Mối quan hệ giữa anninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biểnvà an

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong pháp luật (Trang 62 - 66)

2.3. Anh ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong mối quan hệ với an

2.3.2. Mối quan hệ giữa anninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biểnvà an

quốc gia

An ninh quốc gia là “sự ổn định, phát triển bền vững về chính trị, kinh tế,

văn hóa, xã hội và biên giới, lãnh thổ của một quốc gia” [43,43]. Định nghĩa trên

đã bao quát được các lĩnh vực cấu thành của an ninh quốc gia trên cả phương diện đối nội và đối ngoại, cho thấy an ninh quốc gia là yếu tố cốt lõi bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của quốc gia từ trong lịch sử, hiện tại và tương lai.

Tuy nhiên, định nghĩa trên chỉ phù hợp trong bối cảnh quan hệ quốc tế thời kỳ chiến tranh lạnh với khái niệm an ninh truyền thống nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, thể chế và giá trị của đất nước trước các mối đe dọa từ bên ngồi bằng tấn cơng quân sự. Cùng với sự phát triển trong nhận thức của con người, nội hàm khái niệm an ninh quốc gia không ngừng được mở rộng với sự xuất hiện của khái niệm an ninh phi truyền thống theo đó an ninh quốc gia không chỉ giới hạn trong lĩnh vực quân sự, ngoại giao (an ninh truyền thống) mà gồm cả an ninh kinh tế, tài chính, xã hội, sinh thái, nhân văn, lương thực, năng lượng (an ninh phi truyền thống); đồng thời cũng khơng chỉ giới hạn ở mục tiêu bảo vệ tồn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia (an ninh truyền thống) mà còn bao gồm cả bảo vệ con người, cộng đồng và nhân loại trong bối cảnh liên kết quốc tế (an ninh phi truyền thống) [65,14]. An ninh hàng hải đối với tàu biển cảng biển có mối quan hệ phụ thuộc với an ninh quốc gia, thể hiện trên các khía cạnh:

Thứ nhất: an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển luôn được coi là một bộ phận nằm trong tổng thể chiến lược an ninh quốc gia, phản ánh chiến lược an ninh quốc gia.

Có thể thấy rõ mối quan hệ đó thơng qua chiến lược an ninh hàng hải của một số quốc gia điển hình như chiến lược “Vành đai - Con đường" của Trung Quốc, chiến lược "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" của Mỹ, Nhật bản, Ấn Độ, Úc hay chiến lược tiến xuống phía Nam, quay trở lại Thái Bình Dương của Nga. Bản chiến

lược an ninh hàng hải của Anh nhấn mạnh: “chiến lược an ninh hàng hải quốc gia

năm 2014 là sự bổ sung cho chiến lược an ninh quốc gia năm 2010 với mục tiêu đưa nước Anh trở nên thịnh vượng, an tồn bằng cách duy trì quyền tự do hàng hải, giảm thiểu các mối đe dọa an ninh quốc gia và khai thác tối đa các tiềm năng từ biển” [193,5].

Trong bản Chiến lược quốc gia về an ninh hàng hải của Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh an ninh hệ thống tàu biển, cảng biển một bộ phận thiết yếu của Chiến lược Quốc gia về an ninh hàng hải. Việc tạo ra và duy trì an ninh trên biển là cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ, tăng cường sự ổn định toàn cầu và đảm bảo quyền tự do hàng hải theo hướng vì lợi ích của tất cả các quốc gia [143,267].

Thứ hai: lợi ích của an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trở thành

lợi ích cốt lõi của an ninh quốc gia, trở thành mục tiêu mà chính sách an ninh quốc gia theo đuổi.

Trung quốc đang thực thi chiến lược an ninh quốc gia, đưa Trung quốc trở thành cường quốc biển thông qua các hoạt động quân sự hóa lực lượng hải quân, xây dựng căn cứ quân sự, bồi đắp, cải tạo trái phép các đảo nhân tạo nhằm tuyên bố chủ quyền và kiểm sốt tuyến hàng hải huyết mạch trên biển Đơng. Trong khi đó, bản chiến lược an ninh quốc gia mới được công bố của Mỹ năm 2017 đã xem sự cạnh tranh của cường quốc Trung Quốc là trọng tâm của an ninh quốc gia Mỹ, là "đối thủ" đang tìm cách làm xói mịn an ninh và thịnh vượng của Mỹ bởi những nỗ lực của Trung quốc trong việc xây dựng và qn sự hóa các tiền đồn ở Biển Đơng đã uy hiếp dòng chảy tự do của thương mại, đe dọa chủ quyền của các quốc gia khác, đe dọa an ninh hàng hải trong khu vực và hạn chế sự tiếp cận của Mỹ ở biển Đông – một khu vực vốn được Mỹ coi là có lợi ích cốt lõi.

Thứ ba: Nhà nước là chủ thể bảo đảm cho an ninh quốc gia trong đó có an

ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển. Do đó, khi Nhà nước không bảo đảm được an ninh quốc gia cũng đồng nghĩa với việc an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển tại quốc gia đó khơng thể duy trì.

Mối quan hệ biện chứng này được minh chứng qua thực tiễn tại một số quốc gia thất bại (Failed State), vốn được hiểu là quốc gia không thể thực hiện được quyền kiểm sốt đối với lãnh thổ, khơng đảm nhiệm được các chức năng hành chính và tổ chức cần thiết nhằm quản lý dân cư và tài nguyên quốc gia [39,18]. Quốc gia đó sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn, vơ chính phủ, nội chiến, cơng dân khơng cịn tin vào tính chính đáng của Chính phủ.

sụp đổ và nội chiến bùng phát khiến hơn 3.300km chiều dài bờ biển và lãnh hải của quốc gia với trữ lượng cá lớn nhất thế giới đã khơng được quản lý và nhanh chóng bị khai thác tự do bởi các đội tàu đánh bắt nước ngoài. Cướp biển So-ma-lia được ban đầu vốn là những người dân làng chài nghèo khó, tấn cơng tàu cá nước ngoài để bảo vệ lãnh thổ cho tới khi chính quyền thống nhất trở lại. Tuy nhiên việc dễ dàng lấy được tiền chuộc từ các tàu cá nước ngoài đã khiến cướp biển ngày càng gia tăng đặc biệt trong giai đoạn năm 2008- năm 2011. Hoạt động của cướp biển So-ma- liacũng cho thấy mối liên hệ với các chiến binh Hồi giáo So-ma-lia, bao gồm cả nhóm cực đoan Al-Shabab, bắt đầu sử dụng cướp biển để quyên tiền cho cuộc nổi dậy không ngừng của họ chống lại chính phủ So-ma-lia.

Tình trạng hỗn loạn, vơ chính phủ tại các quốc gia thất bại này thường đe dọa tới an ninh quốc gia của các nước láng giềng, đặc biệt là dòng người tị nạn tràn qua biên giới. Cuộc nội chiến ở Syria và một số quốc gia Châu phi đã dẫn đến dòng người tị nạn tới châu Âu bằng đường biển lên tới 800.000 người, kéo theo nhiều hệ lụy cho việc bảo đảm an ninh quốc gia nói chung và an ninh hàng hải nói riêng. Các quốc gia thất bại cũng có thể trở thành nơi chứa chấp các phần tử tội phạm buôn bán ma túy, vũ khí, bn bán người, khủng bố, mà trường hợp Afghanistan dưới thời chính quyền Ta-li-ban cung cấp nơi ẩn náu cho Al-Qaeda và trùm khủng bố Osama Bin Laden là một ví dụ điển hình.

Như vậy, khơng thể có an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển khi mà an ninh quốc gia không được bảo đảm. Do đó, an ninh hàng hải luôn được coi là một bộ phận phụ thuộc gắn liền với an ninh quốc gia.

Tuy nhiên an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển cũng có tác động ngược trở lại với an ninh quốc gia. Một hải cảng sầm uất của quốc gia bị tê liệt, giao thông vận tải biển bị ngừng trệ bởi hành vi khủng bố hàng hải, một con tàu quốc gia bị cướp biển tấn cơng, cướp bóc hàng hóa trên tàu, bắt cóc con tin đòi tiền chuộc hay việc vận chuyển trái phép ma túy bằng đường biển qua cảng biển của một quốc gia hoặc người trốn theo tàu bất hợp pháp tiếp cận vào biên giới quốc gia đều có tác động phủ định tới an ninh quốc gia, gây mất ổn định cho quốc gia trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Bên cạnh đó, vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia là một bộ phận cấu thành lãnh thổ của quốc gia nên khi an ninh các tuyến đường vận tải biển của quốc gia bị đe dọa bởi hành vi cố ý bất hợp pháp của các quốc gia khác cũng đồng nghĩa với việc mất an ninh quốc gia và cao hơn quốc gia đó có thể bị mất quyền kiểm sốt một phần dân cư và lãnh thổ của mình.

ninh quốc gia, nhìn rộng hơn nó có tác động tới an ninh quốc tế. Do đặc điểm mang tính xuyên quốc gia của an ninh hàng hải hỏi một cơ chế hợp tác đa phương và hợp tác quốc tế giữa các quốc gia nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu đã trở thành nguyên tắc cơ bản, là tôn chỉ hoạt động được khẳng định trong Hiến chương Liên hợp quốc. Trong chiến lược an ninh hàng hải của Hoa Kỳ, NATO, EU hay Anh đều nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác đa phương và đã xuất hiện ý tưởng về an ninh cộng đồng hàng hải. Đó là một hình thức quản trị an ninh đặc biệt, trong đó các định rõ các mối đe dọa an ninh hàng hải và cách cộng đồng cùng liên kết để xử lý các vấn đề an ninh hàng hải, không chỉ dựa trên các hiệp định, tuyên bố chính thức mà là sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia qua các hoạt động tuần tra chung, diễn tập chung.

Như vậy, an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển là một bộ phận không thể tách rời trong tổng thể khái niệm an ninh quốc gia, có mối quan hệ mật thiết gắn bó với chiến lược an ninh quốc gia, được bảo đảm thực hiện bởi sức mạnh của Nhà nước trong việc duy trì trật tự an ninh trên biển, bảo đảm an toàn ổn định cho các tuyến đường vận tải biển và chủ quyền quốc gia trên biển. Đồng thời an ninh hàng hải phản ánh sự hợp tác giữa các quốc gia trong cộng đồng quốc tế.

Kết luận chương 2

Trong phần chương 2 của luận án, tác giả đã tập trung làm rõ thêm những vấn đề lý luận về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển. Trên cơ sở phân tích định nghĩa tàu biển, cảng biển, an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển dưới rất nhiều góc độ tiếp cận khác nhau với các quan điểm, học thuyết khác nhau, tác giả đã xây dựng một định nghĩa về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển với các đặc điểm đặc trưng cơ bản. Tác giả cũng đã tập trung phân tích vai trị của an ninh hàng hải, nhận diện, đánh giá những tác động của các hiểm họa đe dọa an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển, nghiên cứu an ninh hàng hải trong mối quan hệ với an toàn hàng hải, an ninh quốc gia để thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc hoạch định chính sách, pháp luật cũng như triển khai thực thi pháp luật trên thực tế nhằm tăng cường bảo đảm an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong pháp luật (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)