Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong pháp luật (Trang 26 - 28)

1.3. Đánh giá kết quả của các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tà

1.3.1. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án

1.3.1.1. Những ưu điểm và kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa và tiếp tục phát triển

Các cơng trình nghiên cứu đã đề cập đến cơ sở lý luận của an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển như khái niệm an ninh hàng hải, các hiểm họa an ninh. Đây sẽ là cơ sở lý luận giúp tác giả tiếp tục nghiên cứu những vấn đề lý luận về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển. Đặc biệt các cơng trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài đã cho tác giả một bức tranh toàn cảnh về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong bối cảnh thương mại hóa tồn cầu. Những tri thức từ sự tổng hợp, thống kê, phân tích về an ninh tàu biển, cảng biển của các học giả tiền bối sẽ là cơ sở để tác giả tiếp tục phát triển sâu hơn về vai trò của an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong hoạt động thương mại quốc tế, cũng như đặt an ninh hàng hải trong mối quan hệ với an toàn hàng hải và an ninh quốc gia.

Một trong những kết quả nghiên cứu có ý nghĩa từ các cơng trình nghiên cứu khoa học kể trên là đã khái quát tương đối đầy đủ pháp luật quốc tế về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển, từ đó giúp tác giả có cơ sở khoa học để nghiên cứu so sánh với thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển của Việt Nam.

Mặc dù các cơng trình nghiên cứu khoa học trong nước mới chỉ dừng lại ở việc tiếp cận một số khía cạnh nhỏ của an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển, nhưng đã nỗ lực chỉ ra những điểm bất cập như vấn đề xử lý thông tin an ninh hàng hải, vấn đề quản lý nhà nước về an ninh hàng hải. Đây sẽ là những cơ sở khoa học quý báu để tác giả tiếp tục nghiên cứu những bất cập trong thực trạng pháp luật, thực tiễn thi hành pháp luật về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển của Việt Nam, tìm ngun nhân để từ đó đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm bảo đảm tăng cường an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển của Việt Nam.

1.3.1.2. Những vấn đề chưa giải quyết thấu đáo

Thứ nhất : vấn đề an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển được tiếp cận

dưới nhiều góc độ khác nhau, với nhiều định nghĩa khác nhau mà chưa xây dựng được một khái niệm chung về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển.

Thứ hai: có nhiều cơng trình của các học giả nước ngồi nghiên cứu về an

pháp luật mà không phân tích sâu nội dung của pháp luật quốc tế về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển, lại càng không nghiên cứu pháp luật Việt Nam về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển cũng như đề xuất các giải pháp, kiến nghị bảo đảm tăng cường an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển của Việt Nam.

Thứ ba: pháp luật quốc tế về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển luôn được các tổ chức quốc tế sửa đổi, bổ sung. Hàng năm, Tổ chức hàng hải quốc tế thường xuyên ban hành các Thông Tri, Nghị quyết sửa đổi, bổ sung hoặc hướng dẫn thực thi các công ước, bộ luật quốc tế về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển cho phù hợp với tình hình mới. Do đó, các cơng trình nghiên cứu thường mất đi tính thời sự khi chưa nghiên cứu, cập nhật các văn bản pháp luật quốc tế này.

Thứ tư: ở Việt Nam, vấn đề an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển

chưa được tập trung nghiên cứu với rất các cơng trình nghiên cứu và nếu có thì chỉ đề cập tới một vài khía cạnh của an ninh hàng hải như vấn đề xử lý thông tin an ninh hàng hải, quản lý an ninh hàng hải, hoặc đề cập đến cướp biển, an ninh cảng biển tại một số cảng nhất định. Có thể nói chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, tồn diện vấn đề an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong pháp luật quốc tế và thực tiễn Việt Nam, nhất là ở cấp độ luận án tiến sĩ.

1.3.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu mà các học giả trong nước và ngồi nước đã đạt được, thì luận án cần tiêp tục nghiên cứu các vấn đề sau:

Thứ nhất là tiếp tục làm sáng tỏ hơn, sâu sắc hơn hệ thống lý luận về an

ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển, cụ thể là:

- Làm rõ khái niệm tàu biển, cảng biển, khái quát hóa được khái niệm an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển. Nhận diện các hiểm họa an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển, nghiên cứu làm nổi bật vai trò của an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong thương mại quốc tế.

- Trong quá trình nghiên cứu cần đặt an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong mối quan hệ với an toàn hàng hải và an ninh quốc gia làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp xây dựng chính sách, pháp luật của quốc gia về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển.

Thứ hai là nghiên cứu hệ thống pháp luật quốc tế và thực thi pháp luật quốc

tế về an ninh hàng hàng hải đối với tàu biển, cảng biển tại một số quốc gia cụ thể: - Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của chế định an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong pháp luật quốc tế- một vấn đề chưa được các học giả đề cập tới.

- Tiếp tục nghiên cứu, phân tích nhằm làm sáng tỏ nội dung của các quy định trong pháp luật quốc tế về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển cũng như liên hệ thực tiễn thi hành pháp luật quốc tế về an ninh hàng hải tại một số quốc gia như Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Ma-lay-xia.

- Phân tích các thiết chế quốc tế trong việc bảo đảm thực thi pháp luật quốc tế về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển.

Thứ ba là cần tiếp tục nghiên cứu vấn đề pháp luật Việt Nam về an ninh

hàng hải đối với tàu biển, cảng biển. Đây là vấn đề pháp lý chưa được nhiều học giả trong nước và ngoài nước nghiên cứu một cách toàn diện, và sẽ là cơ hội cho tác giả được tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu trong luận án của mình. Cụ thể là:

- Nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển, q trình nội luật hóa các Cơng ước quốc tế để thấy mức độ tương thích và phù hợp của pháp luật Việt Nam với các Công ước quốc tế về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.

- Phân tích thực tiễn thi hành pháp luật an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển. Hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong bảo đảm thực thi pháp luật về an ninh hàng hải cũng được tiếp tục đề cập đến trong luận án.

- Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu chỉ ra các bất cập còn tồn tại trong hệ thống pháp luật để đề xuất giải pháp đồng bộ cho bảo đảm tăng cường an ninh hàng hải đối với tàu biển và cảng biển của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong pháp luật (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)