Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN các CÔNG TRÌNH NGHIÊN cứu, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu về kế TOÁN TIỀN LƯƠNG và các KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG (Trang 32 - 34)

b) Hình thức tiền lương theo sản phẩm

2.1.2.4. Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)

BHTN là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho những người bị mất việc làm mà đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định. Đối tượng được nhận bảo hiểm thất nghiệp là những người bị mất việc không do lỗi cá nhân của họ.

Đối tượng được nhận bảo hiểm thất nghiệp là những người bị mất việc không do lỗi của cá nhân họ. Người lao động đang cố gắng tìm việc làm và sẵn sàng nhận. Theo quy định của Điều 102 Luật BHXH thì mức đóng BHTN được quy định như sau:

+ Người lao động đóng BHTN bằng 1% tiền lương, tiền cơng tháng. + Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng

+ Nhà nước sẽ hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền cơng tháng đóng BHTN của những người lao động tham gia BHTN (mỗi năm chuyển một lần).

Vậy tỷ lệ trích lập BHTN của doanh nghiệp là 2%, trong đó người lao

động chịu 1% và doanh nghiệp chịu 1% tính vào chi phí.

Đối tượng nhận BHTN là cơng dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ 12 tháng - 36 tháng với người sử dụng lao động có từ 10 lao động trở lên. Công việc mới và luôn luôn nỗ lực nhằm chấm dứt tình trạng thất nghiệp.

2.I.2.5. Kinh phí cơng đồn (KPCĐ)

KPCĐ hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho người lao động thực tế phát sinh trong tháng, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Theo chế độ hiện hành hàng tháng doanh nghiệp trích 2% kinh phí cơng đồn trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cơng nhân viên trong tháng và tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động. Theo quy định hiện hành, số kinh phí cơng đồn trích được thì 1% nộp lên cơ quan cơng đoàn cấp trên, 1% để lại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động của tổ chức cơng đồn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Tiền lương phải trả cho người lao động, cùng các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn, bảo hiểm thất nghiệp hợp thành chi phí nhân cơng trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh.

Ngồi chế độ tiền lương và các khoản trích theo lương. Doanh nghiệp cịn xây dựng chế độ tiền thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiền thưởng nhằm kích thích người lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh gồm có: thưởng thi đua, thưởng nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư, phát minh sáng kiến cải tiến kĩ thuật...

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN các CÔNG TRÌNH NGHIÊN cứu, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu về kế TOÁN TIỀN LƯƠNG và các KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG (Trang 32 - 34)