CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀCHẤT LƯỢNG DỊCH VỤLƯU TRÚ
1.2. Cơ sởthực tiễn
1.2.1. Tổng quan vềtình hình phát triển ngành du lịchởViệt Nam
Du lịch Việt Nam ngày càng được khẳng định qua những con sốtăng trưởng tích cực. Tuy nhiên, du lịch cũng gặp phải nhiều thách thức trong quá trình xây dựng và phát triển bền vững. Chính vì vậy, tiềm năng du lịch muốn khai thác một cách tồn diện cần phải có những giải pháp thiết thực.
Năm 2018 tiếp tục được đánh giá là một năm thành công của du lịch Việt Nam. Về tốc độ tăng trưởng khách quốc tế, Việt Nam hiện đang ở mức rất cao (21%), trong khi Thái Lan, Singapore, Malaysia đều có dấu hiệu chững lại...Tuy nhiên, theo nhận định của các doanh nghiệp và nghiên cứu của Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), hiện ngành du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với 3 thách thức lớn nhất.
Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đều có sự tăng trưởng ổn định, bình qn tăng trên 15% cả về số lượng khách du lịch nội địa và khách quốc tế đến Việt Nam. Năm 2018 tiếp tục đượcđánh giá là một năm thành công của du lịch Việt Nam khi đón nhận khoảng 15,6 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ trên 80 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch đạt 620.000 tỷ đồng. Về tốc độ tăng trưởng khách quốc tế, Việt Nam hiện đang ở mức rất cao (21%), trong khi Thái Lan,
Singapore, Malaysia đều có dấu hiệu chững lại. Đây là cơ hội tốt cho du lịch Việt Nam rút ngắn khoảng cách với các quốc gia mạnh về du lịch trong khu vực.
Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới WEF, Việt Nam hiện đứng hạng 67/136 nền kinh tế về năng lực cạnh tranh du lịch, xếp thứ 5 trong khối ASEAN. Trong số 14 chỉ số trụ cột, Tài nguyên tự nhiên (hạng 34) và Tài nguyên văn hóa và du lịch cơng vụ (hạng 30) của Việt Nam được đánh giá là tích cực nhất.
Các chuyên gia nhận định, ngành du lịch, lữ hành Việt Nam năm 2019 hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng trưởng khi Việt Nam đang nổi lên là một điểm đến du lịch hấp dẫn trên thế giới. Việc quảng bá hìnhảnh quốc gia qua các hoạt động như xúc tiến du lịch, hội chợ ITB, WTM…, hay qua phimảnh, cuộc thi hoa hậu, thể thao… được thực hiện rất tốt.
Với xu thế phát triển mạnh mẽ về kinh tế cũng như thu nhập như hiện nay, du lịch Việt Nam có triển vọng phát triển hơn nữa, hướng tới hoàn thành trước hạn mục tiêu đến năm 2020 thu hút được 17 - 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa, đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD, giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỷ USD, tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp" (Nghị quyết Ttungương 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn).
Trong những tháng cuối năm 2019, du lịch Việt Nam tiếp tục duy trì thúcđẩy, tăng trưởng về khách du lịch quốc tế và nội địa. Dự kiến năm 2019, ngành Du lịch sẽ đón, phục vụ khoảng 17,5 - 18 triệu lượt khách quốc tế, 85 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch phấn đấu đạt 700.000 tỷ đồng.
Đáng chú ý, khách Trung Quốc dù vẫn đứng đầu lượng khách quốc tế đến Việt Nam với hơn 3,3 triệu lượt nhưng giảm nhẹkhoảng 0,9%. Vềkhách nội địa, 8 tháng đầu năm 2019 ước đạt 59,7 triệu lượt, trong đó có 30,6 triệu lượt khách lưu trú, tổng thu từkhách du lịch đạt 442200 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kì năm 2018.
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú với nhiều thếmạnh vềDi sản Việt Nam, danh lam thắng cảnh, Văn hóa -ẩm thực , đặc biệt, chính nhờsự đa dạng trong văn hóaẩm thực, Việt Nam vinh dựlọt vào top 15 quốc gia có nềnẩm thực đường phốhấp dẫn nhất thếgiới. Một sốmón ăn được các bạn bè quốc tếu thích như Phở, Bánh mì, Bún bị Huế, …
Kếhoạch phát triển đến năm 2020, Việt Nam sẽ đón 17-20 triệu lượt khách quốc tế, 32-35 triệu lượt khách nội địa. Thu nhập trực tiếp từcác hoạt động du lịch đạt 10-11 tỷUSD, tạo ra 3 triệu việc làm. Quan điểm phát triển du lịch Việt bền vững theo hướng chất lượng, nâng tầm thương hiệu; khai thác có trọng tâm, trọng điểm nguồn lực và lợi thếquốc gia, phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa.