Yêu cầu của phát triển nguồn nhân lực ngành GD-ĐT

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho ngành giáo dục ở huyện u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 30 - 103)

L ỜI CẢM ƠN

7. Kết cấu của luận văn:

1.2.4 Yêu cầu của phát triển nguồn nhân lực ngành GD-ĐT

Phát triển nguồn nhân lực GD-ĐT thực chất là quá trình chuẩn bị lực lượng có đủ các yếu tố cần thiết của một người thầy. Quá trình này cần có sự tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về giảng dạy về quản lý, đồng thời sử dụng có hiệu quả đội

ngũ này trên cơ sở thực hiện tốt các chế độ chính sách tương ứng.

GD-ĐT ngày nay đang đòi hỏi cấp thiết nguồn nhân lực và chất lượng nguồn

nhân lực. Do vậy, việc nghiên cứu các biện pháp và đưa ra biện pháp phát triển nguồn

nhân lực GD-ĐT là hết sức quan trọng mang tính tất yếu. Bởi lẽ, nguồn lực này quyết định chất lượng GD-ĐT và ngành Giáo dục chỉ có thể hoàn thành được mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục đặt ra khi và chỉ khi có một đội ngũ những người có phẩm chất

chính trị tốt, trình độ chuyên môn giỏi, thực hiện đạt và có hiệu quả cao theo yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mà Đảng và Nhà nước tin tưởng giao cho.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰCNGÀNH GIÁO DỤC Ở

HUYỆN U MINH THƯỢNG -TỈNH KIÊN GIANG

2.1. Khái quát về đặc điểm tình hình ngành giáo dục huyện U Minh Thượng Thượng

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện U Minh Thượng được thành lập theo Nghị định số 58/2007/NĐ-CP ngày 06/04/2007 của Chính phủ với tổng diện tích tự nhiên là 432,7km2, dân số là 68.076

người, gồm 03 dân tộc chính là : Kinh, Khmer, Hoa. Huyện có 6 đơn vị hành chính cấp xã: Thạnh Yên, Thạnh Yên A, An Minh Bắc, Minh Thuận, Vĩnh Hòa và Hòa Chánh.

Vị trí địa lý của huyện U Minh Thượng được tiếp giáp với các địa phương có

nền nông nghiệp là chủ yếu: Phía Đông giáp huyện Vĩnh Thuận; Phía Tây giáp huyện

An Biên, An Minh; Phía Bắc giáp huyện Gò Quao và phía Nam giáp huyện Thới Bình của tỉnh Cà Mau.

Huyện có Quốc lộ 63 đi qua, là tuyến giao thông huyết mạch vận chuyển hàng

hóa và giao lưu trong và ngoài huyện. Là một Huyện ở xa các trung tâm kinh tế chính

trị và thành phố lớn, cách trung tâm thành phố Rạch Giá về hướng Đông Nam khoảng

55 km; cách thành phố Cà Mau theo Quốc lộ 63 về phía Nam khoảng 70 km. Từ vị trí

của U Minh Thượng cho thấy sự tiếp cận các trung tâm kinh tế, đô thị có nhiều khó khăn. Trong tương lai khi kết cấu hạ tầng cho Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng

bằng sông Cửu Long được tập trung đầu tư, đặc biệt sự kết nối giữa Quốc lộ 63 với

tuyến đường hành lang ven biển sẽ là điều kiện tiền đề phát triển kinh tế - xã hội của

Huyện.

Địa hình của huyện khá bằng phẳng là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất

nông nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung U Minh Thượng là nơi có địa hình thấp, dễ gây

ngập úng trong mùa mưa, có nhiều khó khăn thoát nước, tiêu úng, xổ phèn.

Huyện U Minh Thượng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí

hậu vùng Tây Nam Bộ, chia làm hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến

tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 dương lịch năm sau. Nhiệt độ trung bình

Cơ cấu tài nguyên đất (%) 30,9 9,5 7,0 29,6 23,0 1. Nhóm đất mặn 2. Nhóm đất phèn 3. Nhóm đất tác nhân 4. Nhóm đất than bùn 5. Nhóm đất phù sa châu thổ

380C, biên độ nhiệt dao động giữa ngày và đêm từ 6-70C. Nền nhiệt cao và ổn định quanh năm rất thuận lợi cho phát triển cây trồng và vật nuôi. Lượng mưa trung bình hằng năm đạt 1.437mm. Trong mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa chiếm trên 80% lượng mưa cả năm, làm tăng độ ngập úng trong những năm có lũ đổ về, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp thuộc các vùng trũng của huyện. Xen kẽ trong mùa

mưa là những đợt nắng hạn kéo dài, ảnh hưởng lớn đến sản xuất. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có lượng mưa không đáng kể khoảng 50-60 mm/tháng.

Huyện có hệ thống sông ngòi chằng chịt, thường bị nhiễm mặn vào mừa khô và nhiễm phèn, nên việc sử dụng nước phục vụ cho sản xuất chủ yếu từ nguồn nước mưa và nước từ các sông kênh rạch; nước phục vụ sinh hoạt: trữ nước mưa bằng các lu, ao,

hồ, ..

Là huyện có diện tích rừng Tràm tương đối lớn của tỉnh Kiên Giang với tổng

diện tích 11.068,78 hecta (trong đó, rừng đặc dụng 8.044,8 ha, rừng phòng hộ 1.853,02

ha, rừng sản xuất 1.170.96ha), rừng tập trung chủ yếu tại Vườn quốc gia U Minh Thượng. Tài nguyên rừng ở U Minh Thượng tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ngập nước

úng phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long, là nơi duy nhất trong Vùng và là một trong

những nơi hiếm có trên thế giới còn tồn tại diện tích rừng tràm nguyên sinh trên đất

than bùn rất lớn, khoảng 1.200 hecta.

Theo kết quả khảo sát phân loại đất, trên địa bàn Huyện hiện nay gồm có nhóm đất chính: nhóm đất phù sa châu thổ, nhóm đất phèn, nhóm đất mặn, nhóm đất than

bùn.

- Nhóm đất phù sa châu thổ: có diện

tích lớn nhất với 13.376,67 ha, chiếm 30,91%

diện tích tự nhiên. Đây là loại đất phù sa phát triển, có tầng mặt giàu hữu cơ, loại đất này thích hợp với việc trồng lúa, cây ăn quả và hoa màu.

- Nhóm đất phèn: có diện tích lớn thứ hai, với 12.808,77 ha, chiếm 29,60% diện

tích tự nhiên.

- Nhóm đất mặn: có diện tích lớn thứ ba, với 9.963,48 ha, chiếm 23,03% diện

- Nhóm đất than bùn: có diện tích 4.114,76 ha, chiếm 9,51% diện tích tự nhiên. Hiện nay, hầu hết diện tích đất than bùn là rừng tràm và đây là loại đất phân hủy rất

nhanh khi thiếu độ ẩm và dễ gây cháy.

Huyện U Minh Thượng có tổng diện tích tự nhiên là 43.270,3 hecta. Trong đó,

diện tích đất nông nghiệp là 40.727,3 hecta, chiếm 94,1% tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất phi nông nghiệp là 2520,68 hecta, chiếm 5,8% tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất chưa sử dụng chưa được khai thác triệt để với 22,33 hecta, chiếm 0,1%.

Diện tích đất trồng lúa chiếm tỷ trọng lớn trong nhóm đất sản xuất nông nghiệp,

chiếm 79,2%. Cơ cấu sử dụng đất đai của huyện U Minh Thượng thể hiện sản xuất

nông nghiệp là chính, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, với diện tích đất

nông nghiệp chiếm 94,1%; còn lại diện tích đất phi nông nghiệp chỉ chiếm 5,8% và diện tích đất chưa sử dụng chiếm 0,1%.

2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội

Sau khi thành lập, được sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành, kinh tế của

Huyện tăng đáng kể, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch, nhịp độ tăng trưởng

bình quân 13,18%, GDP bình quân đầu người 758USD.

Lĩnh vực Nông-lâm- thuỷ sản vẫn là thế mạnh chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện. Huyện đã phát huy tiềm năng, thế mạnh, đẩy mạnh

phát triển các vùng sản xuất: vùng đệm, vùng Tôm-Lúa, vùng hai lúa- kết hợp màu và vùng ven sông Cái lớn. Thực hiện có hiệu quả các mô hình lúa-tôm, lúa 2 vụ - kết hợp

trồng màu; hình thành vùng lúa chất lượng cao. Khai thác, đầu tư cải tạo vườn tạp,

phát triển diện tích khóm, mía, rau màu; Chú trọng phát triển mạnh chăn nuôi gia súc,

gia cầm theo hướng tập trung. Qua bốn năm thành lập, tăng trưởng bình quân của

huyện là 9,68%/năm; tổng sản lượnglương thực năm sau cao hơn năm trước. Diện tích

mía, chuối, rau màu đều tăng; sản lượng màu tăng 1,48 lần so năm 2007. Giá trị sản

xuất ngành chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông – lâm - thủy sản tăng từ 18,9% năm

2007 lên 24,5%. Nuôi tôm sú ở các vùng quy hoạch thực hiện mô hình Tôm - Lúa tiếp

tục được duy trì; nuôi cá đồng và các loại thủy sản ở nhiều nơi, nhất là vùng đệm tăng

cả diện tích và sản lượng. Giá trị sản xuất thủy sản tăng 25% so năm 2007. Tăng cường công tác bảo vệ rừng, diện tích rừng tràm trồng mới tăng, tổng diện tích rừng và

Lĩnh vực Thương mại-dịch vụ-du lịch tăng trưởng bình quân 18,4%/năm. Số lượng cơ sở sản xuất - kinh doanh tăng qua các năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng

gấp 2,3 lần so với năm 2007. Điểm du lịch rừng bảo tồn Vườn Quốc gia tiếp tục được đầu tư bảo tồn, phát triển. Dự án Khu du lịch sinh thái U Minh Thượng và một số công

trình di tích lịch sử thuộc khu căn cứ Tỉnh ủy, Tỉnh đội đang được đầu tư xây dựng.

Dịch vụ Viễn thông, nhất là hệ thống thông tin di động, mạng internet phát triển

nhanh, mật độ điện thoại 13,4 máy/100 dân.

Lĩnh vực Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng được tập trung đầu tư, nhịp độ tăng trưởng bình quân 33,83% năm. Tiểu thủ công nghiệp có bước phát

triển khá, nhất là các lĩnh vực: xay xát gạo, sản xuất nước đá, sửa chữa cơ khí, hàn

tiện, may, mộc dân dụng. Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tăng gấp

1,79 lần so năm 2007. Ngành xây dựng nhờ tập trung các nguồn vốn đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nên có tốc độ tăng trưởng khá nhanh

và giá trị sản xuất chiếm 85,65% trong khu vực Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng.

Hoạt động khoa học, công nghệ và công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường được chú trọng. Tiến hành nhân rộng các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi ... Các cấp ủy, chính

quyền kết hợp với Ban quản lý Vườn Quốc gia thực hiện tốt các biện pháp bảo tồn,

phát triển rừng và các nguồn tài nguyên Vườn Quốc gia.

Cùng với phát triển kinh tế của huyện, lĩnh vực văn hóa-xã hội có sự

chuyển biến tích cực trên nhiều mặt.

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo từng bước phát triển khá toàn diện. Tỷ lệ huy động học sinh từ 06-14 tuổi đến trường đạt hơn 95%; tỷ lệ trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt hơn 75%. Chất lượng dạy và học của các cấp học, bậc học từng bước nâng lên, kết

quả học sinh tốt nghiệp, lên lớp đúng thực chất hơn. Hệ thống trường, lớp phát triển nhanh. Đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và đã

đạt chuẩn, trên chuẩn. Đầu tư xây dựng nhà vệ sinh, cây nước, nhà công vụ giáo viên và sửa chữa, nâng cấp, kiên cố hóa phòng học. Xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia và trường “xanh-sạch-đẹp” đạt 100% chỉ tiêu; Công tác xã hội hóa giáo dục và hoạt động khuyến học, dạy nghề được quan tâm khá hơn. Huyện đã được công nhận đạt

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm tăng cường. Trung tâm Y tế huyện được thành lập, đi vào hoạt động, các Trạm Y tế xã tiếp tục được đầu tư

xây mới, nâng cấp, sửa chữa và trang bị các thiết bị Y tế từng bước đáp ứng tốt hơn

nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Đã có 5/6 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Thực

hiện các chương trình, mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe ban đầu; phòng - chống dịch bệnh; dân số - kế hoạch hóa gia đình; bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em...

có kết quả, giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,22%, tỷ lệ trẻ từ 0 đến 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 10,64%.

Chính sách ưu đãi người có công và các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện tốt. Huy động, đầu tư xây dựng nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính

sách, nhà ở theo Quyết định 167, Chương trình 134 của Chính phủ, nhà “Đại đoàn kết”, nhà đồng đội và mái ấm Công đoàn; cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng

chính sách, bảo trợ xã hội, người nghèo, cận nghèo, trẻ dưới 06 tuổi; thực hiện có kết

quả chương trình Quốc gia về việc làm, giảm nghèo, qua 4 năm thành lập toàn huyện

giảm nghèo từ 17,89% xuống còn 14,71% hộ nghèo theo tiêu chí mới.

Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nâng lên nhiều mặt. Quy trình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa được tổ chức thực hiện ngày càng chặt chẽ, đúng thực chất hơn. Danh hiệu tổ, hộ, cơ quan văn hóa đều vượt so với

chỉ tiêu.

Hoạt động văn hóa- thể thao có bước phát triển. Phong trào văn hóa, văn nghệ,

thể dục-thể thao quần chúng ở nhiều nơi tiếp tục duy trì, phát triển. Hệ thống truyền

thanh huyện được đầu tư sửa chữa, nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác thông

tin tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, các sự kiện chính trị, các ngày lễ và gương người tốt, việc tốt...

Tuy nhiên, kinh tế tăng trưởng vẫn chưa đồng bộ, sự phát triển kinh tế của

huyện chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, chưa đồng đều và chưa thực sự vững

chắc. Trong nông nghiệp, chăn nuôi phát triển chậm, chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu

kinh tế nông-lâm-thủy sản và chưa tạo ra các mô hình chăn nuôi theo hướng tập trung

có hiệu quả. Nuôi tôm Sú còn nhiều rũi ro, thiếu vững chắc. Bảo vệ, phát triển rừng

còn khó khăn do giá cả cây tràm thấp, nên diện tích rừng tràm giảm dần. Chưa đầu tư đúng mức để phát triển du lịch; Chất lượng dạy và học ở cấp học, bậc học nâng lên chậm. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao quần chúng còn mang tính tự

phát; các thiết chế văn hóa chưa được đầu tư xây dựng; chất lượng các danh hiệu văn

hóa có mặt chưa đảm bảo. Đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của một bộ phận nhân

dân, nhất là vùng đệm và vùng đồng bào dân tộc Khmer còn khó khăn. Do vậy, phần

nào cũng ảnh hưởng đến sự phát triển chung của sự nghiệp giáo dục của huyện.

Bản đồ Hành chính tỉnh Kiên Giang

Từ những điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện đã tạo điều

kiện thuận lợi cho sự nghiệp Giáo dục của huyện phát triển ngày càng vững mạnh

Bản đồ Hành chính huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang

2.2. Thực trạng ngành Giáo dục huyện U Minh Thượng. 2.2.1. Khái quát về sự nghiệp Giáo dục của Huyện. 2.2.1. Khái quát về sự nghiệp Giáo dục của Huyện.

Sự nghiệp Giáo dục của huyện ngày càng được quan tâm của cấp ủy Đảng,

Chính quyền địa phương nên chất lượng dạy và học có chuyển biến tích cực. Năm

nghiệp THCS, THPT đạt hơn 96%, tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường Cao đẳng, Đại học đạt 33,56% , tỷ lệ trẻ em từ 6-14 tuổi đến trường đạt 97,22%. Huyện đã hoàn thành công tác phổ cập Giáo dục tiểu học và Trung học cơ sở, tỷ lệ đạt 80,17%. Đội ngũ giáo viên đứng lớp các cấp hiện có 805 giáo viên, tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn là 99,76%, giáo viên chưa đạt chuẩn chiếm tỷ lệ 0,24%. Tổng số nhân viên chuyên trách công tác hội, đội, thư viện, thí nghiệm, y tế là 127 người, đều đạt trình

độ từ Trung cấp trở lên.

Cơ sở trường lớp học được quan tâm đầu tư. Toàn huyện có 31 đơn vị trường

học (87 điểm) từ Mẫu giáo đến THPT với 516 phòng học. Tỷ lệ phòng học kiên cố là

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho ngành giáo dục ở huyện u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 30 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)