L ỜI CẢM ƠN
7. Kết cấu của luận văn:
3.3.5 Tăng cường các điều kiện phục vụ công tác quản lý và giảng dạy
Về tổ chức:
Huyện cần củng cố, tăng cường và phát huy hiệu quả các tổ chuyên môn, tổ
hành chính, Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, hội phụ huynh, hoạt động của tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và ngành giáo dục.
Về chuyên môn:
Ngành giáo dục Huyện cần mở các lớp tập huấn hàng năm để phổ biến kiến
thức mới, phương pháp mới. Tuy nhiên để các lớp tập huấn không bị lãng phí và đạt được chất lượng thì ngành giáo dục phải có biện pháp kiểm tra chặt chẻ việc vận
dụng cái mới đã được tập huấn như thế nào.
Duy trì phong trào thi giáo viên giỏi. Tuy nhiên, ban tổ chức có thang điểm rõ ràng, tập trung cho chuyên môn, phương pháp phải có sự tiến bộ và sáng tạo hơn
những giáo viên bình thường.
Tăng cường công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, có sự khuyến khích cho giáo
viên khi bồi dưỡng học sinh giỏi có thành tích cao theo cấp bậc: trường, huyện, tỉnh,
quốc gia,...
Mở các câu lạc bộ chuyên môn, duy trì thường xuyên, huy động lực lượng
giáo viên cùng phân môn tham gia. Có thể nhân rộng mô hình này trong nhà trường,
trong huyện, trong phạm vi tỉnh, khu vực…Mỗi lần sinh hoạt chuyên môn một chủ đề, và chủ đề đó được đưa trước cho các giáo viên tham gia cùng suy nghĩ trước khi đến sinh hoạt chuyên môn. Sau mỗi lần sinh hoạt, giáo viên tích góp cho bản thân
một kinh nghiệm, tự biết khắc phục những trở ngại trong công tác của mình. Giáo viên có thể trình bày những vương mắc trong công tác chuyên môn, trong phương
pháp giảng dạy để tất cả cùng tìm ra một giải pháp hợp lý hơn. Có thể nói sinh hoạt
trong câu lạc bộ là một hình thức sinh hoạt chuyên môn hiệu quả và bổ ích nhất cả về
mặt chuyên môn lẫn mối đoàn kết trong giáo viên.
Khuyến khích giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng và được
thẩm định bởi hội đồng thẩm định chất lượng công nhận và nhân rộng, phổ biến kinh
nghiệm đó rộng rãi trong trong ngành, khuyến khích giáo viên áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm đó vào trong giảng dạy.
Các trường ở Huyện cần nên có nhiều hoạt động chuyên môn có chất lượng sẽ
thu hút một lực lượng giáo viên tâm quyết với nghề tham gia. Điều đó góp phần tích
cực vào việc nâng cao chất lượng của giáo viên hiệu quả. Nhà trường cần có lực lượng các tổ trưởng có chuyên môn cao và có tâm quyết với nghề để làm hạt nhân cho các phong trào và đây cũng là lực lượng nồng cốt giúp cho nhà trường triển khai được các kế hoạch một cách hiệu quả nhất.
Cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, chưa cập nhật với sự thay đổi
của chương trình mới. Đầu tư chưa đồng bộ cho các vùng miền, nhất là vùng sâu
vùng xa, vùng khó khăn. Tình trạng lớp học xuống cấp, chưa đủ chuẩn, chưa có
phòng chức năng, phòng thực hành, phòng kỹ năng… Điều này ảnh hưởng đến chính
sách thu hút lực lượng giáo viên về các vùng khó khăn như huyện U Minh Thượng. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc phân bổ giáo viên cũng như thu hút giáo viên và
cũng để đảm bảo cân bằng lực lượng giáo viên giữa các vùng miền.
Xã hội hóa giáo dục bằng cách thu hút các tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh và huyện tham gia tài trợ để nâng cấp cơ sở vật chất đặc biệt là thu hút đầu tư nước
ngoài vào lĩnh vực giáo dục.
Hạn chế khả năng truyền đạt của giáo viên đến học sinh, bài giảng thiếu sinh động, hấp dẫn, hạn chế khả năng tiếp thu của học sinh, tiết học hiệu quả không cao. Điều quan trọng hơn hết là việc không đủ đồ dùng dạy học và thiếu cơ sở vật chất gây
tâm lý nản lòng cho giáo viên; giảm sự nhiệt tình và cũng hạn chế khả năng học hỏi,
sáng tạo của giáo viên. Điều đó cũng có nghĩa là việc dạy học không còn hấp dẫn với
Chính những hạn chế trên, Tỉnh Kiên Giang cần có chính sách trang bị, đầu tư cơ sở vật chất đồng bộ cho các vùng miền, đặc biệt là các vùng khó khăn, vùng sâu,
vùng xa,… Huyện cần đảm bảo các lớp học đạt chuẩn.
Mặt khác, Huyện cần trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phải mang
tính ứng dụng cao, phù hợp với nội dung bài học. Từ đó mới phát huy tính hiệu quả
của thiết bị và không bị lãng phí, phát huy sự sinh động của tiết dạy, cả giáo viên và học sinh hào hứng hơn với bài học. Điều đó khuyến khích giáo viên đầu tư sâu hơn
cho bài giảng của mình sao cho bài giảng vận dụng được những đồ dùng dạy học và làm cho tiết học của mình sôi động hơn, học sinh yêu thích môn học hơn.
Đồ dùng dạy học còn có thể đa dạng hơn, phong phú hơn, thực tế hơn khi ta có
thể vận động chính bản thân giáo viên và học sinh tự làm thông qua các cuộc thi “làm đồ dùng dạy học”,…. Qua những cuộc thi như vậy, giáo viên và học sinh có dịp khám phá sâu hơn, tìm hiểu kỹ hơn nội dung bài học. Giáo viên có dịp trao đổi với
nhau, chia sẻ với nhau những kinh nghiệm trong giảng dạy, cũng như trong công tác
khai thác công ích của đồ dùng dạy học.