Cơ chế, chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp nguồn nhân lực GD-ĐT

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho ngành giáo dục ở huyện u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 28 - 30)

L ỜI CẢM ƠN

7. Kết cấu của luận văn:

1.2.3.3 Cơ chế, chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp nguồn nhân lực GD-ĐT

Để phát triển nguồn nhân lực GD-ĐT cần phải có một cơ chế chính sách thích

hợp bao gồm: chính sách sử dụng, bố trí, sắp xếp... một cách hợp lý; tạo động lực cho đội ngũ nhân lực này phát huy được tính năng động sáng tạo; nâng cao trình độ

chuyên môn nghiệp vụ, quản lý; thu hút được lực lượng lao động khác tham gia vào ngành giáo dục đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp phát triển của đất nước.

Cơ chế chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến

chất lượng nguồn nhân lực GD-ĐT ở mỗi một quốc gia trong mỗi thời kỳ nhất định.

Xây dựng cơ chế chính sách trên cơ sở đặc điểm của mỗi vùng mỗi địa phương phù

hợp với tình hình hiện có sẽ là động lực thúc đẩy phát triển, đồng thời khắc phục được những bất cập về nguồn nhân lực GD-ĐT hiện có, đặc biệt là ở vùng sâu, xa, vùng kinh tế khó khăn. Chẳng hạn việc bố trí luân chuyển sắp xếp nguồn nhân lực

GD-ĐT không căn cứ vào năng lực, trình độ chuyên môn và những phẩm chất khác

của mỗi người; không căn cứ vào nhu cầu đòi hỏi của mỗi địa phương, khu vực sẽ

tâm lý của những người đang theo học ở các trường sư phạm, các trường quản lý giáo

dục.

Để phát huy hiệu quả nguồn nhân lực GD-ĐT nhà nước cần ban hành những

chính sách cần thiết nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực như:

Chính sách tiền lương phù hợp, chính sách phụ cấp ưu đãi, chính sách sử dụng nhân

tài; chính sách trợ cấp cho đội ngũ nhân lực ở những vùng, nơi khó khăn... để nhằm

nâng cao chất lượng, đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới và phát triển nên kinh tế-xã hội.

Ở nước ta hiện nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách như:

Chính sách cải cách tiền lương; Thông tư số 09/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của

Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đặc biệt đối với cán bộ, công chức,

viên chức và lực lượng vũ trang theo; Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-

BLĐTBXH-BTC-UBND ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương

binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc thực hiện chế độ phụ cấp khu vực; Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV - BTC-BLĐTBXH ngày

30/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động -

Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo; Thông tư số 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính quy định

về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục

công lập; Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/9/2006 của Chính phủ về về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng

có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của

Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp... Ngoài ra Nhà nước còn ban hành nhiều chính sách khác nhằm khuyến khích về tinh thần, đãi ngộ về vật chất đối với người thầy: “Phong các danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú; tặng huy chương vì sự nghiệp giáo dục; sinh viên sư phạm được miễn học phí, được cấp học bổng; các trường sư phạm được ưu tiên đầu tư”.... Bộ GD-ĐT đã ban hành tiêu chuẩn

giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở ngành học; tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên và cán bộ quản lý ở các cấp theo chu kỳ ngắn hạn, dài hạn nhằm tạo điều

kiện cho đội ngũ nguồn nhân lực lĩnh vực này có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Cơ chế, chính sách sử dụng phải linh hoạt, hợp lý, đủ mạnh phù hợp với sự

vận hành của nền kinh tế thị trường; tạo được động lực khuyến khích người lao động nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghề nghiệp. Việc bố trí sắp xếp phải căn cứ vào năng lực, trình độ, phẩm chất khác phù hợp với đặc điểm từng vùng, địa phương ở trong mỗi thời kỳ phát triển kinh tế xã hội nhất định. Do vậy cơ chế chính sách

thích hợp sẽ là nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực GD-ĐT.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho ngành giáo dục ở huyện u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)