2.2. Nhận diện các hiểm họa anninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển
2.2.4. Vận chuyển trái phép ma túy bằng đường biển
2.2.4.1. Khái niệm
Ma túy là tên gọi chung của các chất kích thích, có nguồn gốc tự nhiên hoặc
nhân tạo, có khả năng tác động lên hệ thần kinh trung ương, giảm đau, gây cảm giác hưng phấn, dễ chịu nhưng dùng nhiều lần sẽ đưa đến tình trạng nghiện, làm thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng, phá hủy các cơ quan nội tạng. Ma tuý có thể tồn tại ở các dạng bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao coca, lá, hoa, quả cây cần sa, quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi, heroine, cocaine, các chất ma tuý khác ở thể lỏng hay thể rắn…[57], [60].
2.2.4.2. Tác động của vận chuyển trái phép ma túy bằng đường biển đối với an ninh tàu biển, cảng biển
Vận chuyển trái phép ma túy bằng đường biển là một trong những hiểm họa hiện hữu không chỉ đe dọa trực tiếp tới an ninh tàu biển, cảng biển mà còn đe dọa tới an ninh con người. Xu hướng vận chuyển trái phép chất ma túy bằng đường
biển ngày càng tăng, diễn biến phức tạp bởi không gian rộng lớn của biển khiến các cơ quan chức năng khó kiểm sốt, dễ che giấu, dễ phi tang ma túy nếu bị phát hiện. Và theo một quy luật tự nhiên, khi vận chuyển ma túy trên đường bộ, đường hàng không bị kiểm sốt gắt gao thì đường biển là một mơi trường vận chuyển hoàn hảo.
Thứ nhất: vận chuyển trái phép ma túy bằng đường biển đe dọa trực tiếp tới an ninh tàu biển, cảng biển
Theo ước tính của Cơ quan Phịng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc, dòng chảy heroin vào thị trường quốc tế hàng năm khoảng 430-450 tấn, trong đó khoảng 50 tấn được sản xuất từ Myanmar và Cộng hòa dân chủ nhân Lào, khoảng 380 tấn heroin và morphine được sản xuất từ Afghanistan. Hiện ma túy được vận chuyển trái phép bằng đường biển thông qua 5 tuyến đường chính: (1) Tuyến đường phía nam từ Afghanistan đến Pakistan rồi đến các nước Đông Nam Á với khoảng 150 tấn heroin mỗi năm; (2) tuyến đường Balkan đi từ Afghanistan qua Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Bulgaria đến Đông Nam Châu Âu và Tây Âu với khoảng 105 tấn heroin mỗi năm; (3) tuyến đường phía bắc từ Afghanistan qua Trung Á đến Nga và Tây Âu với khoảng 95 tấn heroin mỗi năm; (4) tuyến đường từ Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ (chủ yếu từ Colombia, Peru và Bolivia) đến Hoa Kỳ với khoảng 300 tấn cocaine mỗi năm; (5) tuyến đường từ Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ đến Châu Âu với khoản 60 tấn Cocaine mỗi năm [120].
Tự thân của việc các đối tượng tội phạm sử dụng tàu biển làm công cụ để vận chuyển trái phép chất ma túy đã gây mất an ninh cho chính con tàu đó. Ma túy thường được giấu bên trong hàng hóa, trong các khu vực kín trên tàu hoặc cất trong các hộp kim loại kín được hàn gia cố dưới đáy thân tàu. Cất giấu ma túy trong container cũng trở nên phổ biến bởi một khối lượng lớn container được vận chuyển qua các cảng trên thế giới mỗi ngày nhưng chỉ có một phần nhỏ có thể được kiểm tra. An ninh tại các khu vực cảng biển cũng bị đe dọa trực tiếp khi một khối lượng lớn ma túy được thông quan. Đông Nam Á đang là khu vực sản xuất ma túy tổng hợp lớn nhất thế giới với nguồn nguyên liệu tiền chất ma túy được cung cấp từ Ấn Độ, Trung Quốc. Những đường dây mua bán ma túy hình thành từ Trung Đông, Tây Phi đang cấu kết với tội phạm ma túy khu vực Mỹ Latinh tổ chức vận chuyển cocain bằng đường biển sang Đông Nam Á để tiêu thụ hoặc trung chuyển ma túy vào nước thứ ba.
Thứ hai: vận chuyển trái phép ma túy bằng đường biển đe dọa an ninh con người, gây nhiều hệ lụy cho gia đình và gia tăng tỉ lệ tội phạm cho xã hội.
yếu, dễ mắc các bệnh tim mạch, gan, rối loạn thần kinh, gây ảo giác dẫn đến mất khả năng kiểm soát và điều khiển hành vi. Ma túy làm gia tăng tệ nạn mại dâm, gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS cũng như ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội bởi các con nghiện thường phạm tội trộm cắp, cướp, cướp giật, lừa đảo, giết người… nhằm chiếm đoạt tài sản để có tiền sử dụng ma túy. Qua thống kê cho thấy 70% số vụ phạm tội hàng năm là do người nghiện ma tuý gây ra hoặc có liên quan đến ma túy. Vận chuyển trái phép ma túy bằng đường biển là hiểm họa tác động nghiêm trọng bởi tần suất xảy ra thường xuyên, không chỉ đe dọa an ninh tàu biển, cảng biển mà còn tác động vào đối tượng dễ bị tổn thương nhất là sức khỏe cộng đồng, đe dọa trực tiếp tới an ninh con người. Việc đánh giá tác động của các hiểm họa đe dọa đến an ninh hàng hải của tàu biển, cảng biển có ý nghĩa cho các quốc gia trong việc hoạch định chính sách, xây dựng cơ chế, phân bổ nguồn lực để đối phó với các hiểm họa ở các mức độ khác nhau.