Mục tiêu chiến lược phát triển GD-ĐT

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho ngành giáo dục ở huyện u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 73 - 74)

L ỜI CẢM ƠN

7. Kết cấu của luận văn:

3.1.2. Mục tiêu chiến lược phát triển GD-ĐT

- Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với

trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn địa phương; hướng tới một xã hội

học tập phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số

lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực.

- Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế

quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt.

Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng Giáo dục đạo đức, lối

sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc

học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội.

- Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục,

được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú

trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo ; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để

nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.

- Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học. Tích cực chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới...Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng

tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên. Thực hiện bình đẳng về cơ hội học

tập và các chính sách xã hội trong giáo dục.

Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra mục tiêu cụ thể đối với từng cấp học là: Mở

rộng giáo dục mầm non, hoàn thành phổ cập mầm non 5 tuổi. Thực hiện phổ cập giáo

dục tiểu học và trung học cơ sở với chất lượng ngày càng cao. Đối với trung học phổ

thông, thực hiện chương trình phân ban hợp lý, chú trọng hướng nghiệp cho học sinh để tạo điều kiện cho việc phân luồng sau trung học phổ thông.

Để thực hiện mục tiêu đó cần thực hiện một số nhiệm vụ :

- Củng cố nâng cao chất lượng hệ thống các trường Sư phạm, các khoa Sư

phạm, các trường cán bộ quản lý giáo dục, nhất là các trường trọng điểm đào tạo

nguồn nhân lực GD-ĐT có chất lượng cao.

- Tiến hành rà soát, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo

dục để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm đủ số lượng và cân đối về cơ cấu;

nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho nguồn nhân lực GD-ĐT.

- Đẩy mạnh việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục ở các trường Cao đẳng, Đại học sư phạm, các khoa Sư phạm, các trường đào tạo cán bộ

quản lý giáo dục theo hướng hiện tại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

- Xây dựng và hoàn thiện một số chính sách, chế độ đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng và nâng cao chất lượng nhân lực GD-ĐT.

Thực hiện những mục tiêu đó cần có sự phối hợp, nhất trí của Đảng, Nhà

nước, các cấp, các ngành trong đó ngành giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc

thực hiện muc tiêu chiến lược GD-ĐT mà nòng cốt là chiến lược phát triển nguồn

nhân lực GD-ĐT.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho ngành giáo dục ở huyện u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)