Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho ngành giáo dục ở huyện u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 31 - 33)

L ỜI CẢM ƠN

7. Kết cấu của luận văn:

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Huyện U Minh Thượng được thành lập theo Nghị định số 58/2007/NĐ-CP ngày 06/04/2007 của Chính phủ với tổng diện tích tự nhiên là 432,7km2, dân số là 68.076

người, gồm 03 dân tộc chính là : Kinh, Khmer, Hoa. Huyện có 6 đơn vị hành chính cấp xã: Thạnh Yên, Thạnh Yên A, An Minh Bắc, Minh Thuận, Vĩnh Hòa và Hòa Chánh.

Vị trí địa lý của huyện U Minh Thượng được tiếp giáp với các địa phương có

nền nông nghiệp là chủ yếu: Phía Đông giáp huyện Vĩnh Thuận; Phía Tây giáp huyện

An Biên, An Minh; Phía Bắc giáp huyện Gò Quao và phía Nam giáp huyện Thới Bình của tỉnh Cà Mau.

Huyện có Quốc lộ 63 đi qua, là tuyến giao thông huyết mạch vận chuyển hàng

hóa và giao lưu trong và ngoài huyện. Là một Huyện ở xa các trung tâm kinh tế chính

trị và thành phố lớn, cách trung tâm thành phố Rạch Giá về hướng Đông Nam khoảng

55 km; cách thành phố Cà Mau theo Quốc lộ 63 về phía Nam khoảng 70 km. Từ vị trí

của U Minh Thượng cho thấy sự tiếp cận các trung tâm kinh tế, đô thị có nhiều khó khăn. Trong tương lai khi kết cấu hạ tầng cho Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng

bằng sông Cửu Long được tập trung đầu tư, đặc biệt sự kết nối giữa Quốc lộ 63 với

tuyến đường hành lang ven biển sẽ là điều kiện tiền đề phát triển kinh tế - xã hội của

Huyện.

Địa hình của huyện khá bằng phẳng là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất

nông nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung U Minh Thượng là nơi có địa hình thấp, dễ gây

ngập úng trong mùa mưa, có nhiều khó khăn thoát nước, tiêu úng, xổ phèn.

Huyện U Minh Thượng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí

hậu vùng Tây Nam Bộ, chia làm hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến

tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 dương lịch năm sau. Nhiệt độ trung bình

Cơ cấu tài nguyên đất (%) 30,9 9,5 7,0 29,6 23,0 1. Nhóm đất mặn 2. Nhóm đất phèn 3. Nhóm đất tác nhân 4. Nhóm đất than bùn 5. Nhóm đất phù sa châu thổ

380C, biên độ nhiệt dao động giữa ngày và đêm từ 6-70C. Nền nhiệt cao và ổn định quanh năm rất thuận lợi cho phát triển cây trồng và vật nuôi. Lượng mưa trung bình hằng năm đạt 1.437mm. Trong mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa chiếm trên 80% lượng mưa cả năm, làm tăng độ ngập úng trong những năm có lũ đổ về, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp thuộc các vùng trũng của huyện. Xen kẽ trong mùa

mưa là những đợt nắng hạn kéo dài, ảnh hưởng lớn đến sản xuất. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có lượng mưa không đáng kể khoảng 50-60 mm/tháng.

Huyện có hệ thống sông ngòi chằng chịt, thường bị nhiễm mặn vào mừa khô và nhiễm phèn, nên việc sử dụng nước phục vụ cho sản xuất chủ yếu từ nguồn nước mưa và nước từ các sông kênh rạch; nước phục vụ sinh hoạt: trữ nước mưa bằng các lu, ao,

hồ, ..

Là huyện có diện tích rừng Tràm tương đối lớn của tỉnh Kiên Giang với tổng

diện tích 11.068,78 hecta (trong đó, rừng đặc dụng 8.044,8 ha, rừng phòng hộ 1.853,02

ha, rừng sản xuất 1.170.96ha), rừng tập trung chủ yếu tại Vườn quốc gia U Minh Thượng. Tài nguyên rừng ở U Minh Thượng tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ngập nước

úng phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long, là nơi duy nhất trong Vùng và là một trong

những nơi hiếm có trên thế giới còn tồn tại diện tích rừng tràm nguyên sinh trên đất

than bùn rất lớn, khoảng 1.200 hecta.

Theo kết quả khảo sát phân loại đất, trên địa bàn Huyện hiện nay gồm có nhóm đất chính: nhóm đất phù sa châu thổ, nhóm đất phèn, nhóm đất mặn, nhóm đất than

bùn.

- Nhóm đất phù sa châu thổ: có diện

tích lớn nhất với 13.376,67 ha, chiếm 30,91%

diện tích tự nhiên. Đây là loại đất phù sa phát triển, có tầng mặt giàu hữu cơ, loại đất này thích hợp với việc trồng lúa, cây ăn quả và hoa màu.

- Nhóm đất phèn: có diện tích lớn thứ hai, với 12.808,77 ha, chiếm 29,60% diện

tích tự nhiên.

- Nhóm đất mặn: có diện tích lớn thứ ba, với 9.963,48 ha, chiếm 23,03% diện

- Nhóm đất than bùn: có diện tích 4.114,76 ha, chiếm 9,51% diện tích tự nhiên. Hiện nay, hầu hết diện tích đất than bùn là rừng tràm và đây là loại đất phân hủy rất

nhanh khi thiếu độ ẩm và dễ gây cháy.

Huyện U Minh Thượng có tổng diện tích tự nhiên là 43.270,3 hecta. Trong đó,

diện tích đất nông nghiệp là 40.727,3 hecta, chiếm 94,1% tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất phi nông nghiệp là 2520,68 hecta, chiếm 5,8% tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất chưa sử dụng chưa được khai thác triệt để với 22,33 hecta, chiếm 0,1%.

Diện tích đất trồng lúa chiếm tỷ trọng lớn trong nhóm đất sản xuất nông nghiệp,

chiếm 79,2%. Cơ cấu sử dụng đất đai của huyện U Minh Thượng thể hiện sản xuất

nông nghiệp là chính, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, với diện tích đất

nông nghiệp chiếm 94,1%; còn lại diện tích đất phi nông nghiệp chỉ chiếm 5,8% và diện tích đất chưa sử dụng chiếm 0,1%.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho ngành giáo dục ở huyện u minh thượng tỉnh kiên giang (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)