Số lượng nguồn nhân lực ngành Giáo dục-đào tạo

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho ngành giáo dục ở huyện u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 48 - 52)

L ỜI CẢM ƠN

7. Kết cấu của luận văn:

2.3.2 Số lượng nguồn nhân lực ngành Giáo dục-đào tạo

Hiện tại ngành GD – ĐT huyện có 1.012 giáo viên, nhân viên kỹ thuật, nghiệp

điểm trường, dạy 513 lớp học trên địa bàn huyện. Số lượng nguồn nhân lực GD-ĐT

liên tục tăng lên trong nhiều năm trở lại đây.

2.3.2.1. Về đội ngũ giáo viên

Theo số liệu thống kê số giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy ở các cấp học đều tăng. Tính từ năm 2007-2008 số giáo viên các cấp trong huyện là: 652 giáo viên.

Trong đó: giáo viên Tiểu học: 401; giáo viên THCS: 192; giáo viên Mẫu giáo là 11; giáo viên THPT: 48. Số lượng này tăng lên liên tục trong những năm gần đây, với sự phát

triển số lượng học sinh ở các cấp học, nên tỷ trọng giáo viên ở các cấp cũng tăng tương ứng. Cấp tiểu học có lượng giáo viên đông nhất, chiếm hơn 61%, cấp mẫu giáo có tỷ

trọng thấp nhất. TH THCS THPT Mẫu giáo

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng giáo viên các cấp học (%)

Bảng 2.5. Số lượng giáo viên mầm non, phổ thông qua các năm

Đơn vị: người

Năm học Mẫu giáo Tiểu học THCS THPT

2007-2008 11 401 192 48

2008-2009 27 411 232 53

2009-2010 32 428 185 86

2010-2011 37 494 195 79

Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm của Phòng GD-ĐT và 03 Trường THPT

Số giáo viên mẫu giáo tăng lên trong những năm qua đã giải quyết đựơc sự

thiếu hụt về đội ngũ giáo viên ở bậc học này trong huyện. Tính đến năm 2010-2011 số giáo viên Mẫu giáo đã tăng lên và nếu so với định mức 30 trẻ từ 3-5 tuổi/1-1,5 cô giáo, thì hiện tại vẫn đảm bảo theo quy định (năm học 2010-2011 bình quân 1,2 giáo viên / lớp). Hiện có 6/6 xã không có giáo viên mầm non và trường mầm non, chỉ có 2 trường mẫu giáo tiếp nhận các cháu từ 3-5 tuổi. Trong tổng số giáo viên nói trên có 8

giáo viên mẫu giáo ngoài biên chế, chiếm tỉ lệ 21,62% chủ yếu là mới hợp đồng. Số

giáo viên trong biên chế là 29 giáo viên, chiếm khoảng 78,38%.

Số giáo viên khối phổ thông tăng nhanh, chỉ riêng giáo viên THCS tăng giảm không đồng đều giữa các năm nhờ thành tựu trong phổ cập Giáo dục tiểu học và Kế

hoạch hóa dân số. Trong vòng 4 năm vừa qua giáo viên Tiểu học đã tăng hơn 10%, hàng năm tăng từ 2,5%. Số giáo viên THCS tăng thêm không đáng kể, riêng năm học

2008-2009 giảm 20,26% so năm trước do điều chỉnh nâng trường THCS lên trường THPT; giáo viên THPT đã tăng hơn 39,24%, là cấp học có tốc độ tăng nhanh nhất

trong ba cấp, tăng nhanh là do bố trí thêm 01 trường THPT Minh Thuận.

0 100 200 300 400 500 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 Mẫu giáo TH THCS THPT

Biểu đồ 2.6: Quy mô phát triển giáo viên ( người)

Mặc dù số lượng giáo viên ở khối phổ thông tăng lên liên tục, nhưng sự gia tăng này tính đến nay vẫn có sự chênh lệch, không cân đối so với quy mô của học sinh

dẫn đến hiện tượng “thừa, thiếu” về số lượng giữa các bộ môn ở các cấp học.

Tỷ lệ giáo viên/lớp tính bình quân cũng thay đổi trong các năm học từ 2007-

2008 đến 2010-2011 .

Bảng 2.6. Tỉ lệ phân bổ giáo viên/ lớp qua các năm Đơn vị: %

Năm học Mẫu giáo Tiểu học THCS THPT

2007-2008 0,59 1,20 1,44 2,18

2008-2009 1,04 1,24 1,80 2,52

2009-2010 1,07 1,28 1,47 2,46

2010-2011 1,20 1,50 1,64 2,26

Theo quy định của Bộ GD và ĐT, định mức biên giáo viên/lớp ở các cấp như

sau: 22 trẻ em mẫu giáo/01 giáo viên; 1,2-1,5 giáo viên/01 lớp tiểu học; 1,9 giáo

viên/01 lớp trung học cơ sở; 2,25 giáo viên/01 lớp trung học phổ thông. Theo quy

định này, tỷ lệ giáo viên/lớp ở các cấp học trong những năm qua là tương đối phù hợp, tình trạng thừa giáo viên so định mức diễn ra không lớn. Từng cấp học có sự điều chỉnh tăng, giảm hợp lý qua các năm theo biến động của học sinh nên tình trạng

thừa, thiếu giáo viên ở từng cấp học không đáng kể.

Mặc dù định mức biên chế này chưa điều chỉnh phù hợp, và chỉ số giáo

viên/lớp qua các năm ở ba cấp học đã có sự thay đổi nhưng thực tế cho thấy số giáo

viên hiện có ở các cấp học vẫn chưa đạt được theo quy định của Bộ GD-ĐT. Căn cứ

vào số lớp ở từng bậc học và số giáo viên hiện có để quy ra định mức, thì ngành giáo dục của huyện tính đến năm 2010-2011, về số lượng, mẫu giáo thiếu 8 giáo viên, THCS thiếu 24 giáo viên. Riêng khối tiểu học dư hơn 60 giáo viên, THPT dư 06 giáo viên. Đây là vấn đề nan giải, vì so với yêu cầu từng môn học vẫn còn thừa, còn thiếu, đặc biệt là thiếu giáo viên: Nhạc, hoạ, kỹ thuật, thể dục...

Tình trạng thừa, thiếu giáo viên bộ môn vẫn tiếp tục kéo dài do chế độ chính sách

giải quyết số giáo viên dư chưa phù hợp, chưa thỏa đáng và chưa kiên quyết. Sự dôi dư

giáo viên diễn ra không đồng đều giữa các cấp, bậc học như đã nói ở trên.

2.3.2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

Bảng 2.7: Số cán bộ quản lý ở các trường qua các năm

Đơn vị tính: người Năm học Tổng số MG TH THCS THPT 2007-2008 54 2 31 16 5 2008-2009 58 3 34 16 5 2009-2010 60 3 36 14 7 2010-2011 64 3 40 14 7

Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm của Phòng GD-ĐT và 03 Trường THPT

Số cán bộ quản lý giáo dục ở các trường hiện nay có 64 người. Số đội ngũ cán

bộ quản lý giáo dục trong những năm gần đây cũng liên tục tăng lên. Từ năm học

2007-2008 đến năm học 2010-2011 đã tăng ở bậc Mẫu giáo tăng từ 2 người lên 3

người, TH tăng từ 31 người lên 40 gười, THCS giảm từ 16 người còn 14 người, THPT tăng từ 5 người lên 7 người, nguyên nhân do số trường liên tục tăng lên trong những năm qua.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo và Bộ Nội vụ 10 hiện nay, mỗi đơn

vị trường học có 01 Hiệu trường và phó Hiệu trưởng tùy thuộc theo cấp học và hạng

của trường. Cụ thể là: từ mẫu giáo đến THCS đối với trường hạng 1 là 2 người, hạng

2, hạng 3 là 1 người; đối với THPT trường hạng 1 là 3 người, hạng 2 là 2 người và hạng 3 là 1 người. So quy định này, so với quy mô tăng ở các cấp học như hiện nay

thì số cán bộ quản lý giáo dục của huyện còn thiếu, vì hiện tại 29 đơn vị trường đều là hạng 2 và 2 đơn vị hạng 1. Qua khảo sát, đánh giá cán bộ quản lý năm học 2010-2011 cho thấy cán bộ quản lý giáo dục còn thiếu về số lượng, cấp mẫu giáo 1 người, THPT

03 người.

2.3.3. Chất lượng nguồn nhân lực GD-ĐT

Trong những năm qua Bộ GD – ĐT, UBND tỉnh Kiên Giang đã chú trọng đến

việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ nguồn nhân lực GD-ĐT. Nhìn

chung đa số đội ngũ nhân lực GD-ĐT đều tận tuỵ với nghề, có phẩm chất đạo đức tốt,

có ý thức phấn đấu vươn lên, có tinh thần trách nhiệm và quyết tâm tự bồi dưỡng đạt

trình độ chuẩn để đáp ứng những yêu cầu mới về chất lượng GD-ĐT. Các trường đều

có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao tỷ lệ đạt chuẩn, nhất là ở khối phổ thông, hàng năm đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý thường xuyên được bồi dưỡng chuyên đề, đổi mới phương pháp, nâng cao nghiệp vụ sư phạm nhưng kết quả cho thấy vẫn còn sự không đồng đều trong nhận thức của mỗi cá nhân.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho ngành giáo dục ở huyện u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)