CHƯƠNG 4 THỰC TIỄN VIỆT NAM VỀ ANNINH HÀNG HẢI
4.1. Pháp luật VN về ngăn ngừa và ứng phó với các hiểm họa đe dọa anninh
ĐỐI VỚI TÀU BIỂN, CẢNG BIỂN
Trong chương này, nghiên cứu sinh sẽ tập trung làm rõ thực trạng pháp luật Việt Nam về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển để thấy được sự tương thích và phù hợp của pháp luật Việt Nam trong quá trình nội luật hóa các Cơng ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Qua thực tiễn thi hành pháp luật Việt Nam về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển, tác giả chỉ ra những tồn tại bất cập trong quá trình thi hành để từ đó đề xuất các giải pháp hồn thiện. Những chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tăng cường bảo đảm an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển cũng được đề cập tới như một cơ sở định hướng cho đề xuất xây dựng chiến lược an ninh hàng hải quốc gia.
4.1. Pháp luật VN về ngăn ngừa và ứng phó với các hiểm họa đe dọa an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển hàng hải đối với tàu biển, cảng biển
Là quốc gia có tiềm năng, thế mạnh về giao thông vận tải biển, hoạt động hàng hải phát triển thu hút nhiều tàu thuyền thương mại từ khắp nơi đến các cảng biển Việt Nam, nhưng đồng thời cũng mang theo nhiều nguy cơ đe dọa an ninh tàu biển, cảng biển. Nhận thức rõ vai trò của an ninh hàng hải trong hoạt động thương mại quốc tế, Việt Nam đã gia nhập, trở thành thành viên của nhiều Công ước, Điều ước quốc tế về an ninh hàng hải, từ đó ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nội luật hóa và thực thi pháp luật quốc tế trong hệ thống pháp luật quốc gia.
4.1.1. Tranh chấp chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia
4.1.1.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về vấn đề tranh chấp chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia trên biển Đơng
Là một quốc gia có chiều dài trải dài dọc theo bờ biển, nên trong lịch sử Việt Nam thường bị các quốc gia tấn cơng xâm lược từ biển. Vì vậy, cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền và bảo vệ biên giới quốc gia của Việt Nam trên biển được hình thành từ rất sớm như: Tuyên bố của Chính phủ, ngày 12-5-1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; Nghị định của Chính phủ, ngày 29-11-1980, về trật tự qua lại của tàu thuyền nước ngoài tại vùng nội thủy của Việt Nam; Tuyên bố của Chính phủ, ngày 12-11-1982, về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam; Đặc biệt, ngày 23/6/1994, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa IX) đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Với việc phê chuẩn này, Việt Nam đã khẳng định quyết tâm cùng cộng
đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý cơng bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển.
Trên cơ sở đó, ngày 17-6-2003, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật Biên giới quốc gia trong đó ngay tại điều 1 của Luật biên giới quốc gia đã xác định: “Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hồng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lịng đất, vùng trời của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [58].
Trong Luật biển giới quốc gia cũng đưa ra cơ sở pháp lý để xác định đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng nước lịch sử phù hợp với pháp luật quốc tế.
Ngày 21-6-2012, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã chính thức thơng qua Luật Biển Việt Nam. Mặc dù không trực tiếp đề cập đến tranh chấp chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển nhưng Luật Biển Việt Nam đã khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trước những tuyên bố yêu sách về chủ quyền của các nước láng giềng, đặc biệt là Trung quốc. Đồng thời Luật biển cũng nhấn mạnh lập trường nhất quán của Việt Nam “giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hịa bình, phù hợp với Cơng ước của LHQ về luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế” [58].
Luật Biển Việt Nam thể hiện rõ cơ sở pháp lý xác định các vùng biển Việt Nam phù hợp với nguyên tắc “đất thống trị biển”, theo đó tất cả các vùng biển đều được xác định từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Đường cơ sở này phải được Chính phủ xác định và cơng bố sau khi được Ủy ban Thường vụ QH phê chuẩn. Trong Luật Biển Việt Nam có quy định các tiêu chuẩn phân loại các đảo, theo đó, đảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đối với đảo đá, khơng thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì khơng có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Ngồi ra, Luật Biển Việt Nam cịn quy định rõ việc xử lý vi phạm đối với hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên biển.
Luật Biển Việt Nam ra đời là một bước tiến quan trọng trong q trình hồn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến biển, đảo Việt Nam, quy định đầy đủ chế độ
pháp lý các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam. Những nội dung trong Luật Biển Việt Nam hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế, trở thành công cụ pháp lý quan trọng giúp Việt Nam thực hiện công tác quản lý nhà nước trên biển đồng thời là cơ sở pháp lý để bảo vệ, gìn giữ chủ quyền, an ninh tuyến đường vận tải biển cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông.
4.1.1.2. Thực tiễn thi hành pháp luật Việt Nam về vấn đề tranh chấp chủ quyền và quyền chủ quyền giữa các quốc gia trên biển Đông
Tranh chấp về chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia trên biển Đông là một hiểm họa không chỉ đe dọa an ninh hàng hải khu vực mà còn là một hiểm họa trực tiếp đe dọa an ninh hàng hải Việt Nam. Trong văn kiện Nghị quyết XII của Đại hội Đảng CSVN cũng nhận định: “Khu vực Đông Nam Á tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa - kinh tế - chính trị chiến lược ngày càng quan trọng; đồng thời, đây cũng là khu vực có nhiều nhân tố bất ổn; tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đơng cịn diễn ra gay gắt” [30].
Thực tiễn thi hành pháp luật về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các đảo, vùng biển được xác lập theo pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế, thể hiện cụ thể trên các lĩnh vực sau:
Thứ nhất: Việt Nam đã tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ
tốt danh nghĩa chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa; quản lý và bảo vệ vững chắc 21 đảo, bãi với 33 điểm đóng quân ở quần đảo Trường Sa, bảo vệ tốt vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý thông qua việc duy trì hệ thống và hoạt động của 15 nhà giàn DK trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam [37]. Thứ hai: Các lực lượng thực thi pháp luật trên biển, như cảnh sát biển, biên phòng, kiểm ngư, hải quân chủ động tiến hành hoạt động tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật Việt Nam trên vùng biển Việt Nam, qua đó góp phần tích cực vào việc duy trì an ninh trên biển, thể hiện rõ vai trò quản lý và bảo vệ vùng biển của Việt Nam.
Thứ ba: Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân về vai trò của biển, đảo, đặc biệt là tranh chấp chủ quyền trên Biển Đơng, qua đó tạo niềm tin và phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc trong bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Thứ tư: Kiên trì, kiên quyết đấu tranh đối với các vi phạm chủ quyền biển, đảo
của Việt Nam. Nhà nước Việt Nam trước sau như một, luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam [17].
Là một trong những nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đơng với Trung Quốc, Việt Nam rất quan tâm tới vụ kiện của Phi-lip-pin và đã cử đại diện tham dự quá trình tố tụng của Tịa Trọng tài với tư cách là quan sát viên. Phán quyết cuối cùng của Tịa Trọng tài ngày 12-7-2016 có những nội dung phù hợp với lập trường 8 điểm trong Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Tòa Trọng tài ngày 5-12- 2014 và đã được Tịa Trọng tài cơng nhận để đưa vào cân nhắc. Những nội dung phù hợp nổi bật giữa Phán quyết của Tòa Trọng tài và Tuyên bố của Việt Nam bao gồm: 1) Việt Nam công nhận Tịa Trọng tài có thẩm quyền đối với vụ kiện, đối với những điểm mà Tòa Trọng tài tuyên bố ngày 12-7-2016; 2) Việt Nam và Tòa Trọng tài bác bỏ bất kỳ tuyên bố chủ quyền nào của Trung Quốc dựa trên “đường 9 đoạn”; 3) Việt Nam và Tòa Trọng tài đều cho rằng cả 8 cấu trúc mà Phi-lip-pin đề cập cụ thể trong vụ kiện chỉ là những bãi nửa nổi nửa chìm theo Điều 13 của UNCLOS hoặc là đá theo Điều 121, khoản 3 của văn kiện này, do đó chỉ có tối đa lãnh hải 12 hải lý; 4) Việt Nam bảo lưu tất cả các quyền của mình nhằm sử dụng các biện pháp hịa bình để bảo vệ các quyền lợi pháp lý và các quyền lợi hợp pháp của mình ở Biển Đơng.
Phán quyết của Tòa Trọng tài đã tạo ra những cơ sở pháp lý vững chắc cho Phi-lip-pin, Việt Nam cũng như các nước đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc có những tuyên bố và hành động phù hợp nhằm bảo vệ tốt nhất lập trường cũng như chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của mình trên Biển Đơng.
4.1.2. Cướp biển/cướp có vũ trang đối với tàu thuyền
4.1.2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về đấu tranh chống cướp biển/cướp có vũ trang đối với tàu thuyền
Thực thi nghĩa vụ thành viên UNCLOS, các quốc gia thành viên đều hình sự hóa tội danh cướp biển trong luật hình sự quốc gia làm cơ sở để truy tố, xét xử tội danh này. Trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam cho đến trước năm 2015(sửa đổi năm 2017) chưa có quy định cụ thể về tội cướp biển (các hành vi tương tự có thể được truy tố về tội Cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 hoặc tội Chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy theo quy định tại Điều 221 BLHS Việt Nam năm 1999). Tuy
nhiên, việc xử lý hành vi cướp biển về hai tội danh này chưa phản ánh đúng tính chất, mức độ và nội dung của tội cướp biển. Bên cạnh đó rất khó để xử lý hành vi cướp biển xảy ra bên ngồi vùng biển quốc tế, khơng thuộc thẩm quyền tài phán của Việt Nam. Chính vì vậy, để tạo cơ sở pháp lý trong đấu tranh với tội cướp biển đồng thời nhằm thực thi các cam kết quốc tế của UNCLOS và Hiệp định ReCaap, BLHS Việt Nam năm 2015 đã quy định tội cướp biển tại Điều 302.
Giống như điều 101 của UNCLOS, BLHS Việt Nam năm 2015 không đưa ra khái niệm cướp biển, mà chỉ mô tả cụ thể những hành vi được xem là phạm tội cướp biển, bao gồm: (1) Tấn công tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác đang ở biển cả hoặc ở nơi không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào; (2) Tấn công hoặc bắt giữ người trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải tại vùng biển cả hoặc vùng không thuộc quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào; (3) Cướp phá tài sản trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác tại vùng biển cả hoặc vùng không thuộc quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào. Hành vi “cướp phá” bao gồm cả hai hành vi “cướp tài sản” và “phá hủy tài sản” (tương tự như hành vi của tội Cướp tài sản và tội Hủy hoại tài sản).
Đây là tội danh có cấu thành hình thức, khơng nhất thiết địi hỏi hậu quả xảy ra như một căn cứ để xác định trách nhiệm hình sự. Lỗi trong phạm tội cướp biển luôn là lỗi cố ý, (thông thường phải là cố ý trực tiếp) bởi người phạm tội nhận thức được hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được hậu quả và mong muốn thực hiện hành vi, mong muốn hậu quả xảy ra.
So sánh về mô tả hành vi tội cướp biển trong BLHS Việt Nam năm 2015 và UNCLOS ta thấy sự tương đồng rất cao giữa hai quy định này. Mặc dù BLHS Việt Nam năm 2015 không quy định các hành vi khác mang tính chất “giúp đỡ” hoặc “xúi giục” hành vi cướp biển như trong Điều 101 UNLCLOS nhưng có thể áp dụng quy định về đồng phạm tại Điều 17 BLHS Việt Nam năm 2015 là căn cứ để xử lý các trường hợp trên.
So sánh quy định về tội cướp biển trong BLHS Việt Nam năm 2015 và quy định trong Hiệp định ReCAAP thì thấy BLHS Việt Nam chỉ quy định về hành vi cướp biển xảy ra trên biển cả hoặc vùng biển không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào chứ không đề cập tới hành vi cướp có vũ trang đối với tàu thuyền. Việc quy định như vậy theo tác giả là hợp lý, bởi lẽ BLHS Việt Nam năm 2015 đã có quy định về tội Cướp tài sản và tội Chiếm đoạt tàu bay, tàu thùy (các tội danh có mơ tả hành vi tương tự hành vi của tội cướp biển nhưng xảy ra ở nơi thuộc quyền tài phán của Việt Nam).
Hình phạt cho tội cướp biển được xác định trong 4 khung từ cấu thành cơ bản cho đến cấu thành tăng nặng, thấp nhất là 05 năm và cao nhất là tù chung thân. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 302 của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 là cơ sở pháp lý cho việc điều tra, truy tố, xét xử tội danh cướp biển - một loại tội phạm mang tính quốc tế, thường xuyên đe dọa trực tiếp tới an ninh của tàu biển, cảng biển.
Ngay sau khi tàu Royal 16 của Việt Nam bị cướp tấn công, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã ban hành Công văn số 4613/BTL-TM, ngày 8/12/2016 về việc Khuyến cáo đối với doanh nghiệp vận tải biển và thuyền trưởng tàu biển Việt Nam trong đấu tranh phòng, chống cướp biển, cướp vũ trang chống lại tàu thuyền. Nội dung của khuyến cáo gồm: những vùng biển tiềm ẩn nguy cơ cướp biển; việc tuân thủ pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam liên quan đến an ninh hàng hải; những lưu ý khi điều động tàu đi qua khu vực có nguy cơ cao về cướp biển, cướp có vũ trang; cách điều động tàu chống cướp biển, cướp có vũ trang; các biện pháp xử lý của thủy thủ đoàn khi cướp biển lên tàu và biện pháp xử lý trong trường hợp có sự ứng cứu của các lực lượng chức năng. Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cũng cam kết sẽ cùng các bộ, ban, ngành liên quan nỗ lực, cố gắng trong