L ỜI CẢM ƠN
7. Kết cấu của luận văn:
3.1.3. Định hướng phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT của tỉnh Kiên
tỉnh Kiên Giang.
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nền kinh tế tri thức đang đặt ra
yêu cầu ngày càng cao đối với nguồn nhân lực nói chung và nguồn lực GD-ĐT nói
riêng. Tỉnh Kiên giang hiện nay phần đông là lao động chưa qua đào tạo, tỉ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Xuất phát từ yêu cầu phải nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo mà trong đó đội ngũ nhân lực GD-ĐT, đặc biệt là đội ngũ nhân lực GD-ĐT ở các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề sẽ đóng vai trò là nòng cốt
có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh. Để gánh vác được vai trò to lớn đó
nguồn nhân lực GD-ĐT cần phải phát triển, được trang bị sâu rộng những kiến thức
cần thiết, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý cao, có phẩm chất chính trị , đạo đức .... đảm bảo đủ về số lượng, phù hợp cơ cấu loại hình nhân lực, nhất là loại
hình nhân lực GD-ĐT ở những lĩnh vực, ngành quan trọng như: Tin học, Công nghệ,
Kỹ thuật, Quản lý hoặc đội ngũ nhân lực giáo dục ở những ngành nghề đang cần thiết
khác ... Nhằm đáp ứng tốt, kịp thời những yêu cầu trong mỗi giai đoạn của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiếp cận kinh tế tri thức đang đặt ra.
Ở tỉnh Kiên Giang, phát triển nguồn nhân lực GD-ĐT không thể nằm ngoài quy luật vận động khách quan của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Kinh tế thị trường đòi hỏi rất khắt khe đối với nguồn nhân lực GD-ĐT, phát
triển nguồn nhân lực này không chỉ đảm bảo đủ số lượng mà điều quan trọng là chất lượng phải đáp ứng được những biến đổi của nền kinh tế, sự phát triển của khoa học – công nghệ, phải tiếp cận, nắm bắt những công nghệ hiện đại vào hoạt động quản lý,
giảng dạy nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế.
- Phát triển nguồn nhân lực GD-ĐT phải căn cứ vào sự biến động của quy luật cung cầu lao động GD-ĐT trên thị trường, về từng loại hình nhân lực đặc biệt là phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực GD-ĐT ở từng địa phương dưới sự quản lý của nhà
nước. Vì ở tỉnh Kiên Giang hiện nay, đào tạo nguồn nhân lực GD-ĐT ở các trường Cao đẳng sư phạm là dựa trên chỉ tiêu định mức biên chế và nguồn kinh phí của nhà
nước đồng thời căn cứ vào nhu cầu về lao động trên thị trường lao động GD-ĐT và
sự mở rộng của quy mô giáo dục trong từng thời kỳ. Tuy nhiên trước sự biến động
của nền kinh tế thị trường nguồn nhân lực GD-ĐT ở một số loại hình còn có hiện tượng “thừa, thiếu”. Vì vây, việc phát triển nguồn nhân lực GD-ĐT cần phải bám sát,
tuân theo yêu cầu của quy luật cung cầu trên thị trường, đồng thời phải tạo động lực
cạnh tranh để nguồn nhân lực GD-ĐT thông qua cơ chế của mình mà sàng lọc phân
loại chất lượng, đồng thời thông qua đó phát huy tính năng động sáng tạo, nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quản lý.
- Phát triển nguồn nhân lực GD-ĐT phải đảm bảo sự cân đối, đồng bộ về nguồn nhân lực giữa các bậc học:
- Phát triển nguồn nhân lực GD-ĐT phải dựa trên cơ sở của việc tăng quy mô học sinh, sự phát triển của các loại hình trường, lớp ở các cấp, bậc học, các cơ sở
giáo dục phải tương ứng với mỗi thời kỳ nhất định.
Bậc học nào yêu cầu về số lượng, chất lượng sẽ phát triển nguồn nhân lực GD-
ĐT tương ứng với cấp bậc đó. Vùng nào cần số lượng về nguồn nhân lực GD-ĐT bao
nhiêu, chất lượng ra sao thì sẽ cung cấp đủ nguồn nhân lực GD-ĐT theo yêu cầu của vùng đó. Bậc học nào, vùng nào đã đủ về số lượng hoặc ‘thừa, thiếu’ cần đẩy mạnh
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực GD-ĐT và có kế hoạch đào tạo, có chính sách
luân chuyển nguồn nhân lực trong nội bộ của từng vùng cho phù hợp.
Trên cơ sở quan điểm phát triển trên, cần có kế hoạch quy hoạch để phát triển
nguồn nhân lực GD-ĐT theo từng địa chỉ cho phù hợp, cân đối, nhằm đảm bảo được
những yêu cầu đặt ra khi mà quy mô GD-ĐT không ngừng mở rộng, các loại hình
trường, lớp, cơ sở đào tạo ngày một tăng nhanh do yêu cầu của sự phát triển của nền
kinh tế.
Quán triệt quan điểm «Giáo dục là quốc sách hàng đầu »13, «đầu tư cho GD- ĐT là đầu tư cho phát triển» 14. Tỉnh ủy Kiên Giang đã ban hành Nghị quyết số
04/NQ-TU chỉ đạo cho cấp ủy cấp dưới, chính quyền quán triệt phương trâm phát
triển GD-ĐT phải gắn với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, chú trọng
phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm phục vụ cho việc khai thác có
hiệu quả các tiềm năng lợi thế của tỉnh. Trên tinh thần đó, các cấp ủy Đảng, chính
quyền, đòan thể và nhân dân cùng có trách nhiệm chăm lo phát triển GD-ĐT của tỉnh. Song song đó, Tỉnh ủy Kiên Giang cũng chỉ đạo phải quan tâm đầu tư nhiều hơn cho phát triển GD-ĐT ở những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc. Đẩy
mạnh xã hội hóa và thực hiện công bằng trong GD-ĐT. Nhà nước và cộng đồng giúp đở tạo điều kiện cho mọi người đều được học hành, chú trọng phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài. Phấn đấu nâng cao toàn diện chất lượng dạy và học, tạo điều
kiện thuận lợi để mọi người được tham gia học tập để nâng cao trình độ theo kịp sự
phát triển chung của khu vực và cả nước.
Tập trung phát triển mạnh GD-ĐT ở những vùng đồng bào dân tộc và vùng khó khăn, giảm sự chênh lệch về phát triển GD-ĐT giữa các vùng trên địa bàn. Quan
tâm đầu tư đồng bộ cả về cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên,
13
Luật Giáo dục 2005, tr.3.
cán bộ quản lý, từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa các điều kiện dạy và học, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, thực hiện đổi mới chương trình và phương pháp giảng
dạy.
Để triển khai có hiệu quả các mục tiêu Nghị quyết, Tỉnh ủy cũng đề ra các
nhiệm vụ, giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán
bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân về chỉ thị 61 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 40 của Ban Bí thư, Nghị quyết 05 của Chính phủ, Quyết định 20 của Thủ tướng Chính phủ,
thực hiện công bằng trong GD-ĐT, tạo điều kiện cho mọi người được học hành. Thông qua việc rà soát đánh giá đúng thực trạng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý
giáo dục để kiện toàn, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, phù hợp chuyên môn và
năng lực nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu. Đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội, tập trung đầu tư phát triển đồng bộ mạng lưới trường lớp, tăng cường công tác quản lý nhà nước, khắc phục bệnh thành tích và các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước đối với GD-ĐT.
Trên cơ sở Nghị quyết 04/NQ-TU của Tỉnh ủy Kiên Giang, hằng năm UBND
huyện U Minh Thượng xây dựng kế hoạch về việc phát triển GD-ĐT với quan điểm
và mục tiêu định hướng cụ thể phù hợp với điều kiện của huyện. Trong đó tập trung
kiện toàn hệ thống trường lớp ở các cấp học, bậc học ; thành lập thêm các trường ở
những nơi có đủ điều kiện. Kịp thời phát hiện bồi dưỡng học sinh khá giỏi, phụ đạo
học sinh yếu kém, chấm dứt tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp. Tiếp tục thực hiện tốt
cuộc vận động hai không trong giáo dục và vi phạm đạo đức nhà giáo.
Phát huy vai trò các tổ chức đoàn thể trong trường học, đẩy mạnh giáo dục rèn luyện đạo đức lối sống và tinh thần cho học sinh, chủ động ngăn ngừa các tệ nạn xã hội trong trường, tăng cường công tác thanh tra kiểm tra các hoạt động trong trường. Để thực hiện tốt các yêu cầu này UBND huyện chỉ đạo Phòng GD-ĐT, bồi dưỡng nhanh đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và thực sự coi đây là đội ngũ đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương trước yêu cầu nhiệm
vụ giáo dục trong tình hình hiện nay.