2.1. Khái niệm và vai trò của anninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển
2.1.2. Đặc điểm của anninh hàng hải đối với tàu biển cảng biển
Trên cơ sở xây dựng định nghĩa về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển, trong phạm vi luận án, tác giả chỉ ra những đặc điểm cơ bản của an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển như sau:
Thứ nhất: Chủ thể bảo đảm an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển là quốc gia và các thiết chế quốc tế.
Hơn 90% lượng hàng hóa trong thương mại quốc tế được vận chuyển bằng đường biển, do đó bảo đảm an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trở thành trách nhiệm của các thiết chế quốc tế trong chiến lược phát triển thương mại toàn cầu, đặc biệt phải kể đến vai trò của Liên hợp quốc, Tổ chức Hàng Hải quốc tế, Tổ chức Hải quan quốc tế và các tổ chức quốc tế khu vực như EU, ASEAN… Các tổ chức quốc tế có vai trị quan trọng khơng chỉ trong việc xây dựng, soạn thảo, ban hành hệ thống các văn kiện pháp lý quốc tế mà còn hỗ trợ cho các quốc gia thơng qua các chương trình hợp tác kỹ thuật, hội thảo, đào tạo, huấn luyện, thực tập an ninh nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật quốc tế về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển.
Do vai trò quan trọng của ngành hàng hải đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia nên bảo đảm an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trở thành mối quan tâm đặc biệt trong chiến lược bảo đảm an ninh quốc gia. Nhà nước đóng vai trị quan trọng trong việc thiết lập hệ thống các cơ chế, chính sách, pháp luật và cơng cụ để bảo đảm an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển.
* Đối với tàu biển
Tàu biển được đăng ký, mang quốc tịch của quốc gia nơi tàu đăng ký hoạt động và con tàu đó sẽ được bảo vệ về quyền và nghĩa vụ, bao gồm cả bảo đảm an ninh hàng hải của tàu biển bởi quốc gia mà tàu mang quốc tịch theo nguyên tắc cờ tàu được quy định trong UNCLOS.
Trước đây, khi luật biển quốc tế chưa thực sự phát triển, nhằm bảo vệ lợi ích của mình, một số quốc gia đã u cầu cơng nhận tàu biển như một dạng “lãnh thổ
nổi” của quốc gia trên biển, tại đó duy trì quyền lực Nhà nước như trên đất liền. Tuy
nhiên hiện nay đa số quốc gia không ủng hộ quan điểm coi tàu biển là lãnh thổ nổi, mà chỉ xem nó là một thực thể độc lập trên biển và nguyên tắc quốc tịch sẽ không
mang tính tuyệt đối, bởi lẽ:
- Khi ở trong một cảng nước ngoài, tàu biển ngoài việc chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia mà tàu mang cờ, thì tàu cịn phải tơn trọng các luật và quy định của quốc gia có cảng [ 70,70 -71].
- Tàu biển có thể là vật bảo đảm hoặc là đối tượng cầm cố do một bên thua kiện, đây khơng phải là tính chất của lãnh thổ [ 70,70 -71].
- Trên thực tế, quốc gia mà tàu mang cờ không phải lúc nào cũng thực hiện quyền tài phán tuyệt đối của mình lên tàu treo cờ nước mình, đặc biệt đối với tàu thực hiện việc thuê mướn quốc tịch hoặc treo cờ phương tiện.
Ngoài ra, nguyên tắc quyền tài phán quốc tịch đối với tàu biển trong một số trường hợp còn bị giới hạn bởi nguyên tắc quyền tài phán phổ quát. UNCLOS và thực tế xác định quyền tài phán của quốc gia tại khu vực biển quốc tế cho phép các quốc gia, ngoài quốc gia mà tàu mang quốc tịch, có thể thực hiện quyền tài phán của mình khi quyền và lợi ích của quốc gia đó có nguy cơ bị xâm hại hoặc vì lý do an ninh hàng hải. Một trong những trường hợp áp dụng nguyên tắc quyền tài phán phổ quát chính là đấu tranh chống cướp biển được quy định trong UNCLOS, theo đó, cho phép các quốc gia có quyền tài phán đối với tàu cướp biển tại những vùng biển nằm ngồi quyền tài phán thơng thường của một quốc gia hoặc khơng quốc gia nào có thể thực hiện quyền tài phán thơng thường đối với những tội phạm đó.
Từ sự phân tích về quy chế pháp lý của tàu biển trên có thể thấy, việc bảo đảm an ninh hàng hải đối với tàu biển thuộc trách nhiệm của nhiều chủ thể, căn cứ vào vị trí tương ứng của tàu tại các vùng biển khác nhau mà có thể thuộc về quốc gia tàu mang quốc tịch hay quốc gia có cảng biển hoặc thuộc về bất kỳ quốc gia nào theo nguyên tắc quyền tài phán phổ quát.
* Đối với cảng biển
Theo định nghĩa tại Điều 8 của UNCLOS, nội thủy là vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Vùng nội thủy gồm có vùng nước cảng biển, các vũng tàu, cửa sông, các vịnh, các vùng nước nước nằm giữa lãnh thổ đất liền và đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền tuyệt đối, hoàn toàn và đầy đủ tại vùng nội thủy như trên lãnh thổ đất liền. Do đó, trong vùng nội thủy không tồn tại chế độ “lãnh thổ nổi” của một số tàu biển mà được đặt dưới thẩm quyền giám sát và kiểm soát tương đối của quốc gia ven biển trong đó có quyền kiểm sốt an ninh hàng hải. Nhằm bảo vệ chủ quyền cũng như bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải cho quốc gia ven biển, hầu hết các quốc gia đều ghi nhận chế độ xin phép trước dành cho tàu biển nước
ngoài muốn đi lại trong khu vực nội thủy của quốc gia ven biển.
Cảng biển là một bộ phận của nội thủy, do đó cũng khơng nằm ngồi quy chế này. Tuy nhiên, nhằm giải quyết nhu cầu giao thương hàng hải quốc tế và lợi ích về kinh tế - thương mại, các quốc gia có thể cho phép tàu biển của mỗi bên được tiếp cận cảng biển thông qua thủ tục rút gọn hơn thông thường. Quy chế Giơ-ne-vơ 1923 về quy chế pháp lý của cảng biển quốc tế đã đặt nền tảng cho sự tự do hóa hoạt động vận tải biển, đồng thời góp phần xóa bỏ sự phân biệt đối xử về quyền tiếp cận sử dụng các cảng nước ngoài khi Quy chế yêu cầu: “…mỗi nước ký kết cam kết dành cho tàu biển của nước ký kết khác sự đối xử bình đẳng trong các cảng biển nằm dưới chủ quyền hoặc thẩm quyền của quốc gia mình liên quan đến quyền tự do tiếp nhận cảng, sử dụng cảng và hưởng đầy đủ các lợi ích liên quan đến hoạt động thương mại, hàng hải dành cho tàu thuyền, hàng hóa và hành khách” [195].
Tuy nhiên, sự tồn tại của ngun tắc đối xử bình đẳng khơng đồng nghĩa với quyền tự do tiếp cận cảng biển, thậm chí ngay cả các cảng của các quốc gia thành viên Quy chế, mà quyền này có thể được quy định một cách hợp lý trong pháp luật của các quốc gia thành viên [115,7 -13].
Thực tiễn cho thấy, các quốc gia đều ghi nhận quyền được cập cảng và sử dụng các dịch vụ trong cảng của tàu biển nước ngoài, tuy nhiên vẫn là thiết lập và duy trì một số điều kiện nhất định nhằm kiểm soát hoạt động của tàu biển nước ngoài trong cảng, đặc biệt liên quan tới an ninh hàng hải. Quốc gia có cảng biển thực hiện thủ tục kiểm tra hành chính đối với đối với tàu biển nước ngồi đến cảng và nếu có bằng chứng rõ ràng về việc tàu biển tạo ra nguy cơ đe dọa an ninh hàng hải thì có quyền giữ tàu trong cảng cho tới khi các khiếm khuyết được khắc phục.
Như vậy, quốc gia là chủ thể chủ yếu bảo đảm an ninh hàng hải cho tàu biển, cảng biển. Tuy nhiên, xét dưới góc độ quy chế pháp lý đối với tàu biển, cảng biển thì có sự khác nhau bởi đối với tàu biển, việc bảo đảm an ninh hàng hải thuộc trách nhiệm của một số các quốc gia căn cứ vào vị trí tương ứng của tàu trong khi bảo đảm an ninh cảng biển lại hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của quốc gia có cảng, được xác định trên cơ sở pháp luật quốc gia, phù hợp với pháp luật quốc tế.
Thứ hai: Định nghĩa an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển xác định rõ đối tượng bảo vệ của an ninh hàng hải chính là là tàu biển, cảng biển.
Điều này có nghĩa rằng, chính bản thân tàu biển, cảng biển cần an ninh và tàu biển, cảng biển là đối tượng trung tâm cần được bảo vệ của khái niệm an ninh. Theo cách hiểu truyền thống, khi đề cập tới an ninh, được hiểu đó là an ninh của quốc gia, trong đó quốc gia là chủ thể trung tâm của khái niệm an ninh. Theo cách
hiểu phi truyền thống, an ninh được mở rộng, quan tâm đến những mối đe dọa khác đối với cộng đồng, cá nhân, trong đó coi con người là trung tâm của khái niệm. An ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển có sự giao thoa giữa an ninh quốc gia với an ninh con người. Khi an ninh tuyến đường hàng hải, quyền tự do hàng hải bị đe dọa, cũng chính là đe dọa đến an ninh quốc gia. Mặt khác, khi tàu biển, cảng biển bị đe dọa bởi cướp biển, khủng bố hàng hải, vận chuyển trái phép ma túy, vũ khí, vận chuyển, bn bán người trái phép bằng đường biển, thì chính là sinh mạng, sức khỏe của hành khách, thuyền viên bị uy hiếp, đe dọa trực tiếp tới an ninh con người.
Thứ ba: Cơ sở pháp lý của an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển là các quy định của hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia
An ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển là một chế định có lịch sử hình thành và phát triển trong luật quốc tế, được ghi nhận trong nhiều Cơng ước quốc tế, điển hình có thể kể đến như: Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961, Công ước tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông đường biển năm 1965, Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng người trên biển năm 1974, Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982, Công ước về ngăn ngừa các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng hải năm 1988, và Công ước Viên về chống buôn bán các chất ma túy bất hợp pháp và các chất hướng thần năm 1988, Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng năm 2001…Các quốc gia thành viên của các Công ước quốc tế kể cũng ban hành các văn bản pháp luật trong hệ thống pháp luật quốc gia nhằm nội luật hóa và thực thi nghĩa vụ thành viên của Các cơng ước mà mình đã gia nhập, phê chuẩn.
Bên cạnh đó, rất nhiều hiệp định về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển được ký kết giữa các quốc gia ở cấp độ khu vực. Hệ thống pháp luật quốc tế và quốc gia chính là cơ sở pháp lý cho việc triển khai tổng thể các biện pháp bảo đảm an ninh đối với tàu biển, cảng biển.
Thứ tư: Các hiểm họa đe dọa an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển
rất đa dạng, có tính xun quốc gia và địi hỏi sự hợp tác trên mọi lĩnh vực giữa các quốc gia trong ngăn ngừa và ứng phó với các hiểm họa.
Các hiểm họa đe dọa an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển rất đa dạng, khơng chỉ có cướp biển, cướp có vũ trang đối với tàu thuyền, khủng bố hàng hải, vận chuyển trái phép ma túy bằng đường biển, bn lậu vũ khí, vũ khí hủy diệt hàng loạt, sự tiếp cận trái phép của người trốn theo tàu mà cịn có rất nhiều các sự cố khác được coi là mối hiểm họa an ninh như: trộm cắp, phá hoại, xáo trộn hàng hóa, đồ dự trữ trên tàu, can thiệp vào các thiết bị, hệ thống quan trọng của tàu biển, cảng biển, tấn cơng hạt nhân, sinh học, hóa học, sử dụng tàu để chở những người có
ý định gây ra sự cố an ninh hay thậm chí các thảm họa thiên tai trên biển …
Đặc điểm xuyên quốc gia của an ninh hàng hải được tạo thành bởi (1) tính