CHƯƠNG 3 PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ ANNINH HÀNG HẢI
3.2. Pháp luật quốc tế về ngăn ngừa và ứng phó với các hiểm họa đe dọa an
3.2.1. Tranh chấp chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia
3.2.1.1. Thực trạng pháp luật quốc tế về tranh chấp chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia
UNCLOS là văn bản pháp lý quốc tế có liên quan trực tiếp tới tranh chấp chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia. Mặc dù là bản Hiến chương quốc tế đồ sộ về biển và đại dương nhưng UNCLOS đã khơng phát huy được vai trị tích cực trong việc bảo đảm an ninh hàng hải cho tàu biển, cảng biển khỏi sự đe dọa bởi hiểm họa tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia, bởi trong UNCLOS khơng có các quy định về xác lập chủ quyền lãnh thổ. Theo Công pháp quốc tế, để chứng minh, bảo vệ và giải quyết loại tranh chấp này, các bên liên quan hoặc cơ quan tài phán quốc tế đã dựa vào nguyên tắc “chiếm hữu thật sự” - một nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ hiện đại đang được vận dụng trong khi xem xét giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ thông dụng nhất hiện nay, trong khi UNCLOS khơng có điều khoản nào đề cập đến nguyên tắc này. Thực tế cho thấy, các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia dường như đang bị mở rộng và leo thang một phần do trong Công ước đưa ra quy chế pháp lý về đảo khiến nhiều quốc gia nhìn thấy tiềm năng của đảo trong việc tạo ra các vùng biển đầy đủ như đất liền, để từ đó đưa ra các yêu sách chủ quyền. Thêm nữa, nhiều quy định trong Công ước về cách xác định đường cơ sở, cách xác định các vùng biển, quy chế các vùng biển đặc biệt là vùng đặc quyền kinh tế đã bị nhiều quốc gia cố tình giải thích và áp dụng theo hướng có lợi nhất cho quốc gia của mình để từ tranh chấp chủ quyền mở rộng thành tranh chấp về vùng biển và cạnh tranh trong việc thực thi các chủ quyền và quyền tài phán để củng cố cho yêu sách của mình, từ đó tạo ra mối đe dọa cho an ninh hàng hải [1,3].
Tuy nhiên, ở góc độ lập luận ngược lại, có thể thấy, UNCLOS là một văn bản pháp lý quốc tế nhằm kiềm chế và quản lý các mối đe dọa an ninh hàng hải, bảo đảm an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển, duy trì trật tự trên biển. Đối với các tranh chấp tại Biển Đơng hiện nay, UNCLOS có vai trị vơ cùng quan trọng.
Thứ nhất, UNCLOS cho phép quốc gia ven biển xác lập các vùng biển chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển. Các quốc gia khác cần tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển, do đó những hành vi như quấy rối, đe dọa sử dụng vũ lực đối với tàu thăm dò khảo sát tài nguyên, bắt giữ tàu cá và đơn phương áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá tại vùng đặc quyền và thềm lục địa của quốc gia ven biển là vi phạm UNCLOS. Ngược lại, các quốc gia ven biển cũng cần tôn trọng quyền tự do hàng hải và quyền tự do hàng không của các quốc gia khác.
Thứ hai: Công ước quy định những thực thể địa chất ngồi khơi nào có thể
là đối tượng yêu sách chủ quyền nhằm hạn chế và làm rõ đối tượng của yêu sách chủ quyền lãnh thổ, từ đó giảm nguy cơ tranh chấp trên biển Đông.
UNCLOS chia các thực thể trên biển thành ba loại là: đảo, các bãi nửa chìm nửa nổi và các thực thể chìm. Điều 121 (1) của Công ước định nghĩa rõ đảo được hợp thành từ ba tiêu chí là vùng nước “hình thành tự nhiên”, “có nước bao bọc” và
“nổi lên mặt nước khi thủy triều lên”. Tuy nhiên, có một ngoại lệ quan trọng cho
một số loại đảo theo đó Điều 121(3) quy định “những đảo đá khơng thích hợp cho
con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì khơng có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”. Nói cách khác, đảo đá chỉ có lãnh hải 12 hải lý. Ngoài ra,
mọi hoạt động can thiệp của con người để thay đổi định dạng, cấu trúc tự nhiên của các thực thể sẽ không tạo thành đảo. Những thực thể không nổi khi thủy triều lên, chỉ nổi khi thủy triều xuống thấp là bãi nửa nổi nửa chìm và những thực thể cịn lại, khơng nổi kể cả khi thủy triều xuống thấp chỉ là các bãi chìm, thuộc một phần của thềm lục địa và đại dương. Các bãi cạn lúc chìm lúc nổi khơng phải là đảo và các thực thể này cũng không được phép có bất cứ một vùng biển nào của riêng nó.
Như vậy, các bãi nửa nổi nửa chìm chỉ có thể được sử dụng làm điểm cơ sở cho các đảo trong một số điều kiện được quy định tại điều 7(4) và điều 13 (1) của Công ước và không thể là đối tượng của yêu sách chủ quyền, trừ phi các thực thể này nằm trong 12 hải lý lãnh hải của một đảo [139,183-211].
Ngoài ra, theo quy định tại điều 60 của UNCLOS, việc xây dựng các cơng trình trên các bãi nửa nổi nửa chìm và bãi chìm, có thể tạo ra các đảo nhân tạo nhưng đảo nhân tạo này có địa vị pháp lý khác hoàn toàn đảo với vùng an toàn tối đa chỉ là 500 mét và không thể là đối tượng của yêu sách chủ quyền. UNCLOS
khơng có điều khoản nào về chủ quyền các đảo ngoài khơi. Việc Trung quốc đòi yêu sách lãnh thổ đối với các thực thể nhân tạo mà Trung quốc xây dựng, cải tạo trái phép nhằm thay đổi hiện trạng biển Đông là những hành vi trái với UNCLOS.
Các quy định về quy chế pháp lý đối với đảo, đảo đá, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi chìm ghi nhận trong Công ước được coi là cơ sở pháp lý có thể áp dụng nhằm thu hẹp và làm rõ đối tượng của yêu sách lãnh thổ, từ đó làm giảm những xung đột, tranh chấp giữa các quốc gia trên biển Đông, vốn tiềm ẩn nguy cơ đe dọa đến an ninh của tàu biển, cảng biển.
Cuối cùng, UNCLOS xây dựng nên các quy định về phân định biên giới
biển trong các trường hợp có yêu sách biển chồng lấn, tạo cơ sở pháp lý cho các hành xử phù hợp giữa các quốc gia, từ đó góp phần kiểm sốt và kiềm chế các mối đe dọa an ninh hàng hải.
Trên thế giới còn khoảng 416 tranh chấp về ranh giới biển, thềm lục địa cần được hoạch định, trong đó khu vực Đơng Nam Á có khoảng 15 tranh chấp, tất nhiên người ta khơng tính đến tranh chấp được tạo thành bởi đường biên giới lưỡi bị của Trung Quốc, vì tính chất phản khoa học và hoàn toàn đi ngược lại các tiêu chuẩn của UNCLOS. Công ước đưa ra cơ sở pháp lý để xác định các vùng biển và theo quy định tại điều 74 (3), điều 83 (3), nếu vùng biển của các quốc gia chồng lấn với nhau thì việc phân định sẽ được thực hiện nhằm hướng đến giải pháp công bằng. UNCLOS khơng có quy định về cơ sở lịch sử để yêu sách vùng biển mà chỉ đề cập đến khái niệm vịnh lịch sử, do đó yêu sách các vùng biển phải dựa trên các vùng biển tạo ra từ bờ biển đất liền của các quốc gia ven biển chứ không phải dựa trên cơ sở lịch sử. Những quy định này đặc biệt có ý nghĩa đối với vấn đề tranh chấp yêu sách vùng biển hiện nay của các quốc gia trên biển Đông, cụ thể là việc Trung Quốc đang dùng những cơ sở lịch sử không phù hợp để xác định yêu sách vùng biển.
Như vậy, nếu thực hiện đúng các quy định của UNCLOS, thì các hành vi có nguy cơ tạo ra xung đột nóng giữa các quốc gia tranh chấp, trở thành hiểm họa đe dọa an ninh tàu biển, cảng biển sẽ được kiềm chế, quản lý và kiểm soát.
3.2.1.2. Thực tiễn thi hành pháp luật quốc tế về tranh chấp chủ quyền và quyền chủ quyền giữa các quốc gia trên biển Đơng
Có hiệu lực kể từ ngày 16/4/1994, với 164 thành viên, cho tới nay UNCLOS được đánh giá là một cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng không chỉ giúp các quốc gia quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở biển mà cịn là cơng cụ hữu hiệu để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ biển, đặc biệt là tranh chấp chủ quyền và quyền chủ quyền giữa các quốc gia trên biển Đông.
Các quốc gia thành viên đều cam kết tuân thủ và nội luật hóa UNCLOS vào hệ thống pháp luật của quốc gia. Tinh thần ấy cũng được thể hiện trong Tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông (DOC) được ký kết giữa Trung Quốc với các nước ASEAN vào năm 2002, theo đó các nước có liên quan cam kết tôn trọng UNCLOS, không đưa người lên sinh sống trên đảo không người, trên các cồn, rạn san hô cùng những thực thể khác, tôn trọng tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, kiềm chế không gây căng thẳng trong quan hệ giữa các nước, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hịa bình phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS [101].
Tuy nhiên, thực tiễn thi hành cho thấy, quy định của UNCLOS trong nhiều trường hợp đã không được tuân thủ mà điển hình là Cơng hàm Chính phủ Trung Quốc gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc ngày 7/5/2009 và ngày 14/4/2011, chính thức cơng bố bản đồ ''đường lưỡi bò'' và đòi hỏi: i) chủ quyền đối với toàn bộ các thực thể địa lý bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và lãnh hải 12 hải lý xung quanh các thực thể địa lý đó; ii) các quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, bao gồm quyền riêng biệt đối với việc thăm dò, khai thác và quản lý tài nguyên và quyền tài phán đối với việc quản lý môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển và một số hoạt động sử dụng biển khác. Với việc xác định một "đường đứt khúc 9 đoạn" - một đường duy nhất khơng có vị trí tọa độ, đồng thời gộp vào trong đó tất cả các vùng biển mà Trung Quốc coi đó là vùng biển thuộc quyền quản lý của mình, rõ ràng cho thấy Trung Quốc đã vi phạm các qui định của UNCLOS.
Trung Quốc cũng cố tình diễn giải sai lệch về chế độ các đảo theo Điều 121 của UNCLOS và trên thực tế để củng cố cho yêu sách của mình, Trung Quốc khơng ngừng bồi đắp, mở rộng diện tích trên các thực thể địa lý mà họ đã dùng vũ lực đánh chiếm tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, biến các thực thể này từ chỗ chỉ là các bãi cạn nửa nổi nửa chìm thành “đảo” có người sinh sống, có hoạt động kinh tế, thậm chí trở thành những cơ sở cung cấp dịch vụ hàng hải, khí tượng thủy văn, cứu nạn trên biển để có thể chứng minh rằng các "đảo'' này có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý. Ngoài ra, các đảo nhân tạo phi pháp này còn được qn sự hóa thơng qua hoạt động xây dựng đường băng, căn cứ quân sự nhằm củng cố thế đứng chiến lược và quyền kiểm soát của Trung Quốc trên Biển Đông, tạo nguy cơ đe dọa tự do hàng hải, hàng không và an ninh hàng hải trong khu vực [63]. Năm 2013, Phi-líp-pin đã kiện yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc ra Tòa Trọng tài như một nỗ lực sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS nhằm thách thức căn cứ pháp lý của Trung Quốc ở Biển Đông.
Mặc dù Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố “không chấp nhận cũng như khơng tham gia vào tiến trình trọng tài do Phi-líp-pin đơn phương khởi xướng” nhưng Tịa Trọng tài vẫn tiến hành việc tố tụng theo quy định trong Phụ lục VII của UNCLOS. Sau một quá trình tố tụng theo đúng những quy định của luật pháp quốc tế, ngày 12- 7-2016, Tòa Trọng tài đã đưa ra Phán quyết căn cứ vào Điều 296 của UNCLOS và Điều 11 của Phụ lục VII của UNCLOS.
Phù hợp các giới hạn của cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của Cơng ước, Tồ Trọng tài nhấn mạnh Tồ khơng phán quyết các vấn đề nào liên quan đến chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đất liền và không tiến hành phân định bất kỳ một ranh giới trên biển nào giữa các bên của vụ kiện. Những điểm chính trong Phán quyết của Tòa Trọng tài bao gồm: (1) Trung Quốc khơng có “quyền lịch sử” đối với Biển Đơng; (2) “Đường 9 đoạn” do Trung Quốc tự vẽ ra không phù hợp với UNCLOS; (3) không một thực thể địa lý nào ở Biển Đông là đảo theo định nghĩa cụ thể của điều 121 của UNCLOS và do vậy không được quyền hưởng Vùng Đặc quyền Kinh tế 200 hải lý và vùng thềm lục địa mở rộng [68].
Phán quyết của Tòa trọng tài có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong thực thi pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển bởi phán quyết này lần đầu tiên đã bác bỏ quyền lịch sử của Trung Quốc trong phạm vi đường lưỡi bò, thực chất là bác bỏ đường lưỡi bò, xác định nó khơng có cơ sở pháp lý và cũng bác bỏ luôn cả quyền lịch sử đối với tài nguyên bên trong đường lưỡi bò. Việc Tòa trọng tài bác bỏ “đường 9 đoạn” của Trung Quốc sẽ đồng nghĩa hải quân các quốc gia, trong đó có hải quân Mỹ có thể thực hiện quyền tự do hàng hải qua các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp và kiểm soát (bất hợp pháp). Phán quyết của Tịa trọng tài cũng có giá trị to lớn trong thực tiễn thi hành UNCLOS bởi lần đầu tiên Toà trọng tài đã giải thích rõ ràng thống nhất các định nghĩa về đảo, đá và bãi cạn lúc nổi lúc chìm cũng như quy chế pháp lý của các thực thể đó.
Trên thực tế, Trung Quốc cố tình đánh tráo khái niệm, cố tình giải thích và vận dụng sai các quy định của UNCLOS có liên quan đến chế độ các đảo, quần đảo, quốc gia quần đảo, các bãi cạn, bãi đá… để tuyên bố chủ quyền với các đảo và quần đảo trong “vùng nước lịch sử”, đồng thời yêu sách cho tất cả đảo, đá và quần đảo của mình có đầy đủ chế độ của lãnh thổ đất liền.
Do đó, việc Tịa trọng tài cung cấp các khái niệm pháp lý chính xác rõ ràng cũng như ra phán quyết “khơng một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra
biển như một thực thể thống nhất” được xem là một sự tiến bộ của nhân loại về
mặt pháp lý, khoa học và có ứng dụng tồn cầu nhằm thu hẹp đối tượng của yêu sách chủ quyền và quyền chủ quyền giữa các quốc gia, từ đó góp phần quản lý và kiểm soát các tranh chấp đe dọa tới an ninh hàng hải.
Đối với Việt Nam, phán quyết của Tòa trọng tài đã cung cấp những căn cứ pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đơng trước những tính tốn giải thích và áp dụng sai các quy định của UNCLOS của Trung Quốc. Bất chấp việc Trung Quốc bác bỏ phán quyết PCA, tất cả các cường quốc hàng hải lớn sẽ chấp nhận phán quyết này như một án lệ có ảnh hưởng tới các vụ kiện sau này có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp trên toàn thế giới.