Thực trạng pháp luật quốc tế về các biện pháp tăng cường anninh của

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong pháp luật (Trang 95 - 97)

CHƯƠNG 3 PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ ANNINH HÀNG HẢI

3.3. Pháp luật quốc tế về các biện pháp tăng cường anninh của tàu biển, cảng

3.3.1. Thực trạng pháp luật quốc tế về các biện pháp tăng cường anninh của

vận tải biển quốc tế. Để triển khai các biện pháp an ninh, Chính phủ quốc gia ký kết sẽ thiết lập cấp độ an ninh được áp dụng vào bất kỳ thời điểm cụ thể nào đối với tất cả các tàu và bến cảng, bao gồm ba cấp độ trong đó, cấp độ 1 là cấp độ an ninh bình thường cho hoạt động của tàu và cảng, cấp độ 2 được yêu cầu khi có nguy cơ cao của một hiểm họa an ninh và cấp độ 3 là cấp độ đặc biệt khi nhận biết rõ hiểm họa an ninh có thể xảy ra/sắp xảy ra dù có thể khơng xác định được mục tiêu cụ thể.

3.3.1. Thực trạng pháp luật quốc tế về các biện pháp tăng cường an ninh của tàu biển, cảng biển biển, cảng biển

3.3.1.1. Thực trạng pháp luật quốc tế về biện pháp tăng cường an ninh tàu biển a. Trang bị các thiết bị an ninh trên tàu biển

Tất cả các tàu biển chạy tuyến quốc tế, có tổng dung tích từ 500 trở lên phải được trang bị hệ thống báo động an ninh (Ship Security Alert System) giữa tàu và bờ (không gửi báo động đến các tàu khác), có thể kích hoạt tại buồng lái và một nơi khác trên tàu để báo động cho nhân viên an ninh cơng ty và chính quyền tàu treo cờ trong trường hợp tàu bị đe dọa an ninh. Ngoài ra, đối với tàu khách, tàu hàng (có tổng trọng tải trên 300 tấn) chạy tuyến quốc tế và các giàn khoan di động xa bờ có khả năng tự di chuyển phải việc thiết lập hệ thống nhận dạng và truy theo tầm xa (LRIT), cho phép giám sát vị trí của các tàu biển trên phạm vi tồn cầu [132].

b. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển

Kế hoạch an ninh tàu biển (SSP) là một bản kế hoạch được xây dựng cụ thể cho mỗi tàu dựa trên đặc điểm cụ thể của từng tàu, trong đó có các biện pháp chuẩn bị áp dụng cho ba cấp độ an ninh nhằm bảo vệ người, hàng hóa và tàu khỏi đe dọa của hiểm họa an ninh. Nội dung của bản kế hoạch an ninh phải chỉ ra các biện pháp ngăn ngừa việc tiếp cận trái phép tàu, kiểm sốt người trên tàu và hàng hóa ký gửi, các quy trình ứng phó và báo cáo khi sự cố an ninh xảy ra, quy trình đào tạo, thực tập diễn tập ninh. SSP phải được phê duyệt bởi Chính quyền Hàng hải hoặc tổ chức được Chính quyền hàng hải ủy quyền (xem phụ lục số 13).

c. Thực hiện đánh giá an ninh tàu biển

Đánh giá an ninh tàu biển là một phần quan trọng và khơng thể tách rời của q trình xây dựng và cập nhật SSP do cán bộ phụ trách an ninh công ty thực hiện đối với mỗi tàu thuộc đội tàu của Công ty. Đánh giá an ninh tàu biển phải bao gồm một cuộc kiểm tra an ninh tại hiện trường (xem phụ lục số 13).

d. Chỉ định cán bộ phụ trách an ninh công ty và sĩ quan an ninh tàu

Các công ty khai thác tàu sẽ chỉ định cán bộ phụ trách an ninh công ty (SCO) và một Sĩ quan an ninh tàu (SSO). Trách nhiệm của SCO là tư vấn mức độ đe dọa của các hiểm họa an ninh mà tàu có thể gặp, bảo đảm kế hoạch an ninh tàu được xây dựng, đệ trình Chính quyền hàng hải phê duyệt, chịu trách nhiệm đánh giá an ninh tàu cũng như bảo đảm kế hoạch an ninh của tàu được sửa đổi khi cần thiết nhằm khắc phục các khiếm khuyết để đáp ứng các yêu cầu an ninh của từng tàu. Sĩ quan an ninh tàu được Công ty bổ nhiệm cho mỗi tàu, với nhiệm vụ chính là kiểm tra an ninh thường kỳ cho tàu, giám sát việc triển khai SSP, báo cáo cho SCO sự cố an ninh và những khiếm khuyết cần khắc phục, đảm bảo hệ thống thiết bị an ninh trên tàu luôn sẵn sàng [137].

e. Thực hiện công tác đào tạo, thực tập và diễn tập an ninh tàu

SCO, SSO phải được đào tạo những kiến thức về quản lý an ninh, hiểu biết hệ thống pháp luật quốc tế và quốc gia về an ninh, nhận dạng được các mối đe dọa an ninh, các phương pháp khám xét, kiểm tra, kỹ năng hướng dẫn trong việc đào tạo và huấn luyện an ninh kể cả các biện pháp và quy trình an ninh. Công tác huấn luyện, thực tập an ninh phải được diễn ra định kỳ trên tàu để đảm bảo thuyền bộ đều biết về nhiệm vụ an ninh được giao và quy trình cần tn theo khi có sự cố xảy ra.

3.3.1.2. Thực trạng pháp luật quốc tế về biện pháp tăng cường an ninh cảng biển

Một cảng biển có nhiều bến cảng và mỗi bến cảng được yêu cầu hoạt động ở các cấp độ an ninh do Chính phủ quốc gia có cảng thuộc chủ quyền thiết lập. Để đảm bảo an ninh bến cảng đồng thời giúp giảm thiểu những chậm trễ đối với tàu, hành khách, hàng hóa trên tàu, Bộ luật ISPS đưa ra yêu cầu cho các bến cảng thực hiện các biện pháp sau:

a. Thực hiện đánh giá an ninh bến cảng

Là một phần quan trọng và khơng thể tách rời trong q trình xây dựng và cập nhật kế hoạch an ninh bến cảng, thực chất là bản phân tích rủi ro mọi khía cạnh liên quan đến hoạt động của một bến cảng nhằm xác định những phần nào có nguy cơ cao dễ bị tấn công. Việc đánh giá an ninh bến cảng phải được Chính phủ ký kết hoặc tổ chức an ninh do Chính phủ ký kết ủy quyền tiến hành và đánh giá an ninh bến cảng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định bến cảng nào yêu cầu phải chỉ định cán bộ phụ trách an ninh bến cảng, xây dựng kế hoạch an ninh bến cảng.

b. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch an ninh bến cảng

nhằm đưa ra các biện pháp an ninh chi tiết cụ thể được áp dụng cho từng cấp độ an ninh. Nội dung của bản kế hoạch tối thiểu cần có các biện pháp an ninh ngăn ngừa việc tiếp cận trái phép cảng, đem vũ khí, ma túy và các chất nguy hiểm vào cảng, các qui trình đối phó và sơ tán trong trường hợp có sự đe dọa của hiểm họa an ninh, qui trình về báo cáo sự cố an ninh, qui trình tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi bờ của thuyền viên. PFSP phải được Chính phủ ký kết mà bến cảng thuộc chủ quyền của họ phê duyệt, đồng thời Chính phủ cũng có thể cho phép một kế hoạch an ninh bến cảng có thể áp dụng cho nhiều hơn một bến cảng nếu cơ quan khai thác, vị trí, hoạt động, thiết bị và thiết kế bến cảng này tương tự (xem phụ lục số 11).

c. Chỉ định nhân viên an ninh bến cảng

Mỗi bến cảng bổ nhiệm một nhân viên An ninh Bến cảng (PFSO) với nhiệm vụ chủ yếu là đảm bảo xây dựng và duy trì PFSP, kiểm tra an ninh định kỳ của bến cảng, đảm bảo các thiết bị an ninh được hoạt động, bảo dưỡng đúng cách và phối hợp hoạt động với SCO, SSO trong việc thực thi kế hoạch an ninh.

d. Cam kết an ninh giữa tàu và cảng

Các mối hiểm họa an ninh đối với cảng biển thường đến từ tàu biển, vì vậy, trước khi tàu vào một cảng nào đó, Bộ luật ISPS yêu cầu phải thực hiện kết nối an ninh giữa tàu với cảng thơng qua bản cam kết an ninh. Tàu có thể hoạt động ở cấp độ an ninh cao hơn cấp độ an ninh của cảng nhưng không thể thấp hơn cấp độ an ninh đang được duy trì ở cảng. Do đó, tàu biển muốn vào cảng, nếu tàu đang hoạt động ở cấp độ an ninh thấp hơn cấp độ an ninh của cảng thì tàu phải nâng cấp độ an ninh theo cấp độ an ninh của cảng (xem phụ lục 15).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong pháp luật (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)