Quan điểm định hướng của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong pháp luật (Trang 126 - 130)

CHƯƠNG 4 THỰC TIỄN VIỆT NAM VỀ ANNINH HÀNG HẢI

4.3. Quan điểm định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam

4.3.1. Quan điểm định hướng của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tăng

4.3.1. Quan điểm định hướng của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tăng cường bảo đảm an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển bảo đảm an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển

Dù chưa xây dựng và ban hành một chính sách riêng về an ninh hàng hải

nhưng trong các văn kiện đại hội Đảng cũng như thực tiễn hoạt động đối ngoại của Việt Nam đã thể hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo đảm an ninh hàng hải, cụ thể trên các phương diện sau:

4.3.1.1. Bảo đảm an ninh hàng hải gắn liền với bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo, bảo vệ an ninh tuyến đường vận tải biển quốc gia

Nằm ở vị trí cửa ngõ của Biển Đơng, Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km,

đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới; trong số 64 tỉnh, thành phố thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển - không chỉ là lợi thế để Việt Nam phát triển kinh tế biển mà còn là cầu nối quan trọng với các tuyến hàng hải huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Trung cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực biển Đơng.

Với tầm nhìn chiến lược vượt thời đại, từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng những chỉ rõ tiềm năng, lợi thế của “ biển bạc” mà còn đặc biệt quan tâm đến bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, nhất là vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Người quan niệm quốc phịng và an ninh có quan hệ chặt chẽ với nhau và cần phải xây dựng được thế trận quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo [54,32].

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền biển, đảo, làm chủ biển, bảo vệ và khai thác nguồn lợi từ biển, trong suốt tiến trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã luôn quan tâm phát huy lợi thế của đất nước về biển, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo như một trong những động lực cơ bản cho sự phát triển bền vững. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề biển đảo được thể hiện xuyên suốt ngay từ khi đất nước vừa mới thống nhất. Ngày 12/5/1977, Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên.

Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII năm 1996 đã xác định: "Vùng biển

và ven biển là địa bàn chiến lược về kinh tế và an ninh, quốc phịng, có nhiều lợi thế phát triển và là cửa mở lớn của cả nước để đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút và đầu tư nước ngoài. Khai thác tối đa tiềm năng và các lợi thế của vùng biển, ven biển, kết hợp an ninh, quốc phòng, tạo thế và lực để phát triển mạnh kinh tế - xã hội, bảo vệ và làm chủ vùng biển của Tổ quốc"[26].

Trong văn kiện Đại hội IX năm 2001, Đảng chủ trương: “Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo, kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo

vệ an ninh trên biển” [27].

Đại hội Đảng khóa X năm 2006 khẳng định: “Phát triển mạnh kinh tế biển

vừa tồn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm với những ngành có lợi thế so sánh để đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế.” [28],

Đại hội XI của Đảng năm 2011 đã nhấn mạnh: “Phát triển mạnh kinh tế biển

tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta, gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển…” [29].

Tư tưởng bảo đảm an ninh hàng hải gắn liền với bảo vệ chủ quyền an ninh

biển đảo được tiếp tục ghi nhận lại trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng năm 2016 về bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới với định hướng: “chủ động ngăn chặn,

làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính tồn cầu, khơng để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống” [30].

Đối với vấn đề tranh chấp trên biển Đông hiện nay, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là giải quyết các tranh chấp ở biển Đơng bằng biện pháp hịa bình trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp quốc, Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông giữa các nước ASEAN và Trung Quốc năm 2002, Luật Biển Việt Nam. Yêu cầu chiến lược của Việt Nam là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia; đồng thời giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước; giữ quan hệ hữu nghị hợp tác với Trung Quốc, các nước ASEAN và các quốcia khác trên toang thế giới.

4.3.1.2. Bảo đảm an ninh hàng hải góp phần thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển

Ngành vận tải biển đóng một vai trị vơ cùng quan trọng cho sự phát triển

kinh tế đất nước, trong đó đặc biệt phải kể đến năng lực vận chuyển hàng hóa của đội tàu biển cũng như năng lực bốc xếp, thông quan hàng hóa của hệ thống cảng biển Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Cục hàng hải, tính đến hết tháng 12/2017, đội tàu vận tải hàng hóa treo cờ Việt Nam gồm 1.144 tàu (bao gồm 995 tàu chở bách hóa, 39 tàu container), trong số đó, ước tính hiện tại chỉ cịn khoảng 400 tàu hoạt động quốc tế, còn lại là vận tải nội địa. Năm 2016, khối lượng hàng hóa do đội tàu biển Việt Nam vận chuyển đạt 123,8 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2015 và đạt 130,9 triệu tấn vào năm 2017. Mục tiêu phấn đấu khối lượng hàng hóa do đội tàu Việt Nam đảm nhận đạt khoảng từ 140 đến 153 triệu tấn vào năm 2020; khoảng từ

237 đến 270 triệu tấn vào năm 2030; số lượng hành khách đạt khoảng từ 08 đến 09 triệu lượt người vào năm 2020 [75] (Xem thêm phụ lục số 06).

Năm 2016, khối lượng hàng hóa do đội tàu biển Việt Nam vận chuyển đạt 123,8 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2015 và đạt 130,9 triệu tấn vào năm 2017. Mục tiêu phấn đấu khối lượng hàng hóa do đội tàu Việt Nam đảm nhận đạt khoảng từ 140 đến 153 triệu tấn vào năm 2020; khoảng từ 237 đến 270 triệu tấn vào năm 2030; số lượng hành khách đạt khoảng từ 08 đến 09 triệu lượt người vào năm 2020 [75]. (Xem thêm phụ lục số 07).

Đối với hệ thống cảng biển, tính đến hết tháng 12 năm 2017, cả nước có 45 cảng biển, 263 bến cảng với khoảng 88km chiều dài cầu cảng, 18 khu neo đậu với tổng công suất thiết kế khoảng 543 triệu tấn hàng/năm [8]. (Xem phụ lục số 08).

Năm 2017, khối lượng hàng hóa qua cảng đạt 536,4 triệu tấn, tăng 17% so với năm 2016. Mục tiêu phấn đấu khối lượng hàng qua cảng năm 2020 sẽ đạt khoảng từ 640 đến 680 triệu tấn/năm và đạt khoảng từ 1.040 đến 1.160 triệu tấn/năm vào năm 2030 [75]. Hệ thống tàu biển, cảng biển Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu luân chuyển hàng hóa bằng đường biển, phục vụ tích cực cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước; tạo động lực thu hút, thúc đẩy các ngành kinh tế, công nghiệp liên quan cùng phát triển (xem phụ lục số 09).

Bảo đảm an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển có một vai trị quan trọng cho sự tăng trưởng bền vững của ngành vận tải biển, góp phần thực hiện mục tiêu đưa nước ta trở thành “quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh” phấn đấu đến năm

2045 đưa Việt Nam trở thành “quốc gia biển mạnh, kinh tế biển đóng góp quan

trọng vào nền kinh tế đất nước, tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương” [6]. Ngành vận tải biển càng phát triển, thì càng có khả năng huy động được thêm nguồn lực (con người, phương tiện, nguồn tài chính) cho hoạt động tăng cường bảo đảm an ninh hàng hải thơng qua việc hồn thiện hệ thống tổ chức quản lý an ninh và chính sách xã hội hố hoạt động này. Ngồi ra, hiệu quả của hoạt động bảo đảm an ninh hàng hải cịn góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trên biển, thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của quốc gia có biển trong việc bảo đảm an ninh hàng hải trên vùng biển của Việt Nam và do Việt Nam đảm trách.

4.3.1.3. Tăng cường hợp tác quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển

được Việt Nam hiện thực hóa qua việc ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế, tích cực hợp tác với các tổ chức quốc tế và khu vực về an ninh hàng hải.

Ngày 28/5/1984, Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Hàng hải

quốc tế, tích cực tham gia Hội nghị Thường niên của Đại hội đồng IMO, tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên IMO, tranh thủ sự hỗ trợ của IMO trong đào tạo nguồn nhân lực cho cho ngành hàng hải, đặc biệt đào tạo pháp luật về an ninh hàng hải. Việt Nam cũng là thành viên tích cực của tổ chức Hải quan quốc tế, với nhiều nỗ lực trong hoạt động ngăn chặn vận chuyển trái phép chất ma túy, vũ khí, vận chuyển người trái phép bằng đường biển.

Ở cấp độ khu vực, là thành viên ASEAN từ năm 1995, Việt Nam ln tích cực tham gia vào tất cả các lĩnh vực hợp tác, các diễn đàn mở rộng của ASEAN về an ninh hàng hải. Trong bối cảnh ASEAN đứng trước nhiều khó khăn, thách thức liên quan đến sự cạnh tranh của các nước lớn, sự khác biệt trong nhận thức, lợi ích và ứng xử, Việt Nam đã nỗ lực củng cố đoàn kết, thống nhất vai trò của ASEAN trong xử lý những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, thúc đẩy hợp tác thực tiễn trong các cơ chế, diễn đàn khu vực quan trọng do ASEAN khởi xướng và dẫn dắt như EAS, ADMM+… Đối với vấn đề Biển Đông, Việt Nam tiếp tục chủ động trao đổi và phối hợp với các nước nhằm tạo dựng sự đồng thuận trong ASEAN và giữa ASEAN với đối tác về duy trì hịa bình, an ninh hàng hải trên Biển Đông, thúc đẩy đưa vấn đề Biển Đông vào văn kiện các hội nghị, diễn đàn ASEAN với những nội dung tích cực; đóng góp lớn trong việc xây dựng, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố của các bên về ứng xử tại Biển Đông (DOC) và thúc đẩy sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đơng (COC).

Bên cạnh đó, Việt Nam cịn tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế, thể hiện sự tích cực của quốc gia trong việc giải quyết những vấn đề chung về an ninh hàng hải và trách nhiệm sẵn sàng, chủ động trong bảo đảm an ninh hàng hải tại Việt Nam. Tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế không chỉ thể hiện tinh thần của nguyên tắc Pacta Sunservanda trong luật quốc tế mà còn là nghĩa vụ hợp tác theo pháp luật quốc tế. Việt Nam luôn khẳng định quan điểm và trách nhiệm của mình khi giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh hàng hải có tính chất tồn cầu, “tích

cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống” [29].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trong pháp luật (Trang 126 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)