L ỜI CẢM ƠN
7. Kết cấu của luận văn:
1.2.2.3 Cơ cấu nguồn nhân lực GD-ĐT
Cơ cấu đội ngũ nguồn nhân lực GD-ĐT bao gồm số: cán bộ quản lý, nhân
viên, chuyên viên kỹ thuật ; số giáo viên các cấp, bậc học trong toàn ngành GD-ĐT. Cơ cấu nguồn nhân lực GD-ĐT được phản ánh qua các chỉ số như :
- Tỉ lệ % cán bộ lãnh đạo quản lý giáo dục, chuyên viên giáo dục, thanh tra
viên từ Bộ /cơ quan ngang Bộ đến Sở , Phòng;
- Tỉ lệ % Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường trung học chuyên nghiệp,
phổ thông.
- Tỉ lệ % Trưởng khoa, phó trưởng khoa các trường cao đẳng, đại học
- Tỉ lệ % cơ cấu loại hình giáo viên các cấp học: Giáo viên Mầm non; Giáo
viên Phổ thông; Giáo viên Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; Giảng viên Cao
đẳng, Đại học và sau đại học.
Trong cơ cấu loại hình giáo viên còn thể hiện cơ cấu giáo viên ở các môn học,
các chuyên ngành được đào tạo trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân . Cơ cấu
nguồn nhân lực GD-ĐT cần phù hợp với từng môn học, chuyên ngành ở các cấp bậc
học trong cả nước.
- Nhân viên kỹ thuật và nghiệp vụ : nhân viên thư viện, nhân viên phòng thí nghiệm, tin học và nhiều loại hình nhân viên nghiệp vụ khác.
- Cán bộ nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu và các cơ sở GD-ĐT
khác.
Cơ cấu nguồn nhân lực GD-ĐT còn phản ánh qua tỉ lệ % giữa nam và nữ; tỉ lệ
Về cơ cấu trình độ nguồn nhân lực GD-ĐT thể hiện ở tỉ lệ % trình độ trung
cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học... là bao nhiêu trong tổng số lực lượng lao động
trong toàn ngành. Hay tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn ở các cấp học là bao nhiêu % trong tổng số lao động. Từ những loại hình cơ cấu đó cho ta thấy tỉ lệ % cơ cấu giữa các
loại hình nhân lực giáo dục đòa tạo cân đối hay không cân đối, phù hợp hay không
phù hợp so với quy mô học sinh, sinh viên, sự phát triển của các cơ sở GD-ĐT.
Do vậy, việc nghiên cứu cơ cấu nguồn nhân lực GD-ĐT để xem tỉ lệ % cơ cấu
nguồn nhân lực này phù hợp hay không phù hợp là phải căn cứ vào quy mô, sự phát
triển của ngành GD-ĐT trong mỗi thời kỳ nhất định. Chẳng hạn việc mở rộng quy mô đào tạo nghề ở Việt Nam hiện nay đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải đảm bảo cân đối
giữa các ngành nghề đang đào tạo như: giáo viên điện tử, giáo viên cơ khí, giáo viên
kỹ thuật, giáo viên tin...
Sự phát triển nguồn nhân lực GD-ĐT đòi hỏi vừa đủ về số lượng, đảm bảo
chất lượng và sự phù hợp về cơ cấu nhân lực, có như vậy mới thúc đẩy sự nghiệp
GD-ĐT phát triển, đáp ứng tốt những yêu cầu đòi hỏi đặt ra của sự phát triển nền
kinh tế của đất nước.