Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho ngành giáo dục ở huyện u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 94 - 103)

L ỜI CẢM ƠN

7. Kết cấu của luận văn:

3.3.6 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Thanh tra, kiểm tra là một chức năng có liên quan đến mọi cấp quản lý để đánh giá đúng kết quả hoạt động của hệ thống, đo lường các sai lệch trong quá trình hoạt động so với các mục tiêu và kế hoạch đã định. Kiểm tra là để xác định xem hoạt động có phù hợp với mục tiêu và kế hoạch hay không.

Mục đích của thanh tra, kiểm tra là :

- Xem xét hoạt động của cá nhân hay tổ chức có phù hợp với nhiệm vụ đề ra

hay không.

- Xem xét ưu điểm, thiếu sót và những nguyên nhân tương ứng để kịp thời điều chỉnh quyết định quản lý.

- Xem xét công việc có phù hợp với thực tế hay không, nghĩa là đánh giá tình hình có phù hợp với các nguồn lực hiện có hay không.

- Cuối cùng, qua thanh tra, kiểm tra phát hiện những nhân tố mới giúp cho việc điều chỉnh quyết định, đồng thời phát hiện khả năng tiềm tàng, sáng tạo của cấp dưới để kịp thời bồi dưỡng hoặc điều chỉnh nhân sự. Những yêu cầu mới đối với công tác

cán bộ hiện nay là : « Đánh giá cán bộ phải có quan điểm, nguyên tắc, nội dung và phương pháp đúng đắn. Người đánh giá cán bộ phải có tâm, có tầm, cơ chế đánh giá

cán bộ phải dân chủ, công khai, minh bạch, vì sự tiến bộ của cán bộ, sự lớn mạnh của phong trào. Khắc phục những hạn chế khi thực hiện luân chuyển cán bộ... »

Phòng GD-ĐT Huyện U Minh Thượng cần tăng cường, đổi mới công tác

thanh tra dự giờ chuyên môn, đánh giá tiết dạy, rút kinh nghiệm và đồng thời phải có

sự theo dõi quá trình tiến bộ của giáo viên trong những tiết dạy sau đó. Qua khảo sát 3 trường của Huyện cho thấy có một bộ phận giáo viên có trình độ chuyên môn yếu nhưng không thường xuyên tự trau giồi cũng như cập nhật kiến thức mới, không tự

rèn luyện bản thân, học hỏi từ đồng nghiệp. Một số giáo viên vì bận công việc gia đình, hoặc lo mưu sinh không có thời gian đầu tư cho chuyên môn nên khi dạy chỉ

dạy cho qua, dạy theo những điều chỉ có trong sách giáo khoa, phương pháp nhàm

chám cộng với việc kiến thức chuyên môn không vững sẽ làm ảnh hưởng đến học

sinh và cũng có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của người thầy trong học sinh

cũng như trong dư luận xã hội.

Từ kết quả thanh tra, Huyện cần kiểm tra xử lý nghiêm minh những trường

hợp vi phạm quy định của cấp có thẩm quyền, quy chế chuyên môn. Cần chọn và bồi dưỡng lực lượng cán bộ thanh tra thật có chất lượng cũng như có uy tín trong chuyên môn để có thể khảo sát được chất lượng giảng dạy của giáo viên.

KIẾN NGHỊ

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang đòi hỏi nước ta có một nguồn

nhân lực đa cấp trình độ và chất lượng cao. Chất lượng giáo dục đang đặc trên vai đội

ngữ thầy cô giáo. Các nhà giáo làm nhiện vụ trồng người, cùng với gia đình và xã hội

có trách nhiệm và vinh dự lớn trong giáo dục thế hệ trẻ. Để đáp ứng sự mong mỏi của người dân đối với sự nghiệp trồng người, đòi hỏi đội ngũ thầy cô giáo phải mẫu mực

về đạo đức, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ đang là sự quan tâm lớn của Nhà nước,

ngành giáo dục và xã hội. Vì vậy, việc tăng cường bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giáo

viên về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy, phẩm chất đạo đức và xây dựng

chính sách giải quyết thu nhập cho đội ngũ này yên tâm tập trung hoàn thành nhiệm

vụ cần được giải quyết đồng bộ trong việc xây dựng đội ngũ thầy cô giáo. Xin

khuyến nghị những vấn đề sau :

1. Đối với Chính phủ :

Cần có giải pháp nâng cao chất lượng tuyển sinh vào Đại học, cao đẳng ở các trường Sư phạm, nhằm chọn những sinh viên ưu tú nhất, xuất sắc nhất để làm nhiệm

vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Đồng thời có chế độ, chính sách thỏa đáng để những người thực sự giỏi sẽ cống hiến cho sự nghiệp GD-ĐT của đất nước.

2.Đối với bộ giáo dục và đào tạo :

Cần rà soát các chế độ chính sách thay thế các quy định không còn phù hợp

với tình hình hiện nay, như chế độ định biên nhà giáo, các chế độ lao động, chế độ thù lao vượt giờ,...khi ban hành các chính sách, cần bảo đảm yêu cầu đồng bộ để khả

thi trong thực hiện.

Tham mưu với Chính phủ cần có chế độ tiền lương phù hợp hơn đối với đội

ngũ làm nhiệm vụ trồng người, nhất là những nhà giáo có học vị, học hàm cao. Phát huy mạnh hơn nữa chính sách ưu đãi nhà giáo trong việc giải quyết nhà ở, nhà công vụ.

Chỉ đạo Sở GD-ĐT, ngành giáo dục địa phương đánh giá kết quả về việc giao

quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong thời gian qua, để điều chỉnh

phù hợp.

Thành lập tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo ở các trường sư phạm, các khoa sư phạm, các trường cán bộ quản lý giáo dục và kể cả kiểm định lại nguồn nhân

lực GD-ĐT hiện có.

3. Đối với Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Kiên Giang :

Tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đến năm 2010 và định hướng đến năm

2020.

Thành lập các tổ kiểm định chất lương đào tạo ở các trường Cao đẳng, Trung

học chuyên nghiệp, trường Trung học phổ thông, tăng cường công tác thanh tra kiểm

tra giờ dạy ở các cấp học nhằm đánh giá đúng thực chất năng lực đội ngũ thầy cô giáo

trong tỉnh.

Phối hợp với UBND cấp huyện làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng đội ngũ này một cách hợp lý.

Cần xây dựng kế hoạch thi tuyển giáo viên ở cấp học trung học phổ thông,

không nên xét tuyển như hiện nay.

4. Đối với UBND huyện U Minh Thượng :

Cần xây dựng kế hoạch thi tuyển giáo viên ở các cấp học do huyện quản lý,

Chỉ đạo ngành GD-ĐT huyện tăng cường thanh tra chuyên môn, đổi mới phương

pháp dự giờ ( dự giờ chéo trường) nhằm đánh giá khách quan về trình độ chuyên môn của giáo viên.

Nâng cao trách nhiệm hội đồng giáo dục đánh giá xếp loại viên chức hàng năm đúng thực chất về phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ.

Chỉ đạo ngành GD-ĐT huyện thực hiện tốt việc điều động, luân chuyển cán bộ

quản lý, giáo viên giữa các trường để tránh tình trạng độc đoán chuyên quyền.

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Kiên Giang, tác giả rút ra một số kết luận sau :

1. Vai trò to lớn của nguồn nhân lực trong điều kiện phát triển kinh tế hiện đại là điều đã được lịch sử khẳng định trong các nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội : tài nguyên thiên nhiên, vốn, nguồn nhân lực và khoa học công nghệ thì nguồn nhân lực

giữ vai trò quan trọng vì con người là vốn quý giá nhất, là tài nguyên của mọi tài nguyên. Lịch sử thế giới đã cho thấy ở đất nước nào, thời đại nào biết chăm lo đến con người, sử dụng tốt con người thì đất nước đó, thời đại đó sẽ phát triển, đất nước hưng thịnh. Việt Nam là một nước nghèo và kém phát triển, tài nguyên thiên nhiên đa

dạng nhưng không nhiều và khó khai thác, kỹ thuật còn lạc hậu, nền giáo dục thấp, kém, do đó nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực GD-ĐT nói riêng giữ một

vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội.

2. Đội ngũ giáo viên là nhân tố quan trọng hàng đầu để hoạt động giáo dục,

quản lý nhà trường đạt mục tiêu và có hiệu quả cao. Trong những năm qua ngành giáo dục huyện U Minh Thượng đã đạt một số thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên,

trước thực tiễn đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ của đất nước, nhất là khi nước ta trở thành thành viên của WTO và sự đổi mới để phát triển

nhanh hoạt động giáo dục và đào tạo thì đội ngũ giáo viên của Huyện còn có một số

hạn chế, bất cập: cơ cấu bố trí chưa hợp lý, chưa trang bị đồng bộ về lý luận chính trị,

quản lý nhà nước, trình độ đào tạo về khoa học quản lý giáo dục chưa tương xứng với

yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp

nguyên nhân khách quan, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do chưa bao quát đầy đủ

công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý

nói riêng. Việc quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, bố trí chưa thật khoa học, hợp lý.

3. Phát triển nguồn nhân lực GD-ĐT của huyện nói riêng và của tỉnh Kiên Giang nói chung cần dựa trên cơ sở việc quy hoạch, rà soát, sàng lọc, bố trí sắp xếp

lại cho phù hợp với yêu cầu đổi mới của sự nghiệp GD-ĐT nói riêng và phát triển

kinh tế nói chung, qua đó đẩy mạnh xã hội hoá nhằm đầu tư phát triển nguồn nhân

lực GD-ĐT và cần phải có các chính sách hỗ trợ thích hợp là những giải pháp cơ bản,

quan trọng mang tính toàn diện và có tính chất lâu dài nhằm đảm bảo đủ về số lượng,

nâng cao chất lượng và sự phù hợp về cơ cấu nguồn nhân lực GD-ĐT cho huyện cũng như các vùng trong tỉnh khi mà quy mô các trường, lớp, quy mô học sinh liên tục tăng

PHỤ LỤC

Các phiếu khảo sát, đánh giá

Phiếu 1. Các tiêu chí đánh giá giáo viên

Mức độ đánh giá

Nội dung XS Khá TB Kém

1. Chấp hành chính sách pháp luật của nhà nước

2. Kết quả công tác

3. Tinh thần kỷ luật

4. Tinh thần phối hợp trong công tác

5. Tính trung thực trong công tác

6. Lối sống, đạo đức

7. Tinh thần học tập nâng cao trình độ

8. Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân

Phiếu 2. Ý kiến đánh giá về năng lực thực hiện các chức năng quản lý của

cán bộ quản lý giáo dục

Mức độ đánh giá Chức

năng Nội dung XS Khá TB Kém

Xác định mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ được giao Xác định các biện pháp thực hiện

Xây dựng kế

hoạch Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cho tổ, cá nhân Sắp xếp tổ chức bộ máy nhà trường

Quan tâm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên

Tổ chức

Công tác phối kết hợp

Chỉ đạo hoạt động dạy và học

Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm Xây dựng cơ sở vật chất

Chỉ đạo

Huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường học

Kiêm tra giáo viên Kiêm tra học sinh Kiểm tra cơ sở vật chất

Kiểm

tra

Phiếu 3. Ý kiến đánh giá về yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển

nguồn nhân lực giáo dục

Theo Ông (Bà) những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực

trong lĩnh vực giáo dục Mức độ TT Các yếu tố Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng

1 Do đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên hạn

chế trình độ chuyên môn

2 Chưa có chính sách phù hợp để khuyến

khích học tập nâng cao trình độ

3 Do cơ chế quy hoạch đào tạo

4 Sự quan tâm chỉ đạo của cấp có thẩm quyền

5 Chưa đánh giá đúng vai trò của phát triển

nguồn nhân lực

6 Nhận thức tầm quan trọng của học tập nâng

cao trình độ

7 Chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động,

luân chuyển chưa hợp lý

Ngoài các yếu tố nêu trên, theo ông (bà) còn yếu tố nào khác có ảnh hưởng đến

công tác phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục.

--- --- ---

Phiếu 4. Ý kiến đánh giá đối với cán bộ quản lý Giỏi Khá Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu Xếp loại Nội dung Tổng cộng SL % SL % SL % SL %

Chức năng xây dựng kế hoạch

Chức năng tổ chức

Chức năng chỉ đạo

Chức năng kiểm tra, đánh giá

Phiếu 5. Ý kiến đánh giá của Lãnh đạo phòng Giáo dục và cán bộ quản lý đối với phát triển nguồn nhân lực giáo dục-đào tạo

Mức độ cần thiết Mức độ khã thi Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Khả thi Ít khả thi Không khả thi Các biện pháp đề xuất SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %

1. Tăng cường nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên 2. Thực hiện tốt công tác quy hoạch và chính sách sử dụng CBQL, giáo viên 3. Tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý 4. Hoàn thiện chế độ chính sách, đãi ngộ

5. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra

6. Tăng cường các điều kiện phục vụ công tác

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1997)- Nghị quyết Hội nghị BCH TW

lần thứ khóa VIII-NXBCTQG Hà Nội.

2. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2007)- Quản lý giáo dục, NXB ĐHSP.

3. Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về việc ‘Xây dựng, nâng cao chất

lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục’.

4. Đặng Quốc Bảo (2006) – Phát triển con người và chỉ số phát triển con người, một số kiến giải lý luận và thực tiển trong bối cảnh kinh tế- xã hội hiện nay ở

Việt Nam- Tài liệu giảng dạy lớp cao học Quản lý giáo dục tại Cần Thơ.

5. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề, giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Đặng Hồng Sơn (2008)- Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển

kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang dến năm 2020- Luận văn thạc sỹ.

7. Đỗ Văn Chấn (1998)- Kinh tế học giáo dục, một số vấn đề về phương pháp

luận, Trường cán bô quản lý giáo dục- đào tạo Hà Nội.

8. Học viện hành chính Quốc gia (2000) Quản lý nguồn nhân lực, NXB Giáo

dục, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho ngành giáo dục ở huyện u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 94 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)