Quỹ lương: Nội dung và quy định hiện hành về các khoản trích theo

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN các CÔNG TRÌNH NGHIÊN cứu, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu về kế TOÁN TIỀN LƯƠNG và các KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG (Trang 30 - 32)

b) Hình thức tiền lương theo sản phẩm

2.1.2. Quỹ lương: Nội dung và quy định hiện hành về các khoản trích theo

lương cấp bậc (hoặc mức lương cấp bậc) và thời gian làm việc thực tế của từng người.

+ Phần tiền lương cịn lại được chia theo kiểu bình cơng chấm điểm. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cấp bậc công nhân không phù hợp với cấp bậc công việc được giao và có sự chênh lệch về năng suất lao động giữa các thành viên trong tập thể.

- Phương pháp 3: Chia lương tập thể theo bình cơng chấm điểm, áp dụng trong trường hợp công nhân làm việc ổn định, kỹ thuật đơn giản, chênh lệch về năng suất lao động giữa các thành viên trong tập thể chủ yếu do thái độ lao động và sức khoẻ quyết định.

2.1.2. Quỹ lương: Nội dung và quy định hiện hành về các khoản tríchtheo theo

lương

2.1.2.1. Quỹ lương

Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng

Thành phần của quỹ tiền lương bao gồm các khoản chủ yếu sau:

-Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc (Tiền lương theo thời gian, tiền lương khoán, tiền lương theo sản phẩm,...)

-Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong phạm vi, chế độ quy định.

-Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc do nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động đi công tác làm nghĩa vụ theo chế độ quy định, thời gian nghỉ phép hoặc đi học

-Các loại tiền thưởng trong sản xuất, các khoản phụ cấp thường xuyên: phụ cấp khu vực, phục cấp trách nhiệm, phụ cấp học nghề, phụ cấp thâm niên...

Để phục vụ cho công tác hạch tốn tiền lương trong doanh nghiệp có thể chia thành 2 loại: Tiền lương chính và tiền lương phụ.

Việc phân chia tiền lương thành tiền lương chính, lương phụ có ý nghĩa quan trọng đối với cơng tác kế tốn và phân tích kinh tế. Tiền lương chính của cơng nhân trực tiếp sản xuất gán liền với quá trinh sản xuất ra sản phẩm và được hạch toản trực tiếp vào chi phí sản xuất. Tiền lương phụ của cơng nhân trực tiếp sản xuất không gắn với từng loại sản phẩm nên được hạch toán gián tiếp và chi phí sản xuất.

2.I.2.2. Bảo hiểm xã hội (BHXH)

BHXH là là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đó đóng vào quỹ BHXH.

BHXH được trích lập bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động phát sinh trong tháng, hay đó chính là số tiền lương phải thanh tốn cho cán bộ cơng nhân viên trong kỳ của doanh nghiệp. Hiện nay, theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích nộp BHXH là 26% trên tổng số lương thực tế phải trả cho cơng nhân viên trong tháng, trong đó 18% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của cơng ty, 8% trừ vào lương trong tháng của người lao động.

-Quỹ BHXH được trích lập nhằm trợ cấp công nhân viên có tham gia đóng góp quỹ trong trường hợp họ bị mất khả năng lao động, cụ thể: +Trợ cấp công nhân viên ốm đau, thai sản.

+Trợ cấp công nhân viên khi bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp. +Trợ cấp công nhân viên khi về hưu, mất sức lao động.

+Chi công tác quản lý quỹ BHXH

Theo chế độ hiện hành, doanh nghiệp khơng nộp tồn bộ số trích BHXH lên cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm mà giữ lại 2% để chi trả kịp thời cho các trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng.

Trong doanh nghiệp, hàng tháng sẽ trực tiếp chi trả BHXH cho cán bộ công nhân viên bị ốm đau, thai sản,... trên cơ sở các chứng từ hợp lệ. Cuối tháng, doanh nghiệp phải quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN các CÔNG TRÌNH NGHIÊN cứu, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu về kế TOÁN TIỀN LƯƠNG và các KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w