Vai trò của anninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong quan hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong pháp luật (Trang 45 - 47)

2.1. Khái niệm và vai trò của anninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển

2.1.3. Vai trò của anninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong quan hệ

biển trên thế giới; (2) sự khó kiểm sốt đường biên giới do phạm vi rộng lớn của biển và (3) hoạt động tội phạm trên biển nhiều khi xảy ra ở những vùng biên giới giáp ranh giữa các quốc gia, thậm chí xảy ra ở biển cả, nơi khơng thuộc chủ quyền và quyền tài phán của bất cứ quốc gia nào. Chính những yếu tố này đã tạo nên một môi trường lý tưởng cho các hoạt động tội phạm xuyên quốc gia.

Tính xuyên quốc gia của an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển đặt ra yêu cầu hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trên mọi lĩnh vực từ hợp tác hải quân, tổ chức các cuộc tuần tra, tập trận chung đến chia sẻ thơng tin tình báo, kinh nghiệm thực tập, đào tạo, huấn luyện an ninh nhằm ngăn ngừa và ứng phó với các hiểm họa. Trên thực tế, sự thành cơng của nhiều chương trình hợp tác quốc tế nhằm tăng cường bảo đảm an ninh cho tàu biển, cảng biển là những minh chứng rõ nét nhất cho đặc điểm này, có thể kể đến như Sáng kiến An ninh Eo biển Malacca (MSSI), chiến dịch Eunavfor Atlanta của Eu hay hoạt động của Lực lượng biển hỗn hợp (CMF) của Hoa Kỳ [97,163]. Trong Báo cáo của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc năm 2008 cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế về bảo đảm an ninh hàng hải khi Báo cáo cho rằng an ninh hàng hải là một trách nhiệm chung và đòi hỏi một tầm nhìn mới về an ninh tập thể.

Nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển có ý nghĩa giúp các quốc gia trong việc hoạch định cơ chế, chính sách, chiến lược và các biện pháp triển khai phù hợp nhằm tăng cường bảo đảm an ninh hàng hải cho tàu biển, cảng biển.

2.1.3. Vai trò của an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong quan hệ quốc tế quốc tế

An ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển phản ánh sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và cộng đồng quốc tế trong bối cảnh tồn cầu hóa. Các quốc gia dù có biển hay khơng có biển đều đang chịu sự tác động của các hiểm họa đe dọa an ninh và đứng trước yêu cầu cần hành động để bảo đảm an ninh tàu biển, cảng biển. Vì vậy, an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển có vai trị tích cực cả trên phương diện lý luận và thực tiễn thương mại toàn cầu.

Thứ nhất: an ninh hàng hải ghi nhận sự tồn tại của một thuật ngữ mới trong

niệm an ninh hàng hải xuất hiện trong lịch sử từ thời cổ đại với ý nghĩa là sự tự do khỏi mối nguy hiểm tác động đến hoạt động vận tải biển mà chủ yếu là cướp biển. Tuy nhiên, cùng với tầm quan trọng ngày càng tăng của các vấn đề an ninh phi truyền thống trong lĩnh vực hàng hải từ những năm 1990, khái niệm an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển đã xuất hiện với tư cách là một khái niệm về hoạch định chính sách an ninh toàn cầu.

Thứ hai: an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển góp phần hình thành nên quan điểm tổng thể trong nhận thức và hành động của các quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế đối với vấn đề toàn cầu. Tăng cường hợp tác quốc tế sâu rộng trên mọi lĩnh vực nhằm đối phó với các hiểm họa đe dọa an ninh hàng hải đã trở thành xu thế tất yếu và như một giải pháp để bảo đảm an ninh toàn cầu.

Thứ ba: an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển giúp khẳng định vai trò của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc và Tổ chức hàng hải quốc tế trong việc xử lý các vấn đề toàn cầu và khu vực. Các tổ chức quốc tế không chỉ tạo lập hệ thống các văn bản pháp lý với những quy định, khuyến nghị cụ thể và còn là trung tâm phối hợp hành động giữa các quốc gia cũng như thúc đẩy các quốc gia trong việc nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến bảo đảm an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển.

Thứ tư: an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển đòi hỏi phải nâng cao

nhận thức về luật pháp quốc tế bởi an ninh hàng hải luôn bị đe dọa từ nhiều hiểm họa có tính tồn cầu và cần sự điều chỉnh của luật pháp quốc tế như một công cụ tạo cơ sở pháp lý cho hợp tác quốc tế và góp phần đẩy lùi hiểm họa. Do đó, an ninh hàng hải đối với tàu biển cảng biển khi được ghi nhận và điều chỉnh bằng luật pháp quốc tế sẽ ràng buộc trách nhiệm giữa các quốc gia. Tuân thủ luật pháp quốc tế là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của bảo đảm an ninh hàng hải đối với tàu biển cảng biển, đặc biệt trong việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyền và quyền chủ quyền giữa các quốc gia.

Thứ năm: an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển có một vai trị quan

trọng trong thúc đẩy tăng trưởng thương mại tồn cầu thơng qua hoạt động vận tải biển quốc tế. Trong thời đại tồn cầu hóa hiện nay, vận tải biển góp phần liên kết các nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách về khơng gian địa lý nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, thúc đẩy thương mại phát triển. Với hơn 80% hàng hóa xuất nhập khẩu trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển, trong đó, 30% lượng hàng hóa vận chuyển qua biển Đông, nền kinh tế thế giới phụ thuộc vào an ninh của hệ thống giao thông vận tải biển. Nếu khơng tạo được mơi trường an ninh

và ít rủi ro, vận tải biển vẫn có thể bị thay thế bởi những phương thức vận tải khác an toàn hơn dù giá cả cao hơn. Do đó, nếu an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển không được bảo đảm, sẽ gây tốn kém chi phí cho các hãng tàu, các cơ quan quản lý Nhà nước khi phải đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất cho việc bảo đảm thực thi kế hoạch an ninh tàu biển và cảng biển. Việc tăng cường an ninh tại các cảng biển sẽ kéo theo nhiều luật lệ và thủ tục làm mất thời gian, chí phí cho các hoạt động thơng quan, bốc xếp hàng hóa, từ đó tăng cao chi phí giá thành trong sản xuất kinh doanh, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nhận thức đúng đắn vai trị của an ninh hàng hải sẽ góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách, pháp luật cân nhắc, lựa chọn các giải pháp cũng như bảo đảm nguồn tài chính cần thiết cho hoạt động bảo đảm an ninh hàng hải.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong pháp luật (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)