CHƯƠNG 3 PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ ANNINH HÀNG HẢI
3.4. Các thiết chế quốc tế bảo đảm anninh hàng hải đối với tàu biển, cảng
Các thiết chế quốc tế đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc tạo khuôn khổ pháp lý và cơ chế hợp tác quốc tế cho bảo đảm an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển.
3.4.1. Các thiết chế quốc tế toàn cầu
a. Liên hợp quốc
ln nỗ lực khẳng định vai trị là diễn đàn quốc tế nhằm duy trì hịa bình, an ninh thế giới, giải quyết các tranh chấp và xung đột khu vực cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực giữa các quốc gia thành viên [18].
LHQ đóng một vai trị quan trọng trong bảo đảm an ninh hàng hải, đặc biệt là ban hành các văn bản tạo khuôn khổ pháp lý quốc tế cho tăng cường bảo đảm an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển đặc biệt phải đề cập tới như UNCLOS, Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961, Công ước Viên về chống buôn bán các chất ma túy bất hợp pháp và các chất hướng thần năm 1988... Hội đồng Bảo an liên hợp quốc là cơ quan tích cực trong các hoạt động bảo đảm an ninh hàng hải. Tháng 6 năm 2008, Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 1816 về chống cướp biển và triển khai chiến lược chống khủng bố trên phạm vi toàn cầu. Ngoài ra, năm 2001, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cũng ban hành Nghị quyết 1373 (2001), Nghị quyết 1456 (2003) nhằm kêu gọi các tổ chức, quốc gia cần tăng cường hợp tác để nhận diện mối liên hệ chặt chẽ giữa khủng bố với các hình thức tội phạm có tổ chức khác, trong đó có vận chuyển trái phép chất ma túy, vũ khí hạt nhân hóa học và vật liệu sinh học để có các biện pháp đối phó với các hiểm họa đe dọa an ninh hàng hải này
b. Tổ chức Hàng hải Quốc tế
Là một tổ chức chuyên môn của LHQ, IMO hiện có có 171 quốc gia thành viên và 3 thành viên liên kết (Hong kong, Ma Cao và quần đảo Faroe-Đan Mạch), hoạt động với tơn chỉ “an tồn, an ninh, vận tải hiệu quả và đại dương trong lành”. Việt Nam là thành viên của IMO từ năm 1984.Trong cơ cấu của IMO,
Uỷ ban An toàn Hàng hải (Maritime Safety Committee) là thiết chế quốc tế có vai trị quan trọng trong bảo đảm an ninh tàu biển, cảng biển, thể hiện trên những khía cạnh nổi bật cụ thể sau:
Thứ nhất: ban hành các văn bản pháp lý quốc tế cũng như những hướng dẫn,
khuyến nghị hữu ích cho Chính phủ quốc gia ký kết, chủ tàu, người khai thác tàu, chính quyền cảng và những người liên quan trong việc bảo đảm tăng cường an ninh tàu biển, cảng biển. Các văn bản pháp lý quốc tế do IMO soạn thảo có thể kể đến như Công ước SUA 1988, Công ước FAL 1965, Bộ luật ISPS năm 2001 và các Nghị quyết, khuyến nghị hướng dẫn cụ thể nhằm đấu tranh chống cướp biển, vận chuyển trái phép chất ma túy bằng đường biển, người trốn theo tàu.
Thứ hai là hỗ trợ cho các quốc gia thơng qua chương trình hợp tác kỹ thuật,
các chương trình hội thảo, đào tạo huấn luyện an ninh, từ đó bảo đảm tăng cường an ninh của tàu biển, cảng biển trong vận chuyển quốc tế. Chương trình Hợp tác Kỹ
thuật Hợp nhất (ITCP) của IMO nhằm giúp các nước đang phát triển giải quyết các vấn đề an ninh hàng hải đã tổ chức được hơn 156 cuộc hội thảo cấp khu vực và quốc gia về tăng cường an ninh tàu biển, cảng biển, cung cấp những khóa đào tạo cho khoảng 6.000 với nhiều tài liệu, sách hướng dẫn về an ninh hàng hải. Ngoài ra, IMO cũng xuất bản hàng tháng các báo cáo thống kê tình hình cướp biển cũng như những hành động mà thuyền trưởng và các cơ quan chính quyền quốc gia ven biển đã triển khai trong chống cướp biển.
Thứ ba là hợp tác với các tổ chức quốc tế khác trong tăng cường bảo đảm an
ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trên mọi lĩnh vực. IMO là thành viên tham gia tích cực vào Tổ công tác chống khủng bố (CTITF) của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, phối hợp với Ủy ban FAL, WCO, Văn phòng ma túy và tội phạm của LHQ nhằm ngăn chặn hoạt động vận chuyển trái phép ma túy bằng đường biển, phối hợp với tổ chức lao động quốc tế (ILO) trong việc xây dựng và thông qua tài liệu nhận dạng của người đi biển và cũng như xây dựng Quy tắc thực hành về an ninh tại các cảng nhằm giảm thiểu rủi ro hiểm họa người trốn theo tàu, phối hợp với WCO trong thực thi bản Ghi nhớ năm 2001 và ILO trong Bộ luật thực thi của ILO / IMO về An ninh Cảng năm 2004 nhằm bảo đảm an ninh cảng biển [87,244-256].
c. Tổ chức Hải quan Quốc tế
Được thành lập từ năm 1953, WCO hiện có 177 nước thành viên, là tổ chức quốc tế duy nhất có chức năng gắn kết các vấn đề hải quan tồn cầu. Trong mơi trường hàng hải, nỗ lực của WCO là bổ sung những quy định của IMO trong việc thực thi Bộ luật ISPS nhằm cải thiện an ninh tàu biển, cảng biển. Các sáng kiến của WCO nhằm mục đích cung cấp phương pháp để xác định trước các rủi ro cho hàng hóa vận chuyển trên tàu, cung cấp một mơi trường bảo đảm an ninh cho thương mại hàng hải. Tháng 6 năm 2002 WCO đã thông qua một Nghị quyết để xây dựng Khung tiêu chuẩn An ninh và Tạo thuận lợi cho Thương mại Toàn cầu (SAFE Framework) gồm 17 tiêu chuẩn với mục đích bảo đảm an ninh cho hoạt động thương mại và chuỗi cung ứng và dù khơng có tính bắt buộc nhưng hiện 147 thành viên của WCO đã cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn của SAFE Framework.
Bên cạnh đó, Tổ chức WCO đóng vai trị quan trọng trong việc triển khai Nghị quyết 1373 (2001), Nghị quyết 1456 (2003) của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm phòng ngừa, phát hiện và điều tra đối với các tội phạm xuyên quốc gia như khủng bố, vận chuyển ma túy, vũ khí hạt nhân, người nhập cư bất hợp pháp bằng đường biển, cung cấp thông tin và sự hỗ trợ liên tục , cần thiết cho hải quan
các quốc gia trong thực thi sáng kiến an ninh của các quốc gia.
3.4.2. Các thiết chế khu vực và các tổ chức quốc tế khác
Các thiết chế khu vực là các tổ chức quốc tế mà thành viên là những quốc gia thuộc về một khu vực địa lý nhất định với mục đích giải quyết các vấn đề của khu vực, trong đó có bảo đảm an ninh hàng hải. Các thiết chế khu vực có thể kể đến như Liên minh Châu Âu (EU), Tổ chức các quốc gia Châu Mỹ (OSA), Liên minh Châu Phi (AU) và đặc biệt phải kể đến vai trị của Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á (ASEAN) trong bảo đảm an ninh hàng hải khu vực.
Các thành viên của ASEAN (ngoại trừ CHDCND Lào) đều là quốc gia ven biển và quốc đảo, có lợi ích hàng hải gắn liền với biển Đơng. Do đó, tăng cường bảo đảm an ninh hàng hải luôn là vấn đề ưu tiên của ASEAN. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, ASEAN ln nỗ lực giải quyết các thách thức an ninh hàng hải thông qua những kế hoạch hành động cụ thể như: Kế hoạch hành động ASEAN về đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia năm 1999; Tuyên bố về hợp tác chống cướp biển và các mối đe dọa an ninh hàng hải khác năm 2003; Tuyên bố về tăng cường an ninh giao thông năm 2004; Công ước ASEAN về chống khủng bố năm 2007; Kế hoạch xây dựng cộng đồng an ninh chính trị ASEAN năm 2009, Kế hoạch ASEAN về phịng, chống sản xuất, bn bán và sử dụng ma túy từ năm 2009 đến năm 2015. Đối với vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, ASEAN luôn đề cao các nguyên tắc tơn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hịa bình, tơn trọng luật pháp quốc tế. Tháng 11 năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đơng (DOC) – một văn kiện chính trị quan trọng giúp các bên duy trì hịa bình và an ninh ở Biển Đông. Trước những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, ngày 6/8/2017 tại Manila, Ngoại trưởng các nước ASEAN và Trung Quốc đã thông qua dự thảo khung về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đơng (COC) để có thể bảo đảm hiệu quả hơn hịa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đơng [123, 17-28].
ASEAN ngày càng phát huy vai trò chủ đạo, định hướng xây dựng cấu trúc hợp tác khu vực về an ninh hàng hải, thông qua việc khởi xướng thành lập và dẫn dắt mạng lưới các tổ chức hợp tác khu vực trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác như ASEAN+1, ASEAN+3, Diễn đàn Khu vực ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Hội nghị Quốc phòng ASEAN mở rộng, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Tội phạm xuyên quốc gia; Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN về Ma túy, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và Diễn đàn hàng hải ASEAN mở rộng. Các diễn đàn này đã trở thành những khuôn khổ đối thoại và hợp tác hiệu quả
về xây dựng lịng tin, bảo đảm hịa bình, và an ninh hàng hải khu vực. ASEAN luôn khẳng định bảo đảm hịa bình, an ninh ở Biển Đơng là mối quan tâm chung của khu vực, có vai trị quan trọng trong hình thành một kênh đối thoại an ninh cũng như giúp các nước nhận thức về những thách thức an ninh hàng hải mới. Thơng qua đó, lực lượng chức năng các nước có thể tiến hành trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm trên biển và hỗ trợ giúp đỡ nhau trong việc xây dựng, hoàn thiện và thực thi hệ thống pháp luật về an ninh hàng hải. Ngoài các tổ chức quốc tế khu vực, cịn rất nhiều các tổ chức có thể kể đến như Trung tâm báo cáo về tình hình cướp biển (PRC) đặt tại Ma-lay-xia, Trung tâm An ninh hàng hải khu vực Sừng Châu Phi (MSCHOA), Văn phòng hoạt động thương mại hàng hải Anh tại Dubai (UKMTO), Trung tâm hợp tác chia sẻ thông tin (ISC) là những tổ chức góp phần cung cấp thơng tin cảnh báo tình hình cướp biển trên tồn thế giới, tạo cơ chế hợp tác an ninh hiệu quả giữa các quốc gia, chủ tàu trong đấu tranh chống hiểm họa cướp biển.
Như vậy, an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển được bảo đảm thông
qua hoạt động của rất nhiều các thiết chế quốc tế toàn cầu và khu vực. Hoạt động của các tổ chức quốc tế cùng phối kết hợp với nỗ lực của các cơ quan thực thi pháp luật an ninh hàng hải của các quốc gia đã tạo nên cơ chế hữu hiệu cho bảo đảm an ninh hàng hải trên phạm vi toàn cầu.
Kết luận chương 3
Trong chương này, NCS đã làm rõ quá trình hình thành và phát triển của chế định an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong luật quốc tế. Thực trạng pháp luật quốc tế về an ninh hàng hải được tập trung nghiên cứu với sự phân tích, luận giải khoa học những nôi dụng cơ bản của pháp luật quốc tế về phịng ngừa và ứng phó với các hiểm họa an ninh và những biện pháp để tăng cường an ninh tàu biển, cảng biển trước các hiểm họa tranh chấp chủ quyền và quyền chủ quyền giữa các quốc gia, cướp biển, khủng bố hàng hải, vận chuyển trái phép ma túy bằng đường biển, người trốn theo tàu, có liên hệ với thực tiễn thi hành tại một số quốc gia để thấy được những điểm bất cập tồn tại trong thực tiễn thi hành. Nội dung của chương 3 có giá trị làm tiền đề kết nối với chương 4-Thực tiễn của Việt Nam bởi nó sẽ là cơ sở để đánh giá quá trình nội luật hóa các Cơng ước quốc tế về an ninh hàng hải mà Việt Nam tham gia, đánh giá mức độ tương thích và phù hợp giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế. Thực tiễn thi hành tại một số quốc gia cũng có giá trị tham khảo cho Việt Nam trong đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển của Việt Nam.