Với Internet, các giải pháp để đáp ứng những yêu cầu đó chưa đồng bộ

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ̉ potx (Trang 75 - 144)

gia thị trường kinh doanh phải tuân theo.

Tính tin cậy được hiểu theo nghĩa, chẳng hạn với thẻ tín dụng, số của thẻ tín dụng chỉ được biết bởi những đối tượng hợp pháp, ví dụ ngân hàng phát hành.

Yêu cầu toàn vẹn hiểu theo nghĩa cả số tiền mua và bản thân mặt hàng được mua không bị thay đổi tuỳ tiện.

Tính xác thực thể hiện ở chỗ cả người mua và người bán đều có yêu cầu xác nhận về người kia, tức là khẳng định người kia là ai.

4.1.3.2.Những yêu cầu của hệ thống truyền thống cũng bao gồm sự uỷ quyền, bảo đảm và bí mật cá nhân

Uỷ quyền cho phép người bán biết được người mua có đủ chi phí để thanh toán hay không. Người bán hàng sẽ phải xác nhận rằng tài khoản ngân hàng của khách hàng có đủ chi trả cho số tiền ghi trên séc không hoặc phải biết số tiền mua thẻ tín dụng của khách hàng qua sự xác nhận của ngân hàng phát hành thẻ tín dụng.

Người mua hàng cũng có thể muốn có một sự bảo đảm từ phía người bán hàng rằng họ là người có đủ khả năng và xứng đáng để tin. Cơ sở cho sự bảo đảm đó có thể là giấy phép kinh doanh; các xác nhận từ các khách hàng khác; từ báo và tạp chí; hoặc từ các giao kèo của người bảo lãnh trong các giao dịch phức tạp hơn.

Đôi khi hoạt động bán hàng cần được đảm bảo bí mật. Hình thức thanh toán bằng tiền mặt xem ra bí mật vì nó không để lại dấu vết giấy trắng mực đen ràng buộc người mua và sản phẩm – khi việc mua bán bằng tiền mặt đã hoàn thành, người bán hàng không có một hồ sơ nào về đặc điểm của người mua liên quan đến hàng hoá.

4.1.3.3.Với Internet, các giải pháp để đáp ứng những yêu cầu đó chưa đồngbộ bộ

Với các hệ thống thanh toán điện tử, các yêu cầu tương tự cũng luôn được đặt ra. Câu trả lời thuộc về công nghệ, nó có thể đưa ra các nguyên lý thích ứng, tuy nhiên điều đó không có nghĩa nó sẽ được thực thi một cách dễ dàng.

4.1.3.4.Chữ ký điện tử và các giấy chứng nhận điện tử được dùng trên Internet đáp ứng một số yêu cầu

Chữ ký điện tử và các giấy chứng nhận điện tử là một thuật ngữ liên quan đến khái niệm mã hoá. Mã hoá được dùng để đảm bảo độ tin cậy tính xác thực và bí mật cá nhân. Các yêu cầu cần đáp ứng cho một hệ thống thanh toán điện tử phụ thuộc vào cái được mã hoá và người được phép giải mã nó.

Do giảm thiểu các hoạt động giao tiếp trực tiếp, để đối phó với tình trạng gian lận, cần có cơ chế xác nhận người mua và người bán; người mua cần có các bằng chứng tin cậy từ phía người bán hàng. Các thủ tục trong cơ chế liên quan đến việc dùng chữ ký điện tử trong giao dịch thư từ điện tử và các chứng nhận điện tử để thành lập các đặc điểm nhận diện một doanh nghiệp. Các thủ tục này cũng cần được xem xét để dùng và nâng cao hiệu qủa của các mạng EDI, mạng ngân hàng …

4.2. CÁC HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ4.2.1. Đặc điểm chung 4.2.1. Đặc điểm chung

Các phương thức thanh toán điện tử có các đặc điểm chung sau đây:

4.2.1.1. Các hệ thống thanh toán điện tử chỉ là các con số

Các phương thức được phát triển để tạo ra các thanh toán trên Internet thực chất là các phiên bản điện tử của các hệ thống thanh toán truyền thống mà chúng ta sử dụng hàng ngày như tiền mặt, séc và thẻ tín dụng.

Các con số trong thanh toán điện tử là yếu tố cơ bản phân biệt với các hệ thống thanh toán truyền thống. Có thể nói, mọi đặc điểm được ảo hoá trong dãy các bít số. Chính sự ảo hoá này khiến cho các phương thức thanh toán khác nhau có dáng dấp gần giống nhau, phân biệt chủ yếu là phần mềm thanh toán đó do hãng nào triển khai.

Ngoài các hệ thống thanh toán hiện đang được bổ sung thêm các chức năng để có thể sử dụng trên máy tính cá nhân, trong tương lai không xa nữa sẽ có các thiết bị hỗ trợ mới như máy bán hàng cá nhân (PDA – Personal Digital Assistant), thẻ thông minh (smart card).

4.2.1.2. Các phương thức thanh toán điện tử, một mô phỏng các hệ thống thanh toán truyền thống, thích hợp cho cả hai kiểu giao dịch: B2C và B2B.

Nhiều hệ thống được trình bày dưới đây được thiết kế theo quan điểm hướng vào người tiêu dùng, tuy nhiên cũng có thể dùng cho thương mại giữa các doanh nghiệp trên Internet.

Do các phương thức thanh toán điện tử được mô phỏng dựa trên các hệ thống thanh toán truyền thống nên nó có thể được dùng cho chính các công ty, doanh nghiệp để thay thế cho các phương thức thanh toán khác, chẳng hạn, thẻ tín dụng.

Ngoài ra, việc bổ sung các phương thức thanh toán mới sẽ cho phép các doanh nghiệp đưa ra các dịch vụ mới để xử lý việc mua hàng thay cho việc dùng các phương thức cũ, vừa tốn kém vừa phức tạp, kiểu như EDI.

4.2.2. Một số phương thức thanh toán

4.2.2.1. Thẻ tín dụng Cơ chế hoạt động

Trong giao dịch bằng thẻ tín dụng, người tiêu dùng mô tả các bằng chứng về khả năng thanh toán của mình với bên bán hàng bằng cách cung cấp cho họ số thẻ tín dụng. Bên bán hàng có thể kiểm chứng số này qua ngân hàng, sau đó tạo ra một phiếu

mua hàng và đưa cho khách hàng ký nhận. Bước tiếp theo họ dùng phiếu mua hàng này để thu tiền từ ngân hàng. Đối với khách hàng, đến kỳ họ sẽ nhận được một bản báo cáo quyết toán chi tiêu các mục mua hàng từ ngân hàng.

Hình 5-12: Quy trình thanh toán thẻ tín dụng điện tử

Dùng thẻ tín dụng để tạo ra một hoạt động mua bán trên Internet cũng theo trình tự các bước như trên. Tuy nhiên cần lưu ý một số đặc điểm như sau:

Các hệ thống thẻ tín dụng cần sự an toàn xác thực

Trên Internet cần bổ sung các bước cần thiết để giúp giao dịch an toàn và xác nhận được cả người mua và người bán. Đây chính là khởi đầu xuất hiện của một vài hệ thống thanh toán sử dụng thẻ tín dụng trên Internet. Nói chung, để phân biệt các hệ thống kiểu này, người ta dựa vào hai đặc điểm, đó là: mức độ an toàn giao dịch và các phần mềm sử dụng trong giao dịch cho cả khách hàng và người bán hàng.

Hai dạng thông tin trực tuyến của thẻ tín dụng: chưa mã hoá (raw) và mã hoá Thẻ tín dụng có thể được xử lý trực tuyến theo hai cách: 1)Gửi số thẻ tín dụng và các thông tin liên quan chưa mã hoá trên Internet; 2) mã hoá các thông tin chi tiết về thẻ tín dụng trước khi gửi chúng đi thực hiện bất cứ giao dịch nào

Người mua (Chủ thẻ) Người mua (Chủ thẻ) Người bán Người bán Ngân hàng phát hành Ngân hàng thanh toán Chi nhánh thẻ thanh toán 1. Phát hành thẻ tín dụng 6. Chuyển khoản 2. Xuất trình thẻ tín dụng 4. Nhờ thu (capture) 3. Cấp phép 5. Yêu cầu thanh toán Tài khoản của chủ thẻ Tài khoản người bán

Hình 5-13: Xử lý thẻ tín dụng và các thông tin đặt hàng dưới thô (không mã hoá) Theo cách này, toàn bộ các thông tin liên quan đến giao dịch bao gồm các thông tin giới thiệu về hàng hoá, mẫu đơn đặt hàng (từ phía người bán hàng); hợp đồng mua hàng (thông tin đặt hàng) và các thông tin liên quan đến thanh toán (từ phía khách hàng) đều được truyền phát trên Internet dưới dạng ngôn ngữ liên kết siêu văn bản (HTML), không mã hoá. Các giao dịch theo cách thức này hiện gần như không còn được sử dụng nữa bởi độ an toàn của giao dịch cũng như tính bí mật thông tin về thẻ tín dụng rất thấp. Trình duyệt Web của khách hàng Máy chủ HTTP Máy chủ bán hàng Trình CGI Xử lý đơn đặt hàng Mẫu đơn đặt hàng dạng HTML Khách hàng điền vào đơn đặt hàng Dữ liệu đặt hàng Ngân hàng Chuyển tiếp thông tin thanh

toán tới ngân hàng được uỷ quyền Xử lý dữ liệu Trình duyệt Web

của khách hàng Máy chủ HTTP Máy chủ bán hàng

Trình CGI Xử lý đơn đặt

hàng Mẫu đơn đặt hàng mã hoá

Đơn và dữ liệu đặt hàng mã hoá

Dữ liệu đặt hàng

Ngân hàng

Chuyển tiếp thông tin thanh toán tới ngân hàng được uỷ quyền Xử lý dữ

Hình 5-14: Mã hoá các thông tin thẻ tín dụng và các thông tin liên quan đến đặt hàng khi tiến hành các giao dịch trên mạng

Theo cách thứ hai, các thông tin liên quan đến giao dịch và các thông tin về thanh toán được mã hoá trước khi truyền đi trên Internet. Tuy nhiên, các giao dịch thẻ tín dụng cách này, lại được chia nhỏ tuỳ thuộc vào mức độ các thông tin được mã hoá. Nếu toàn bộ các thông tin truyền phát giữa người mua và người bán đều được mã hoá, người bán ít nhất cũng được phép giải mã các thông tin chi tiết liên quan đến việc đặt hàng để hoàn tất quá trình mua bán. Để đề phòng sự gian lận có thể xảy ra từ phía người bán, các thông tin khác liên quan đến thanh toán và thẻ tín dụng sẽ được gửi tiếp tới một bên tin cậy được uỷ quyền gọi là bên tin cậy thứ ba. Bên tin cậy thứ ba này sẽ giả mã các thông tin được ủy quyền để đảm bảo tính xác thực của giao dịch cũng như an toàn cho quá trình thanh toán trong TMĐT.

4.2.2.2. Chuyển khoản điện tử và thẻ ghi nợ trên Internet Chuyển khoản điện tử (EFT) trên Internet Chuyển khoản điện tử (EFT) trên Internet

Phương thức chuyển khoản điện tử trên Internet hiện nay có nhiều ưu điểm, nhất là chi phí cho trung gian giao dịch hầu như không có bởi chính Internet là môi trường truyền dữ liệu công cộng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho EFT trên Internet, cần thiết phải sử dụng kỹ thuật mã hoá thông điệp và nhiều kỹ thuật bảo mật khác. Quá trình giao dịch EFT trên Internet được mô tả qua hình:

Thẻ ghi nợ

Thẻ ghi nợ, còn gọi là thẻ séc, là thẻ cho phép thực hiện EFT. Khác với thẻ tín dụng, khi khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ để giao dịch, số tiền thanh toán sẽ lập tức được khấu trừ từ tài khoản séc hoặc tài khoản tiết kiệm của khách hàng. Và với thẻ ghi nợ, khách hàng chỉ được phép sử dụng số tiền tương đương với số dư có trong tài khoản của họ.

Sử dụng thẻ ghi nợ có nhiều thuận lợi:

- Đăng ký sử dụng thẻ ghi nợ dễ dàng hơn nhiều so với đăng ký sử dụng thẻ tín dụng;

- Sử dụng thẻ ghi nợ thay cho việc viết séc thanh toán sẽ giúp bảo mật các thông tin cá nhân;

- Một thẻ ghi nợ khi mang theo hoàn toàn có thể sử dụng thay cho tiền mặt, séc du lịch và séc thanh toán;

- Ở nhiều nơi trên thế giới, người bán hàng sẵn lòng chấp nhận thanh toán bằng thẻ ghi nợ hơn thanh toán bằng séc.

Bên cạnh những ưu điểm, thẻ ghi nợ cũng có một số nhược điểm như mức độ bảo hộ thấp hơn so với thẻ tín dụng. Trong các giao dịch mua bán sử dụng thẻ ghi nợ, nếu

khách hàng trả lại hàng hoá hoặc huỷ dịch vụ sẽ bị xử lý như khi thanh toán bằng tiền mặt hoặc séc. Mặc dù vậy, thẻ ghi nợ vẫn là hình thức thanh toán phổ biến được sử dụng rộng rãi trong TMĐT.

4.2.2.3. Séc điện tử Cơ chế hoạt động Cơ chế hoạt động

Séc giấy, về cơ bản, là một bức thư gửi tới ngân hàng đề nghị chuyển tiền từ một tài khoản nào đó trong ngân hàng tới một tài khoản khác. Bức thư này không gửi trực tiếp tới ngân hàng mà chuyển thẳng tới người nhận tiền, và tự họ sẽ ký nhận (thường là vào mặt sau) rồi xuất trình thẻ này với ngân hàng để nhận tiền. Sau khi tiền được chuyển, sẽ được chuyển trở lại bên gửi và được dùng làm biên nhận thanh toán về sau. Trên thực tế, séc điện tử có đầy đủ các đặc điểm và cơ chế hoạt động của séc giấy. Ngoài ra, còn có một số đặc điểm sau:

Hệ thống séc điện tử dùng chứng nhận và chữ ký số

Có hai hệ thống được triển khai - một của hãng Financial Services Technology Corporation (FSTC) và một của hãng Cybercash cho phép người tiêu dùng sử dụng séc điện tử để thanh toán trực tiếp cho người mua hàng trên Web.

Séc điện tử có thể bảo vệ để đề phòng gian lận, tuy nhiên không thể thực hiện được đối với séc giấy

Về khả năng bảo mật, séc điện tử có ưu thế riêng, dựa trên kỹ thuật mã hoá, người gửi có thể tự bảo vệ an toàn cho séc bằng cách mã hoá số tài khoản của họ bằng mã hoá công khai của ngân hàng, và như vậy có thể che được số tài khoản đối với người bán hàng. Cùng với giao thức SET, các chứng nhận số có thể được dùng để xác nhận người mua hàng, ngân hàng và số tài khoản của họ.

Hệ thống viết séc điện tử Cybercash là mở rộng của Wallet cho thẻ tín dụng, nó cũng có thể được dùng để tạo ra các tác vụ thanh toán. Tuy nhiên, không như hệ thống thẻ tín dụng Cybercash, nó không phục vụ như một thành phần trung gian xử lý séc mà được xử lý trực tiếp bởi ngân hàng.

FSTC, một hiệp hội các ngân hàng và ngân hàng hối đoái, đã thiết kế séc điện tử. Đây là một mô phỏng điện tử của séc giấy truyền thống với việc dùng chữ ký điện tử để ký và ký nhận.

Kế hoạch triển khai séc bảo đảm và chuyển tiền

Để hệ thống thanh toán ngày càng linh hoạt và phong phú hơn, FSTC mong muốn đưa ra cho người dùng nhiều cơ hội lựa chọn các công cụ thanh toán khác nhau, chẳng hạn, cho phép họ khả năng chỉ rõ một séc điện tử như là một séc bảo đảm hay có thể gọi là một phiếu thanh toán điện tử. Điều này có nghĩa là người dùng có thể dùng một cơ chế đơn giản – séc điện tử - để hoàn thành tác vụ thanh toán theo các cách khác nhau phù hợp mong muốn của người nhận tiền, hoặc séc thông thường hoặc séc bảo đảm (rút nhanh tiền mặt tại ngân hàng nhận). Các hướng dẫn đi kèm với sức điện tử có thể sẽ được xử lý bằng phần mềm xử lý thanh toán điện tử (EPH – Electronic Payment

Handler) được cài đặt tại ngân hàng gửi và được sắp xếp bởi các mạng thanh toán thích hợp.

Séc điện tử có thể được phân phát hoặc bằng cách trực tiếp truyền trên mạng hoặc dùng thư điện tử. Trong cả hai trường hợp, các kênh ngân hàng hiện có có thể thanh toán bù trừ cho nhau trên mạng. Điều này dẫn đến một tích hợp tiện lợi giữa cơ sở hạ tầng ngân hàng hiện tại và Internet. Do chiến lược của FSTC đối với việc dùng séc điện tử bao gồm cả việc chuyển và giao dịch tiền tệ dùng trong hiệp hội ngân hàng hối đoái tự động quốc gia (National Automated Clearing House Association - hỗ trợ duy trì mạng ACH, một hệ thống chuyển tiền điện tử toàn quốc độ tin cậy cao, bởi điều lệ hoạt động ACH, trong đó cho phép bù trừ liên ngân hàng các khoản thanh toán điện tử đối với các tổ chức tài chính thành viên) để chuyển tiền giữa các ngân hàng nên các doanh nghiệp có thể dùng FSTC để thanh toán các hoá đơn từ các doanh nghiệp khác.

Một số lợi thế của séc điện tử

Trên thực tế có nhiều tài khoản séc điện tử hơn số thẻ tín dụng, do đó việc giao dịch thanh toán sẽ nhằm vào số đông, nên có nhiều người thích dùng séc điện tử hơn.

Nếu chỉ xét riêng với hệ thống FSTC, khách hàng cũng có thể có vài hình thức thanh toán, chẳng hạn như séc, séc đảm bảo, ATM… Hơn nữa, nếu dùng một trình duyệt để ghi lại các tài khoản giao dịch vào một file nhật ký, khách hàng sẽ thấy công

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ̉ potx (Trang 75 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w