Xuất các giải pháp tăng cường bảo đảm anninh hàng hải đối với tàu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong pháp luật (Trang 130 - 176)

CHƯƠNG 4 THỰC TIỄN VIỆT NAM VỀ ANNINH HÀNG HẢI

4.3. Quan điểm định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam

4.3.2. xuất các giải pháp tăng cường bảo đảm anninh hàng hải đối với tàu

biển, cảng biển của Việt Nam

an ninh hàng hải, tác giả xin mạnh dạn đề xuất các giải pháp góp phần tăng tăng cường bảo đảm an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển của Việt Nam.

4.3.2.1. Giải pháp xây dựng Chiến lược an ninh hàng hải quốc gia đối với tàu biển, cảng biển

Hiện nay có rất nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng Chiến lược an ninh hàng hải quốc gia, điển hình có thể kể đến như Mỹ, Nhật bản, Tây Ba Nha…Đối với Việt Nam, việc đưa vấn đề an ninh hàng hải vào khn khổ chính sách quốc gia sẽ giúp Chính phủ, các cơ quan chức năng, các nhà hoạch định chính sách tiếp cận và có nhận thức cao hơn đối với vấn đề an ninh hàng hải. Đã đến lúc Việt Nam cần chính thức đưa khái niệm an ninh hàng hải vào khn khổ chính sách quốc gia, thể hiện trong các văn kiện của Đảng, xây dựng chiến lược an ninh hàng hải quốc gia, thiết lập các thiết chế và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và tăng cường hiệu quả thực thi hành pháp luật về an ninh hàng hải. Ngoài ra, tư cách là thành viên của các Công ước quốc tế về an ninh hàng hải đã đặt cho Viêt nam trách nhiệm pháp lý trước cộng đồng quốc tế về việc bảo đảm an ninh hàng hải nói chung và an ninh tàu biển, cảng biển nói riêng. Do đó, xây dựng Chiến lược an ninh hàng hải quốc gia đối với tàu biển, cảng biển sẽ là sự khẳng định cho những nỗ lực thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam.

Về tổng thể, Chiến lược an ninh hàng hải quốc gia đối với tàu biển, cảng biển phải khái quát được thực trạng về an ninh hàng hải, pháp luật về an ninh hàng hải, các quan điểm, định hướng cho việc tăng cường bảo đảm an ninh hàng hải được thể hiện thơng qua các mục tiêu vừa mang tính tổng quát, vừa thể hiện được sự cụ thể trong các lĩnh vực của an ninh hàng hải. Đồng thời, Chiến lược quốc gia về an ninh hàng hải phải xây dựng hệ thống các giải pháp, đặc biệt là giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về an ninh hàng hải, tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật và giám sát quá trình thi hành pháp luật về an ninh hàng hải.

Về chi tiết, bản Chiến lược quốc gia về an ninh hàng hải phải bao gồm các nội dung chính sau:

Thứ nhất: bản chiến lược cần thể hiện tầm nhìn tồn diện về an ninh hàng

hải, trong đó chỉ ra các sáng kiến quốc tế (bao gồm các chính sách, pháp luật, cơng cụ thực hiện) cũng như trách nhiệm của các quốc gia trong bảo đảm an ninh hàng hải, những nỗ lực của các tổ chức toàn cầu và khu vực, đặc biệt là của LHQ, IMO, ASEAN trong hợp tác bảo đảm an ninh hàng hải. Bản chiến lược cũng cần nhận định lợi ích, vai trò quan trọng của an ninh hàng hải đối với Việt Nam, những yếu tố tạo nên tầm quan trọng của an ninh hàng hải, đặc biệt là vị trí địa lý của Việt Nam,

ý nghĩa kinh tế xã hội của biển và đại dương đối với sự phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam, nhấn mạnh sự tác động của các mối hiểm họa đối với an ninh hàng hải và yêu cầu phối hợp hành động để bảo đảm an ninh hàng hải như một yếu tố thiết yếu của An ninh quốc gia.

Thứ hai: Nội dung của bản chiến lược cần mô tả những mối hiểm họa an

ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển Việt Nam thông qua việc xây dựng danh mục các hiểm họa, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới tranh chấp chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia trên biển Đông, cướp biển khu vực Đông nam Á, khủng bố hàng hải, vận chuyển trái phép chất ma túy bằng đường biển đi hoặc đến cảng biển Việt Nam, các tội phạm an ninh mạng tấn công hệ thống thông tin liên lạc hàng hải là những hiểm họa hiện hữu đang đe dọa an ninh hàng hải Việt Nam.

Thứ ba: Nội dung bản Chiến lược cần thể hiện được mục tiêu và kế hoạch

hành động qua hệ thống các giải pháp nhằm bảo đảm an ninh hàng hải Việt Nam. Mục tiêu của bản Chiến lược cần có:

- Mục tiêu tổng quát cần đạt được là thiết lập một chính sách bảo đảm an ninh hàng hải nhằm bảo vệ quyền lợi hàng hải hợp pháp của Việt Nam trong việc khai thác, sử dụng hiệu quả biển và đại dương cho sự phát triển thịnh vượng của Việt Nam, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.

- Mục tiêu cụ thể: (1) bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia trên biển; (2) bảo vệ an ninh tuyến đường vận tải biển quốc gia; (3) bảo vệ an ninh hệ thống tàu biển, cảng biển Việt Nam trước các hiểm họa an ninh; (4) bảo vệ an ninh môi trường biển.

Các chiến lược hành động cụ thể:

- Xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về an ninh hàng hải nhằm thực thi các nghĩa vụ cam kết trong các Công ước quốc tế về an ninh hàng hải mà Việt Nam đã ký kết, tham gia, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho công tác triển khai pháp luật trên thực tiễn thi hành.

- Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động quản lý, thực thi pháp luật về an ninh hàng hải.

- Thống nhất hành động xuyên suốt trong quá trình hoạt động nhằm thúc đẩy sự tham gia phối kết hợp của các cơ quan chức năng khác nhau trong việc giải quyết các hiểm họa an ninh hàng hải, đặc biệt là việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan liên ngành nhằm quản lý và kiểm soát rủi ro, bảo đảm an ninh cho các tuyến đường vận tải biển, an ninh cho hệ thống tàu biển và cơ sở hạ tầng cảng biển.

- Dự đốn và phịng ngừa trên cơ sở xây dựng hệ thống các quy tắc hướng dẫn hành động trong việc phát hiện kịp thời các tình huống có thể gây ra nguy cơ

hoặc đe dọa tiềm tàng cho an ninh hàng hải, xây dựng chương trình diễn tập và các giải pháp để ứng phó kịp thời khi có hiểm họa an ninh xảy ra .

- Huy động nguồn tài chính và sử dụng hiệu quả tối ưu nguồn tài chính cho hoạt động đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm an ninh hàng hải.

- Ứng dụng công nghệ cao trong bảo mật hệ thống an ninh mạng thông tin hàng hải nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và khắc phục kịp thời tác động phủ định của các cuộc tấn công vào hệ thống mạng viễn thông và thông tin hàng hải.

- Tăng cường hợp tác quốc tế thông qua việc thúc đẩy xây dựng, thực thi pháp luật quốc tế về an ninh hàng hải, ký kết các thỏa thuận song phương và đa phương với các quốc gia khác nhằm tăng cường quản trị biển, bao gồm cả trao đổi thông tin an ninh hàng hải, thực hiện công tác diễn tập, thực tập chung trên biển để đấu tranh chống lại các tội phạm trên biển một cách hiệu quả.

Thực hiện giải pháp xây dựng bản Chiến lược an ninh hàng hải quốc gia thành cơng sẽ có ý nghĩa vơ cùng quan trọng bởi đó sẽ là cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan lập pháp trong việc xây dựng hệ thống pháp luật cũng như triển khai các giải pháp thực tiễn trong tăng cường bảo đảm an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển Việt Nam.

4.3.2.2. Giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật

a. Hoàn thiện các văn bản pháp luật về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển

Trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về an ninh hàng hải đối với tàu biển cảng biển (mục 4.1 của Luận án) đã cho thấy tồn tại nhiều bất cập như:

- Một số văn bản chưa quy định rõ trách nhiệm, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến an ninh hàng hải khi nhận được thông báo từ Trung tâm Thơng tin an ninh hàng hải (ví dụ Nghị định số 50/2008/NĐ-CP, Quyết định số 11/2009/QĐ-TTg và Chỉ thị số 25/CT-TTg quy định trách nhiệm của từng cơ quan nhưng chưa quy định cơ quan nào chủ trì, cơ quan nào phải phối hợp khi tình huống an ninh hàng hải xảy ra

- Một số văn bản có nội dung chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc thực hiện ( ví dụ Quyết định số 11/2009/QĐ-TTg quy định: Cảnh sát biển công bố cấp độ an ninh nhưng khơng quy định tiêu chí về cấp độ an ninh)

- Một số văn bản cịn mâu thuẫn (như Thơng tư số 27/2011/TT-BGTVT khơng quy định phải có Giấy chứng nhận thực tập kết nối thơng tin an ninh, nhưng trong Thông tư số 47/2011/TT-BGTVT lại yêu cầu có, làm phát sinh giấy phép con trong xác nhận hàng năm về Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển).

- Hệ thống văn bản pháp luật còn thiếu những quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng an ninh cảng; quy chế phối hợp giữa các ngành, lực lượng; cơ chế, chính sách về tài chính; chế tài xử lý các hành vi vi phạm về an ninh hàng hải.

Trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật, thực tiễn thi hành, chỉ ra những tồn tại bất cập, tác giả xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện sau:

Thứ nhất: Nghiên cứu xây dựng và ban hành Nghị định của Chính phủ về an ninh hàng hải.

Bộ luật ISPS chia làm hai phần, phần A là những biện pháp an ninh tối thiểu bắt buộc mà các quốc gia thành viên phải đáp ứng, còn phần B là những hướng dẫn khuyến nghị ở cấp độ cao hơn. Nhiều quốc gia thành viên của Bộ luật ISPS đã ban hành Luật an ninh hệ thống vận tải biển trong hệ thống pháp luật quốc gia để luật hóa các quy định của Bộ luật ISPS cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của quốc gia mình. Đối với Việt Nam, Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 đã đưa ra quy định về an ninh tàu biển, cảng biển để làm cơ sở pháp lý bước đầu cho việc xây dựng Nghị định của Chính phủ về an ninh hàng hải. Nội dung của Nghị định về an ninh hàng hải cần quy định rõ: (1) phạm vi áp dụng đối với tàu biển, cảng biển, (2) các cấp độ an ninh, (3) quy trình xây dựng, phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển, cảng biển, (4) việc giao tiếp giữa tàu với cảng, (5) những biện pháp an ninh đòi hỏi cần áp dụng đối với tàu và cảng ở các cấp độ an ninh khác nhau.

Thứ hai: Nghiên cứu, xây dựng Nghị định của Chính phủ về chế độ, chính sách lương và phụ cấp đối với lực lượng an ninh hàng hải.

Chế độ lương của các cán bộ an ninh chưa có thang bậc riêng. Tại các doanh nghiệp cảng biển, bậc lương của cán bộ an ninh được áp dụng theo bậc lương bảo vệ, chưa phù hợp với chức năng nhiệm vụ của cán bộ quản lý an ninh trong khu vực cảng biển. Do đó, Chính phủ cần nghiên cứu xây dựng Nghị định về chế độ chính sách, lương và phụ cấp áp dụng cơ chế đặc thù đối với cán bộ quản lý an ninh của Bộ GTVT, Cục HHVN và lực lượng an ninh tại các cảng vụ hàng hải, Trung tâm Thông tin ANHH giống như đối với lực lượng tìm kiếm cứu nạn theo Quyết định số 141/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:

Hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu chung

- Áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm 1,8 lần so với mức lương tối thiểu chung đối với viên chức và lao động làm việc trên các phương tiện, ca nô cao tốc thực hiện nhiêm vụ tuần tra bảo đảm an ninh hàng hải và cứu nạn, cứu hộ.

- Áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm 1,34 lần so với mức lương tối thiểu chung đối với công chức, viên chức và lao động làm nhiệm vụ quản lý an ninh hàng hải tại Bộ GTVT, Cục HHVN, Cảng vụ hàng hải và Trung tâm Thông tin ANHH.

Mức phụ cấp và cách tính

- Mức phụ cấp ưu đãi 50% trên mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với viên chức và lao động làm việc trên các phương tiện, ca nô cao tốc thực hiện nhiêm vụ tuần tra bảo đảm an ninh hàng hải và cứu nạn, cứu hộ.

- Mức phụ cấp ưu đãi 30% trên mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với cơng chức, viên chức làm nhiệm vụ quản lý an ninh hàng hải tại Bộ GTVT, Cục HHVN, Cảng vụ hàng hải và Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải.

Thứ ba: Sửa đổi, bổ sung Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh hàng hải

Hiện Chính phủ đã ban hành Nghị định số 142/2017/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2017 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải. Tại điều 10 của Nghị định có quy định xử phạt một số hành vi vi phạm về an ninh hàng hải nhưng chưa bao quát hết nhiều hành vi vi phạm cần xử lý. Vì vậy, cần bổ sung thêm các hành vi vi phạm như: (1) khơng có kế hoạch an ninh tàu biển hoặc khơng thực hiện đầy đủ Kế hoạch an ninh tàu biển đã được phê duyệt, (2) không chỉ định nhân viên an ninh công ty, sĩ quan an ninh tàu theo quy định, (3) khơng thực hiện đúng quy trình tiếp nhận, truyền phát, xử lý thơng tin an ninh hàng hải theo quy định… đồng thời đưa ra chế tài xử lý hợp lý để răn đe, giáo dục, từ đó hình thành ý thức tuân thủ pháp luật về an ninh hàng hải.

Thứ tư: Nghiên cứu ban hành Quyết định của Thủ tướng chính phủ về Quy chế phối hợp cấp Trung ương và khu vực trong bảo đảm an ninh hàng hải.

Cấp trung ương cần ban hành Quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương và triển khai chi tiết Quy chế phối hợp đến từng địa phương có cảng theo mơ hình Ban chỉ đạo ứng phó an ninh hàng hải, do UBND tỉnh, thành phố nơi đó chủ trì (vì an ninh có liên quan đến rất nhiều ngành nên nếu UBND địa phương chủ trì sẽ thuận lợi cho công tác chỉ đạo, huy động lực lượng và phối hợp thực hiện).

Thứ năm: Xây dựng Thông tư của Bộ Giao thơng vận tải về chương trình đào tạo nhân viên an ninh cảng, nhân viên an ninh công ty và sĩ quan an ninh tàu

cảng, nhân viên an ninh công ty và sĩ quan an ninh tàu, dẫn đến tình trạng khơng đồng bộ trong giáo trình, bài giảng giữa các cơ sở đào tạo. Hầu hết nội dung của các chương trình đào tạo đều theo hướng dẫn thực hiện Bộ luật ISPS, mang nặng tính lý thuyết mà thiếu phần thực hành nghiệp vụ an ninh tàu biển, cảng biển. Vì vậy Bộ GTVT cần sớm ban hành Thông tư hướng dẫn thống nhất cho việc xây dựng chương trình đào tạo các nhân viên an ninh cảng, nhân viên an ninh công ty, sĩ quan an ninh tàu nhằm đạt năng lực đầu ra với các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ, đáp ứng yêu cầu công việc.

Thứ sáu: Xây dựng và ban hành Thông tư của Bộ Tài chính về việc thu phí bảo đảm an ninh hàng hải.

Hiện nay Bộ tài chính mới chỉ ban hành Thơng tư số 192/2016/TT-BT ngày 08/11/2016 quy định về mức thu nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, phê duyệt đánh giá an ninh cảng biển, kế hoạch an ninh cảng biển theo đó Cục Hàng hải Việt Nam được thu mức phí thẩm định, phê duyệt đánh giá an ninh cảng biển, lần đầu hoặc định kỳ 5 năm là 15 triệu đồng/lần, cấp bổ sung là 3 triệu đồng/lần, Cấp giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển lần đầu hoặc định kỳ 5 năm là 20 triệu đồng/lần, thẩm định, xác nhận hàng năm giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển hoặc bổ sung hoặc cấp lại giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển là 4 triệu đồng/lần [8]. Số phí thu được sẽ nộp 10% vào Ngân sách Nhà nước, 10 % chuyển cho Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải và 80% giữ lại để trang trải hoạt động. Tuy nhiên, số

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong pháp luật (Trang 130 - 176)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)