duy trì sỉ số thì việc

phối hợp của nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương cũng còn hạn chế.

0 2 4 6 8 10 12 14 16 2007-2008 2008-2009 2009-2020 2010-2011 TH THCS THPT Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ học sinh bỏ học (%)

Bên cạnh kết quả học tập như phân tích trên, qua kết quả đánh giá của 04 năm

cập, còn học sinh mang đạo đức trung bình, yếu. Tỷ lệ đạo đức học sinh trung bình, yếu giao động từ: THCS từ 1,77%-2,83%, THPT từ 4,74%-10,93%. Đối với học sinh

THPT có tỉ lệ trung bình yếu tương đối cao, ở lứa tuổi này các em đang tập làm người

lớn nên rất nhạy cảm, cần có phương pháp định hướng phù hợp rèn luyện cách sống

cho học sinh, đặc biệt là sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội,....

2.2.2.3. Về đội ngũ giáo viên

Bảng 2.4: Chất lượng, cơ cấu giáo viên năm học 2010-2011

Tổng cộng M.giáo Tiểu học THCS THPT 1. Nhân sự 1.012 46 614 249 103 BGH 64 3 40 14 7 G.viên 805 37 494 195 79 Nhân viên 143 6 80 40 17 2. Trình độ 1.012 46 614 249 103 Trên Đại học 1 - 1 Đại học 500 14 303 97 86 Cao đẳng 220 5 94 111 11 Trung học 249 22 194 30 2 Khác 42 5 23 11 3 3. Độ tuổi 46 614 249 103 Dưới 31 276 19 138 98 21 Từ 31-40 388 23 262 58 45 Từ 41-50 318 4 197 86 31 Từ 51-60 30 17 7 6 4. Giới tính 1.012 46 614 249 103 Nữ 406 43 223 101 39 Nam 606 3 391 148 64

Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm của Phòng GD-ĐT và 03 Trường THPT

Theo đánh giá của UBND Huyện từ bảng số liệu trên, đội ngũ giáo viên ở mọi

cấp học tuy đạt chuẩn và trên chuẩn từ 99,76%, trong đó cấp Mẫu giáo, Tiểu học và

THCS đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm 100%, cấp THPT đạt và trên chuẩn là 98,66%,

nhưng một bộ phận vẫn còn yếu về chuyên môn, qua công tác đánh giá, phân loại

viên chức hàng năm, tỷ lệ trung bình yếu giảm dần, nếu năm học 2007-2008 tỷ lệ

giáo viên xếp loại trung bình và yếu là: Bậc Tiểu học 40,65%, THCS là 74,48% đến năm học 2010-2011 tỷ lệ giáo viên xếp loại trung bình và yếu là: Bậc Mầm non là 5,45, Tiểu học 8,74%, THCS là 8,76% và THPT là 10,74%. Bài toán nâng cao chất

lượng đội ngũ giáo viên rất nan giải vì khoản thu nhập tính bằng tiền lương cơ bản rất

ít ỏi, mặc dù hệ số lương và mức tiền lương tối thiểu hiện nay đã được điều chỉnh tăng lên, nhưng chỉ số giá tiêu dùng lên cao, không đủ đảm bảo cho cuộc sống, do đó trong khi vừa dạy học, họ vừa phải làm thêm nhiều nghề khác để có thêm thu nhập.

Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu của quy mô giáo dục phát triển, ngành giáo dục buộc phải sử dụng đội ngũ giáo viên không đủ tiêu chuẩn, một phần do các chế độ chính sách như nghỉ việc, giảm biên chế còn thực hiện chưa nghiêm túc, còn nặng tình nghĩa. Yếu tố này cũng làm cho chất lượng giáo dục giảm sút.

Cơ sở vật chất nghèo nàn, trang thiết bị còn thiếu, công nghệ giáo dục thì lạc

hậu tình trạng dạy chéo ban vẫn còn phổ biến (khối phổ thông)... Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

Chất lượng giáo dục còn phụ thuộc vào cả giáo trình giảng dạy. Ở bậc phổ thông đã trải qua nhiều lần bổ sung giáo trình, đổi mới phương pháp dạy học. Bộ GD

- ĐT còn thành lập các ban chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, biên soạn, thử nghiệm trên cơ

sở đó ban hành chương trình và Sách giáo khoa mới ở Phổ thông, tiến tới triển khai,

áp dụng đại trà ở Tiểu học và Trung học cơ sở theo Nghị quyết 40/2000/QH10 của

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho ngành giáo dục ở huyện u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 37 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)