Hệthống mua hàng mở trên Internet

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ̉ potx (Trang 64 - 144)

Hệ thống mua hàng mở trên Internet – OBI là một đề nghị do Consorsium OBI Internet Internet Mạng tài chính Mạng tài chính Trình duyệt của người mua

Máy chủ chia sẻ giao dịch Máy chủ catalog với

đề xuất. Consorsium này là một nhóm các tổ chức thuộc bên mua, bên bán, các tổ chức thanh toán và các công ty công nghệ thực hiện việc giải quyết vấn đề thương mại B2B trên Internet. Ý tuởng cơ bản của OBI là chia tách chức năng của hệ thống thương mại giữa các hoạt động bên mua và các hoạt động bên bán sao cho mỗi tổ chức quản lý các chức năng này được kết nối logic với nó.

OBI được thiết kế dựa trên mô hình kinh doanh thể hiện qua sơ đồ.

Hình 4-6: Sơ đồ cầu trúc của một hệ thống OBI

Trong mô hình này, sự phân chia logic các hoạt động là sắp xếp cơ sở dữ liệu, dữ liệu mô tả người yêu cầu, quá trình quyết định mua của bên mua và sắp xếp catalog, quản lý đặt hàng, thực hiện và thanh toán của bên bán. Ý tưởng then chốt trong OBI có quan hệ với các thành phần chức năng là sự phân tách máy chủ giao dịch thành bên bộ phận mua và bộ phận bán của nó.

Để thực hiện công việc kiến trúc này, cần thiết có hai nhân tố tương tác giữa các thành phần mua và thành phần bán: sự xác thực người yêu cầu và sự thực hiện đơn.

- Xác thực người yêu cầu: Vì tổ chức – bên mua trong mô hình OBI có trách nhiệm quản lý tập hợp nhữngngười yêu cầu, bên bán cần phải có các phương tiện chuẩn hóa để xác thực những người yêu cầu tương lai như những người đã được tổ chức – bên mua cho phép. OBI sử dụng chứng thực khóa công cộng cho mục đích này. Khi người yêu cầu lướt xem catalog, họ trình bản giấy chứng nhận được tổ chức – bên mua ký xác nhận. Cách tiếp cận này ngụ ý rằng, trong thời gian quan hệ thương mại giữa các công ty được thiết lập, catalog của người cung ứng phải có cấu hình sao cho có khả năng tiếp nhận được giấy chứng nhận của người mua.

- Xử lý đơn đặt hàng: trong OBI, người yêu cầu xây dựng lệnh mua hàng thông qua tương tác với catalog của người cung ứng. Lệnh mua hàng này tiếp đó được gửi với một khuôn dạng tiêu chuẩn hóa được gọi là yêu cầu lệnh OBI từ máy chủ OBI bên bán đến bên mua. Khi đó, bất kỳ quá trình chấp thuận cần thiết nào đều được tiến

Người yêu cầu Tổ chức mua hàng Cơ quan cấp phép thanh toán Nhà cung ứng

Tạo và thông qua các đơn mua hàng Thông tin về người yêu cầu

đề nghị mua hàng chờ giải quyết

Xác thực thanh toán

Thực hiện thanh toán

hành. Sau khi lệnh kết thúc, lệnh sẽ quay trở lại bên bán như một lệnh OBI để thực hiện.

- Lợi ích thực sự của sự lựa chọn hệ thống vận hành OBI chỉ được nhận thấy khi các công ty – bên bán đa mối buôn bán với các công ty – bên mua. Khi đó, bên mua có thể quản lý một cách tập trung cơ sở dữ liệu về người yêu cầu và hệ thống chấp thuận và sử dụng các hệ thống này một cách liên tục với các đối tác. Tương tự, tổ chức bán hàng có thể cân bằng catalog chủ và hệ thống quản lý với nhiều người mua khác nhau. Trong trạng thái lý tưởng này, thông tin không bị sao chép lại ở phía bên kia.

- Trình tự các giao dịch trong mô hình OBI như sau:

1. Người yêu cầu sử dụng một trình duyệt Web để kết nối với máy chủ mua của tổ chức mua và lựa chọn một siêu liên kết tới máy chủ catalog của tổ chức bán. 2. Máy chủ catalog của tổ chức bán tiến hành xác thực người yêu cầu dựa trên cơ

sở giấy chứng nhận số hóa và sau đó cho phép người yêu cầu xem, lựa chọn hàng hóa và ghi lại.

3. Nội dung của đơn đặt hàng được chuyển từ máy chủ catalog đến máy chủ OBI của tổ chức bán.

4. Máy chủ OBI của bên bán đưa đơn đặt hàng vào yêu cầu đơn OBI được gói trong một đối tượng OBI (với một chữ ký số tùy ý), và chuyển yêu cầu đơn này đến máy chủ OBI của tổ chức mua qua Internet.

5. Người yêu cầu định rõ bất kỳ một sự chú giải cần thiết nào đối với đơn, và xảy ra các quá trình chấp thuận nội bộ.

6. Lệnh sau khi chấp thuận và hoàn thành được đưa vào định dạng đơn OBI, được gói trong một đối tượng OBI, được chuyển ngược lại tổ chức bán thông qua Internet. Tổ chức bán nhận được sự cho phép thanh toán, nếu cần thiết, và bắt đầu thực hiện đơn.

Tóm tắt nội dung

Giao dịch trong TMĐT là một hệ thống bao gồm không chỉ các giao dịch liên quan đến mua bán hàng hóa và dịch vụ, tạo thu nhập, mà còn là các giao dịch có khả năng trợ giúp quá trình tạo ra thu nhập: kích thích nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, cung ứng dịch vụ trợ giúp bán hàng, trợ giúp người tiêu dùng, hoặc trợ giúp trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp.

Sau khi một đơn đặt hàng đã được đặt, và đã thanh toán (hay ít nhất có một lời hứa thanh toán đúng quy định), bước tiếp theo là thực hiện đơn đặt hàng. Điều đó xảy ra như thế nào, phụ thuộc vào loại hàng hóa được mua bán.

Không chỉ khách hàng cần một sự hỗ trợ nào đó về sản phẩm và dịch vụ mà bản thân các doanh nghiệp cũng muốn tiếp xúc với khách hàng để qua đó có đối sách cải tiến sản phẩm và dịch vụ cho phù hợp khách hàng trong tương lai.

Tính đa dạng của các yếu tố đòi hỏi phát triển các hệ thống giao dịch có cấu trúc khác nhau. Có bốn cấu trúc tiêu biểu, có thể coi là bốn cách tiếp cận đối với các hệ thống giao dịch.

Một máy chủ Web với các trang catalog và mẫu đơn đặt hàng là một trong các cách thức đơn giản nhất để xây dựng một hệ thống thương mại Internet. Cách tiếp cận này mang tên đặc trưng là máy chủ của người bán.

Giao dịch điện tử an toàn là một chuẩn cho các giao dịch thanh toán thẻ tín dụng có thể áp dụng cho Internet. Trong hệ thống SET, cổng thanh toán được đưa thêm vào phân biệt với máy chủ thanh toán.

Trong cấu trúc của hệ thống thị trường mở, máy chủ giao dịch được tách rời khỏi máy chủ người bán, và ở đây có thể có hoặc không có cổng thanh toán riêng biệt, phụ thuộc vào việc phương thức thanh toán nào được duy trì.

Ý tuởng cơ bản của Hệ thống mua hàng mở trên Internet là chia tách chức năng của hệ thống thương mại giữa các hoạt động bên mua và các hoạt động bên bán sao cho mỗi tổ chức quản lý các chức năng này được kết nối logic với nó.

Xem xét chuỗi giá trị của doanh nghiệp giúp chúng ta xác định khu vực trọng điểm – doanh nghiệp hoạt động tốt nhất ở khu vực nào, hoặc cần đặt trọng tâm vào khu vực nào nhất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Câu hỏi ôn tập

Q4.1. So sánh lợi ích kinh tế trên mô hình TMĐT và mô hình thương mại truyền thống theo các chỉ tiêu trong hoạt động: tìm kiếm mặt hàng, kiểm tra mặt hàng, kiểm tra về tài chính, phương thức thanh toán, phương thức vận chuyển.

CHAPTER 4

THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Giới thiệu

Trong cuộc sống hiện đại, có thể tiến hành thanh toán theo nhiều phương thức khác nhau như : tiền mặt, séc, thẻ tín dụng hoặc…các doanh nghiệp khi tiến hành thanh toán cũng dùng các phương tiện điện tử, nhưng đó chỉ là các mạng nội bộ của các doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của công nghệ, của các hoạt động thương mại trên Internet và sự phổ biến của Web, các giao dịch thanh toán đang được thực hiện ngày càng nhiều theo phương thức thanh toán trên Internet hay thanh toán trực tuyến trong TMĐT.

Xét trên nhiều phương diện, thanh toán trực tuyến là nền tảng của các hệ thống TMĐT. Sự khác biệt cơ bản giữa TMĐT với các ứng dụng khác mà Internet cung cấp

chính là nhờ khả năng thanh toán trực tuyến này. Chương 4 trình bày những kiến thức về hoạt động thanh toán trong thương mại truyền thống và TMĐT với mục tiêu, sau khi học xong, sinh viên có thể:

- Nêu cách thức hoạt động của các phương tiện thanh toán trong thương mại truyền thống và những ưu, nhược điểm của mỗi cách thức

- Phân biệt hệ thống thanh toán điện tử và hệ thống thanh toán truyền thống - Phân tích những vấn đề đặt ra đối với các hệ thống thanh toán điện tử - Mô tả cơ chế hoạt động, vai trò của giao dịch chuyển tiền điện tử (EFT) và chuyển tiền điện tử tại điểm bán hàng (EFTPOS)

- Mô tả cơ chế hoạt động, vai trò, nhược điểm và cách khắc phục của hoạt động trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)

- Mô tả cơ chế hoạt động, lợi ích, những ưu, nhược điểm, khả năng ứng dụng của các hệ thống thanh toán điện tử

4.1. Một số vấn đề trong thanh toán truyền thống và thanh toán điện tử 4.1.1. Tiền tệ trong thương mại truyền thống và thương mại điện tử

Trong suốt lịch sử phát triển, con người đã thực hiện giá trị trao đổi theo nhiều cách thức khác nhau. Từ xa xưa, việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ đã được tiến hành bằng phương thức trao đổi hàng lấy hàng hoặc thông qua những phương tiện biểu trưng cho giá trị: tiền tệ. Chúng bao gồm: tiền vật thể và tiền biểu trưng.

- Tiền vật thể thường được đúc bằng kim loại hoặc được làm bằng giấy. Tiền vật thể có giá trị và giá trị nội tại (lượng lao động xã hội cần thiết). Các loại tiền kim loại cổ xưa cùng với những vật trao đổi trung gian này có giá trị tương đương với giá trị của một lượng kim loại quý được xã hội công nhận. Đây chính là cơ sở cho những hình thức trao đổi hiện tại.

Ngày nay, giá trị của tiền vật thể cũng là giá trị biểu trưng – nó được mọi người chấp nhận, bởi do một chính phủ đứng ra phát hành và công bố giá trị của nó; và giá trị đó thường được thể hiện khi so sánh với đồng tiền của quốc gia khác.

- Trái lại, tiền biểu trưng liên quan đến việc đại diện cho một giá trị được cất trữ ở một nơi khác. Thí dụ, một tờ séc tuy hoàn toàn không có giá trị nội tại nhưng nó

đại diện cho một cam kết chuyển tiền và được chấp nhận trong thanh toán; nó cũng không được lưu chuyển tự do mà chỉ có giá trị đối với bên có tên được ghi trên tờ séc. Các công cụ thanh toán mở rộng tín dụng cũng là một dạng của loại tiền này.

Một vài thập kỷ trước đây, hối phiếu, các loại đá và kim loại quý thay nhau được sử dụng trong thanh toán và trao đổi; nhưng từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi các hệ thống thanh toán điện tử ra đời, đã có một cuộc cách mạng làm thay đổi cách mua bán hàng hóa, dịch vụ đang tồn tại. Cùng với nó, phương thức thanh toán cũng có những thay đổi lớn.

Hình 5-1: Thanh toán cho hàng hoá và dịch vụ theo cách thức truyền thống Quy trình sản xuất hàng

hoá

hoặc cung cấp dịch vụ Hàng hoá hoặc dịch vụ

được mua và thanh toán bằng tiền mặt hoặc thẻ Khách hàng nhận được

hàng hoá hoặc dịch vụ

Phân phối hàng hoá, dịch vụ

Lập và chuyển chứng từ, hoá đơn thanh toán

Thanh toán (bằng tiền hoặc séc)

Ngân hàng

Quy trình sản xuất hàng hoá

hoặc cung cấp dịch vụ Khách hàng nhận được

hàng hoá hoặc dịch vụ

Phân phối hàng hoá, dịch vụ

Lập và chuyển chứng từ, hoá đơn thanh toán

Thanh toán (bằng chuyển khoản điện tử)

Máy tính của người mua

Máy tính của người bán

Hình 5-2: Thanh toán cho hàng hoá và dịch vụ sử dụng các công nghệ điện tử Hầu hết các hệ thống thanh toán trên Internet, và đặc biệt trong TMĐT hiện nay đều sử dụng loại tiền biểu trưng bao gồm: thẻ tín dụng, đơn mua hàng (thực chất là đại diện cho cam kết thanh toán một khoản tiền tại một thời điểm trong tương lai) và chuyển khoản điện tử. Bên cạnh đó cũng có một hệ thống mới như các dạng khác nhau của tiền điện tử, thực chất là dạng tiền vật thể nhưng ở dạng điện tử.

4.1.2. Các phương tiện thanh toán trong thương mại truyền thống

Xét về nhiều phương diện, thanh toán trực tuyến không khác nhiều so với các hình thức thanh toán trong thương mại truyền thống, về nguyên tắc, các hệ thống thanh toán trực tuyến được xây dựng dựa trên cơ sở các kỹ thuật thanh toán truyền thống. Vì vậy, trước khi nghiên cứu các hệ thống thanh toán trong TMĐT, chúng ta sẽ phân tích một số phương pháp thanh toán cơ bản trong thương mại truyền thống, tìm ra những đặc tính có thể giữ lại và những đặc tính có thể hoàn thiện hơn khi xây dựng các phương pháp thanh toán trực tuyến.

4.1.2.1. Tiền mặt

Tiền mặt là hình thức thanh toán phổ biến nhất và được chấp nhận một cách rộng rãi nhất trong số các hình thức thanh toán truyền thống. Đối với khách hàng, tiền mặt có thể có nhiều thuộc tính quan trọng:

- Được chấp nhận rộng rãi. Tiền mặt được chấp nhận đối với hầu hết các giao dịch; - Sử dụng thuận tiện. Với một lượng tiền nhỏ, có thể dễ dàng mang và dễ dàng sử dụng;

- Tính nặc danh. Sự nhận diện hay định danh đối với người sử dụng tiền mặt trong các giao dịch là hoàn toàn không cần thiết;

- Tính không thể theo dõi. Một khi tiền mặt đã được chi tiêu, không có cách nào để có thể truy nguyên tới người đã sở hữu số tiền đó;

- Chi phí giao dịch đối với người mua bằng không. Người mua không phải chịu bất cứ chi phí phụ thêm nào khi sử dụng tiền mặt. Điều này làm cho tiền mặt đặc biệt hữu

dựng đối với các giao dịch có giá trị nhỏ.

Tuy nhiên, đối với người bán hàng, họ phải chịu một số khoản chi phí để xử lý các khoản tiền mặt này từ việc chuyển nó tới ngân hàng an toàn, sau đó được ngân hàng tính toán, thống kê, v.v…Các chi phí cho những thao tác phụ này có thể lên tới 10% giá trị toàn bộ số tiền.

Với những đặc tính này, thanh toán tiền mặt trực tuyến là công cụ cần thiết đối với nhiều giao dịch trực tuyến. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, để có thể tạo ra được các công cụ như vậy trên Internet, cũng cần phải giải quyết nhiều vấn đề khác nhau.

4.1.2.2. Các loại thẻ tín dụng, thẻ trả phí và thẻ ghi nợ

Cũng như các hình thức thanh toán bằng thẻ trả phí khác, thanh toán bằng thẻ tín dụng là hình thức thanh toán phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Một thẻ tín dụng, như Visa Card hay Master Card, có khả năng cung cấp cho người mua một khoản tín dụng tại thời điểm mua hàng; còn giao dịch thanh toán thực tế sẽ xảy ra sau đó thông qua các hóa đơn thanh toán hằng tháng.

Quy trình hoạt động của một hệ thống thanh toán thẻ tín dụng

Phần lớn khách hàng khi sử dụng đều cho rằng thẻ tín dụng là một phương tiện thanh toán đơn giản. Song thực chất, thanh toán thẻ tín dụng gồm nhiều dịch vụ phức tạp:

- Cấp tín dụng cho khách hàng. Thẻ tín dụng luôn cấp một khoản tín dụng cho chủ thẻ. Nếu chủ thẻ chuyển số dư từ tháng này sang tháng khác thì tiền lãi sẽ được cộng dồn lại.

- Thanh toán tức thì. Giống như với tiền mặt và khác với séc, đối với các giao dịch thẻ tín dụng, người bán sẽ được thanh toán ngay. Với người bán hàng, việc thanh toán nhanh chóng này góp phần làm giảm nhu cầu về vốn lưu động.

- Bảo hiểm. Không giống như với tiền mặt, không có rủi ro đáng kể nào có thể xảy

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ̉ potx (Trang 64 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w