Mối quan hệ giữa anninh hàng hải đối với tàu biển cảng biểnvà an

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong pháp luật (Trang 59 - 62)

2.3. Anh ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong mối quan hệ với an

2.3.1. Mối quan hệ giữa anninh hàng hải đối với tàu biển cảng biểnvà an

hàng hải

Trong từ điển Tiếng Việt, an toàn được hiểu là sự n ổn, khơng cịn sợ tai

họa hay sự tương đối tự do khỏi nguy hiểm hoặc nguy cơ gây tổn hại, thương tích, mất mát cho người hay tài sản, dù là do cố tình hoặc do tai nạn [81].

Trong lĩnh vực hàng hải, ý niệm về an toàn xuất hiện từ rất sớm. Các ghi nhận đầu tiên về an toàn hàng hải được đề cập tới trong Bộ luật Babylon của Hammurabi, đặc biệt liên quan đến vấn đề tránh đâm va [112,19]. Thảm họa chìm tàu Titanic năm 1912 khiến hơn 1.500 hành khách bị thiệt mạng đã đẩy mạnh quá trình tạo ra các tiêu chuẩn an tồn trong hàng hải quốc tế, thúc đẩy hội nghị quốc tế về an toàn hàng hải, tổ chức tại Luân Đôn với sự tham gia của 13 nước, đánh dấu sự ra đời vào ngày 20/1/1914 của Cơng ước quốc tế về an tồn sinh mạng người trên biển trên biển, gọi là SOLAS – 1914, có hiệu lực vào năm 1919.

Với đòi hỏi ngày càng cao về sự đảm bảo an toàn trong khai thác tàu biển cũng như bảo vệ môi trường trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của đội tàu thế giới, đặc biệt là đội tàu treo cờ thuận tiện, chương IX của SOLAS 1974 đã được bổ sung mới, với các yêu cầu về quản lý an toàn khai thác tàu. Cùng thời gian đó, tháng 11 năm 1993, tổ chức IMO đã thơng qua Bộ luật quản lý an tồn quốc tế (ISM) nhằm cụ thể hóa các yêu cầu của chương IX-SOLAS 1974 như một chuẩn mực quốc tế về cơng tác quản lý tàu nhằm đảm bảo an tồn và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.

An ninh hàng hải và an toàn hàng hải là hai khái niệm có mối quan hệ mật thiết và thường gắn liền trong một chế định pháp luật bởi chúng chia sẻ mục tiêu chung và củng cố lẫn nhau. Ban đầu, trong Công ước SOLAS 1974, nội hàm thuật ngữ an toàn và an ninh được hiểu đồng nhất. Sau này, Cơng ước đã có sự tách biệt trong đó chương IX về quản lý an toàn và bổ sung chương XI về các biện pháp tăng cường an ninh hàng hải.

Một số học giả như James Kraska và Raul Pedrozo cho rằng khơng nên tách biệt giữa an tồn và an ninh hàng hải khi nội hàm hai khái niệm này có một sự giao thoa đồng nhất bởi “một không gian biển được bảo đảm an ninh chắc chắn sẽ là

một khơng gian an tồn và một chế độ hàng hải ưu tiên cho an tồn sẽ ít bị tác động tổn thương bởi các hiểm họa an ninh. Tăng cường an toàn hay an ninh trong lĩnh vực hàng hải đều tạo ra các lợi ích xếp tầng, nhằm hình thành một trật tự công cộng của đại dương” [143,59].

Christian Bueger lại cho rằng, an toàn là một bộ phận cấu thành trong tổng thể mở rộng của khái niệm an ninh. Sự mất an tồn của ngành cơng nghiệp vận tải

biển, các hãng tàu và thuyền viên của họ đang bị đe dọa bởi bởi các hiểm họa an ninh như cướp biển, khủng bố và ngược lại chính thuyền viên cũng là những thủ phạm khi họ tham gia vào các hoạt động tội phạm trên biển [94,14].

Trong khi đó, nhiều học giả lại ủng hộ quan niệm nội hàm khái niệm an ninh hẹp hơn nội hàm khái niệm an tồn, nó là một bộ phận của an toàn bởi an ninh trước hết là tình trạng an tồn, khơng bị đe dọa bởi các hiểm họa [163]. Do đó, mất an ninh nghĩa là không an tồn. Nhưng ngược lại, khơng an tồn khơng có nghĩa là mất an ninh. Ví dụ như một thủy thủ khơng tn theo quy tắc an toàn lao động (quên đi ủng chống trượt khi đi trên sàn boong tàu) gây mất an tồn nhưng nó khơng đe dọa đến an ninh của tàu.

Trong báo cáo năm 2008 của tổng thư ký liên hợp quốc gửi tới Hội đồng Liên hợp quốc với tiêu đề “Đại dương và luật của biển” đã phân biệt rõ hai khái niệm này khi đưa ra hai định nghĩa theo đó “an tồn hàng hải là những giải pháp

phòng ngừa và giảm thiểu tới mức thấp nhất các tai nạn xảy ra trên biển” còn “an ninh hàng hải là sự kết hợp giữa những giải pháp phịng ngừa và ứng phó nhằm bảo vệ lĩnh vực hàng hải chống lại các hiểm họa và các hành vi cố ý bất hợp pháp trên biển”[194,23].

Từ sự phân tích trên, có thể thấy an ninh hàng hải và an toàn hàng hải đối với tàu biển, cảng biển có mối quan hệ giao thoa, có phần trùng khớp và có phần khác biệt. Theo quan điểm của tác giả, an tồn hàng hải có sự khác biệt cơ bản với an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trên những khía cạnh sau:

Thứ nhất: Các hiểm họa an toàn hàng hải rất nhiều, có thể xuất phát từ

chính q trình quản lý vận hành khai thác tàu biển. Bất cứ một sai sót của thuyền viên, thuyền trưởng, hoa tiêu trong các hoạt động nhận nguyên liệu, làm hàng, trực ca, hoạt động chuẩn bị cho tàu đi biển, tàu đến và rời cảng đều có thể gây tai nạn, sự cố mất an toàn hàng hải. Hiểm họa gây mất an tồn cũng có thể xuất phát từ chính nội tại con tàu khi con tàu đó khơng đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật, tồn tại các khiếm khuyết dẫn đến cháy nổ, đâm va, tai nạn hàng hải trong quá trình vận hành. Trong khi đó, các hiểm họa an ninh hàng hải thường đến từ bên ngoài tàu biển, cảng biển được gây ra bởi các hành vi cố ý bất hợp pháp của con người như cướp biển/cướp có vũ trang, khủng bố, vận chuyển trái phép chất ma túy, người trốn theo tàu hay các tranh chấp về chủ quyền và quyền chủ quyền giữa các quốc gia.

Thứ hai: cơ sở của hoạt động quản lý an toàn hàng hải là việc xây dựng một

hệ thống quản lý an tồn với các quy trình ứng phó sự cố trên bờ, quy trình ứng phó sự cố trên tàu, quy trình thơng tin liên lạc, quy trình sốt xét báo cáo sự khơng phù

hợp và khắc phục các khiếm khuyết. Trong khi đó, cơ sở của hoạt động quản lý an ninh hàng hải chủ yếu là việc triển khai các kế hoạch an ninh tàu biển, kế hoạch an ninh cảng biển đã được Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhằm ứng phó với các cấp độ an ninh xảy ra trên thực tế.

Thứ ba: an toàn hàng hải là trách nhiệm dân sự mà sự thành cơng của nó dựa trên sự nỗ lực các cơng ty vận tải biển, của chủ tàu và người khai thác tàu trong việc xây dựng và thực thi các quy trình mang tính kỹ thuật nghiệp vụ để quản lý an tồn khai thác tàu. Ngành cơng nghiệp tàu biển đóng một vai trị quan trọng trong an tồn hàng hải với những địi hỏi như tàu phải được thiết kế, đóng mới an tồn, có hệ thống trang thiết bị thích hợp, hệ thống kết nối thơng tin đạt tiêu chuẩn và thủy thủ đoàn được đào tạo huấn luyện, thực tập tốt về an tồn. Trong khi đó, bảo đảm an ninh hàng hải đòi hỏi những giải pháp phòng ngừa và ứng phó với các cấp độ an ninh có thể được thực thi trên cơ sở pháp luật bởi cả trách nhiệm dân sự và quân sự, trong đó nhiều trường hợp, sự hiện diện của hải quân là những đòi hỏi bắt buộc.

Thứ tư: bảo đảm an toàn hàng hải chủ yếu thuộc về trách nhiệm của các cơ

quan quản lý nhà nước, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trị kiểm tra của chính quyền nhà nước cảng biển đối với tàu biển nước ngoài khi hoạt động tại vùng biển quốc gia nhằm ngăn ngừa các tàu dưới tiêu chuẩn gây nguy cơ về mất an tồn và ơ nhiễm môi trường biển. Hiện nay, để đảm bảo sự thống nhất trong thủ tục và tiêu chuẩn kiểm tra cũng như giải quyết triệt để các khiếm khuyết, tại một số các khu vực trên thế giới, các quốc gia đã thành lập tổ chức Kiểm sốt của Chính quyền cảng theo khu vực và ký kết bản ghi nhớ về kiểm sốt của chính quyền cảng (MOU). Trong khi đó, tham gia bảo đảm an ninh hàng hải là sự phối hợp hoạt động của nhiều cơ quan chức năng như Cục hàng hải, Cục đăng kiểm, cảng vụ, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, hải quan và trong nhiều trường hợp có sự tham gia của lực lượng hải quân nhằm đấu tranh chống lại các loại tội phạm trên biển.

Thứ năm: An toàn hàng hải thường nhấn mạnh đến vai trò của tổ chức IMO trong đó có Uỷ ban An tồn hàng hải với nhiệm vụ chủ yếu thúc đẩy sự hợp tác giữa các chính phủ trong lĩnh vực kỹ thuật, tiến tới thống nhất ở mức cao nhất các tiêu chuẩn về an tồn hàng hải. Trong khi đó an ninh hàng hải được cộng đồng quốc tế quan tâm nhiều hơn với ý nghĩa là một bộ phận của quan hệ an ninh quốc tế, đòi hỏi sự hợp tác sâu rộng giữa các quốc gia và sự tham gia của các thiết chế quốc tế, đặc biệt phải kể đến là LHQ, IMO, tổ chức hải quan quốc tế cũng như các tổ chức khu vực như Cộng đồng chung Châu Âu, Liên minh Châu Phi, tổ chức các quốc gia Châu Mỹ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Như vậy, phần khác biệt rõ nét giữa an toàn hàng hải và an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển là an toàn hàng hải chủ yếu đề cập đến tại nạn, đâm va, phịng ngừa ơ nhiễm mơi trường trong khi an ninh hàng hải lại chủ yếu đề cập tới các hành vi tội phạm đối với tàu biển, cảng biển. Nghiên cứu mối quan hệ giao thoa giữa an toàn và an ninh hàng hải, trong đó chỉ ra phần khác biệt là cần thiết nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách và pháp luật giải quyết chính xác những vấn đề không phải là an ninh hàng hải [86,63].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong pháp luật (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)