Một máy chủ Web với các trang catalog và mẫu đơn đặt hàng là một trong các cách thức đơn giản nhất để xây dựng một hệ thống thương mại Internet. Cách tiếp cận này mang tên đặc trưng là máy chủ của người bán (merchant server).
Sơ đồ của một hệ thống đại diện được chỉ ra ở sơ đồ bên dưới
Hình 4-3: Sơ đồ vật lý của hệ thống máy chủ người bán với đơn đặt hàng Và sơ đồ kết cấu logic của máy chủ người bán được chỉ ra ở sơ đồ
Hình 4-4: Sơ đồ logic của hệ thống máy chủ người bán với đơn đặt hàng Trong thí dụ này, một máy chủ Web sẽ cung cấp cả nội dung catalog và mẫu đặt hàng. Nói cách khác, cả máy chủ người bán và máy chủ giao dịch được kết hợp thành một hệ thống, và ở đây không có một cổng thanh toán hiện hữu. Catalog có thể là một hệ thống các trang Web mô tả các hàng hóa bán, kèm theo các hình ảnh, bản vẽ, các
Internet Internet Mạng tài chính Mạng tài chính Trình duyệt của người mua
Máy chủ của người bán Dữ liệu catalog và đặt hàng Dữ liệu catalog Dữ liệu đặt hàng
Trang catalog Thống kê nội dung
Thu thập các đơn hàng Thẻ thanh toán
mô tả đặc điểm kỹ thuật, các hoạt hình, các đoạn video hoặc audio, v..v.. Trang Web có thể được tạo ra bởi các trang tĩnh bằng cách sử dụng bộ biên tập HTML, hoặc có thể là các trang Web động từ cơ sở dữ liệu về hàng hóa với một nút bấm để khách hàng có thể nhấn nút mua hàng hóa đó, hoặc bổ sung vào giỏ mua hàng khi kiểm tra để thanh toán sau đó. Khi đã sẵn sàng mua một hoặc nhiều hàng hóa, khách hàng sẽ nhấn vào nút kiểm tra và bắt đầu quá trình thanh toán giao dịch.
Thanh toán bằng thẻ tín dụng là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trên Internet để thanh toán các giao dịch mua bán lẻ hiện nay. Một mẫu đơn hàng đơn giản có thể bao gồm danh mục các hàng hóa mua bán, và một hệ thống các trường để người mua nhập các dữ liệu thông tin của thẻ thanh toán tín dụng, bao gồm số thẻ, thời hạn có hiệu lực của thẻ và địa chỉ nhận hàng, nếu như là hàng hóa vật thể. Mẫu đơn có thể yêu cầu địa chỉ người điền mẫu đơn, vì một số hệ thống thanh toán sử dụng địa chỉ này như một phần của việc kiểm tra người giữ thẻ tín dụng.
Tuy nhiên, máy chủ Web có thể sử dụng một cơ chế thanh toán khác. Trong phương án đơn giản nhất của mô hình này, khách hàng không bắt buộc phải có các năng lực thương mại đặc biệt, và ứng dụng thương mại không yêu cầu phần mềm bổ sung cho cơ chế thanh toán. Thẻ tín dụng, phiếu mua hàng và các loại hình thanh toán dựa trên cơ sở tài khoản khác, tạo nên cơ sở chung cho tính ưu việt của khả năng an toàn trên Web hiện nay.
Cấu trúc cơ bản này có thể thích ứng hóa và có hiệu quả đối với một số loại ứng dụng TMĐT. Nó được đánh giá cao trước hết bởi tính đơn giản.
3.3.2.Hệ thống giao dịch điện tử an toàn (SET)
Giao dịch điện tử an toàn – SET là một chuẩn cho các giao dịch thanh toán thẻ tín dụng có thể áp dụng cho Internet. Trong hệ thống SET, cổng thanh toán được đưa thêm vào phân biệt với máy chủ thanh toán.
Sự khác nhau cơ bản giữa hệ thống máy chủ Web với đơn đặt hàng và hệ thống dựa trên SET nằm trong cách thức mà đơn đặt hàng được thực hiện và cách thức mà liên lạc liên quan đến thanh toán được tiến hành.
Ở dạng đơn giản nhất, cấu trúc SET kế thừa từ hệ thống đơn đặt hàng máy chủ người bán (merchant server order form) ở thời điểm khi áp dụng thanh toán bằng thẻ tín dụng. Máy chủ người bán, thay bằng việc kết nối trực tiếp với mạng cấp phép thẻ tín dụng, lắp đặt thêm một SET module người bán (SET merchant module). Khi SET module được gọi để thực hiện thanh toán, sẽ xuất hiện các bước sau:
- Module người bán gửi một thông điệp đến túi SET nằm tại máy tính người mua, có chứa một mô tả lệnh mua và tổng giá cả.
- Người mua sử dụng túi thanh toán để lựa chọn thẻ thanh toán và khẳng định việc mua.
- Thông qua máy tính của người bán, túi SET liên lạc với cổng thanh toán SET ở ngân hàng chấp nhận thanh toán.
- Cổng thanh toán kết nối với mạng tài chính truyền thống cho phép giao dịch. - Máy tính của người bán lưu trữ các thông tin báo đáp và gửi hóa đơn tới người mua.
3.3.3. Cấu trúc của hệ thống thị trường mở (OM – Open Market)
Hình 4-5: Sơ đồ vật lý của một hệ thống OM
Ý tưởng cơ bản về cấu trúc này là tách biệt việc quản lý nội dung ra khỏi quản lý giao dịch thông qua công nghệ được gọi là liên kết an toàn. Ý tưởng này cho phép các máy chủ catalog đa mối chia sẻ khả năng của công cụ giao dịch đơn độc và cho phép các bộ phận định hướng nội dung của hệ thống hoạt động độc lập với các bộ phận định hướng giao dịch của điện tử. Cách tiếp cận đó cũng cho phép các tổ chức dịch vụ trở thành các nhà cung ứng dịch vụ thương mại – người có thể cung cấp các dịch vụ quản lý giao dịch trên cơ sở ngoại nguồn cho các công ty khác. Sơ đồ vật lý của một hệ thống OM được thể hiện ở sơ đồ
Trong cấu trúc này, máy chủ giao dịch được tách rời khỏi máy chủ người bán, và ở đây có thể có hoặc không có cổng thanh toán riêng biệt, phụ thuộc vào việc phương thức thanh toán nào được duy trì.
3.3.4. Hệ thống mua hàng mở trên Internet
Hệ thống mua hàng mở trên Internet – OBI là một đề nghị do Consorsium OBI Internet Internet Mạng tài chính Mạng tài chính Trình duyệt của người mua
Máy chủ chia sẻ giao dịch Máy chủ catalog với
đề xuất. Consorsium này là một nhóm các tổ chức thuộc bên mua, bên bán, các tổ chức thanh toán và các công ty công nghệ thực hiện việc giải quyết vấn đề thương mại B2B trên Internet. Ý tuởng cơ bản của OBI là chia tách chức năng của hệ thống thương mại giữa các hoạt động bên mua và các hoạt động bên bán sao cho mỗi tổ chức quản lý các chức năng này được kết nối logic với nó.
OBI được thiết kế dựa trên mô hình kinh doanh thể hiện qua sơ đồ.
Hình 4-6: Sơ đồ cầu trúc của một hệ thống OBI
Trong mô hình này, sự phân chia logic các hoạt động là sắp xếp cơ sở dữ liệu, dữ liệu mô tả người yêu cầu, quá trình quyết định mua của bên mua và sắp xếp catalog, quản lý đặt hàng, thực hiện và thanh toán của bên bán. Ý tưởng then chốt trong OBI có quan hệ với các thành phần chức năng là sự phân tách máy chủ giao dịch thành bên bộ phận mua và bộ phận bán của nó.
Để thực hiện công việc kiến trúc này, cần thiết có hai nhân tố tương tác giữa các thành phần mua và thành phần bán: sự xác thực người yêu cầu và sự thực hiện đơn.
- Xác thực người yêu cầu: Vì tổ chức – bên mua trong mô hình OBI có trách nhiệm quản lý tập hợp nhữngngười yêu cầu, bên bán cần phải có các phương tiện chuẩn hóa để xác thực những người yêu cầu tương lai như những người đã được tổ chức – bên mua cho phép. OBI sử dụng chứng thực khóa công cộng cho mục đích này. Khi người yêu cầu lướt xem catalog, họ trình bản giấy chứng nhận được tổ chức – bên mua ký xác nhận. Cách tiếp cận này ngụ ý rằng, trong thời gian quan hệ thương mại giữa các công ty được thiết lập, catalog của người cung ứng phải có cấu hình sao cho có khả năng tiếp nhận được giấy chứng nhận của người mua.
- Xử lý đơn đặt hàng: trong OBI, người yêu cầu xây dựng lệnh mua hàng thông qua tương tác với catalog của người cung ứng. Lệnh mua hàng này tiếp đó được gửi với một khuôn dạng tiêu chuẩn hóa được gọi là yêu cầu lệnh OBI từ máy chủ OBI bên bán đến bên mua. Khi đó, bất kỳ quá trình chấp thuận cần thiết nào đều được tiến
Người yêu cầu Tổ chức mua hàng Cơ quan cấp phép thanh toán Nhà cung ứng
Tạo và thông qua các đơn mua hàng Thông tin về người yêu cầu
đề nghị mua hàng chờ giải quyết
Xác thực thanh toán
Thực hiện thanh toán
hành. Sau khi lệnh kết thúc, lệnh sẽ quay trở lại bên bán như một lệnh OBI để thực hiện.
- Lợi ích thực sự của sự lựa chọn hệ thống vận hành OBI chỉ được nhận thấy khi các công ty – bên bán đa mối buôn bán với các công ty – bên mua. Khi đó, bên mua có thể quản lý một cách tập trung cơ sở dữ liệu về người yêu cầu và hệ thống chấp thuận và sử dụng các hệ thống này một cách liên tục với các đối tác. Tương tự, tổ chức bán hàng có thể cân bằng catalog chủ và hệ thống quản lý với nhiều người mua khác nhau. Trong trạng thái lý tưởng này, thông tin không bị sao chép lại ở phía bên kia.
- Trình tự các giao dịch trong mô hình OBI như sau:
1. Người yêu cầu sử dụng một trình duyệt Web để kết nối với máy chủ mua của tổ chức mua và lựa chọn một siêu liên kết tới máy chủ catalog của tổ chức bán. 2. Máy chủ catalog của tổ chức bán tiến hành xác thực người yêu cầu dựa trên cơ
sở giấy chứng nhận số hóa và sau đó cho phép người yêu cầu xem, lựa chọn hàng hóa và ghi lại.
3. Nội dung của đơn đặt hàng được chuyển từ máy chủ catalog đến máy chủ OBI của tổ chức bán.
4. Máy chủ OBI của bên bán đưa đơn đặt hàng vào yêu cầu đơn OBI được gói trong một đối tượng OBI (với một chữ ký số tùy ý), và chuyển yêu cầu đơn này đến máy chủ OBI của tổ chức mua qua Internet.
5. Người yêu cầu định rõ bất kỳ một sự chú giải cần thiết nào đối với đơn, và xảy ra các quá trình chấp thuận nội bộ.
6. Lệnh sau khi chấp thuận và hoàn thành được đưa vào định dạng đơn OBI, được gói trong một đối tượng OBI, được chuyển ngược lại tổ chức bán thông qua Internet. Tổ chức bán nhận được sự cho phép thanh toán, nếu cần thiết, và bắt đầu thực hiện đơn.
Tóm tắt nội dung
Giao dịch trong TMĐT là một hệ thống bao gồm không chỉ các giao dịch liên quan đến mua bán hàng hóa và dịch vụ, tạo thu nhập, mà còn là các giao dịch có khả năng trợ giúp quá trình tạo ra thu nhập: kích thích nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, cung ứng dịch vụ trợ giúp bán hàng, trợ giúp người tiêu dùng, hoặc trợ giúp trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp.
Sau khi một đơn đặt hàng đã được đặt, và đã thanh toán (hay ít nhất có một lời hứa thanh toán đúng quy định), bước tiếp theo là thực hiện đơn đặt hàng. Điều đó xảy ra như thế nào, phụ thuộc vào loại hàng hóa được mua bán.
Không chỉ khách hàng cần một sự hỗ trợ nào đó về sản phẩm và dịch vụ mà bản thân các doanh nghiệp cũng muốn tiếp xúc với khách hàng để qua đó có đối sách cải tiến sản phẩm và dịch vụ cho phù hợp khách hàng trong tương lai.
Tính đa dạng của các yếu tố đòi hỏi phát triển các hệ thống giao dịch có cấu trúc khác nhau. Có bốn cấu trúc tiêu biểu, có thể coi là bốn cách tiếp cận đối với các hệ thống giao dịch.
Một máy chủ Web với các trang catalog và mẫu đơn đặt hàng là một trong các cách thức đơn giản nhất để xây dựng một hệ thống thương mại Internet. Cách tiếp cận này mang tên đặc trưng là máy chủ của người bán.
Giao dịch điện tử an toàn là một chuẩn cho các giao dịch thanh toán thẻ tín dụng có thể áp dụng cho Internet. Trong hệ thống SET, cổng thanh toán được đưa thêm vào phân biệt với máy chủ thanh toán.
Trong cấu trúc của hệ thống thị trường mở, máy chủ giao dịch được tách rời khỏi máy chủ người bán, và ở đây có thể có hoặc không có cổng thanh toán riêng biệt, phụ thuộc vào việc phương thức thanh toán nào được duy trì.
Ý tuởng cơ bản của Hệ thống mua hàng mở trên Internet là chia tách chức năng của hệ thống thương mại giữa các hoạt động bên mua và các hoạt động bên bán sao cho mỗi tổ chức quản lý các chức năng này được kết nối logic với nó.
Xem xét chuỗi giá trị của doanh nghiệp giúp chúng ta xác định khu vực trọng điểm – doanh nghiệp hoạt động tốt nhất ở khu vực nào, hoặc cần đặt trọng tâm vào khu vực nào nhất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Câu hỏi ôn tập
Q4.1. So sánh lợi ích kinh tế trên mô hình TMĐT và mô hình thương mại truyền thống theo các chỉ tiêu trong hoạt động: tìm kiếm mặt hàng, kiểm tra mặt hàng, kiểm tra về tài chính, phương thức thanh toán, phương thức vận chuyển.
CHAPTER 4
THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Giới thiệu
Trong cuộc sống hiện đại, có thể tiến hành thanh toán theo nhiều phương thức khác nhau như : tiền mặt, séc, thẻ tín dụng hoặc…các doanh nghiệp khi tiến hành thanh toán cũng dùng các phương tiện điện tử, nhưng đó chỉ là các mạng nội bộ của các doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của công nghệ, của các hoạt động thương mại trên Internet và sự phổ biến của Web, các giao dịch thanh toán đang được thực hiện ngày càng nhiều theo phương thức thanh toán trên Internet hay thanh toán trực tuyến trong TMĐT.
Xét trên nhiều phương diện, thanh toán trực tuyến là nền tảng của các hệ thống TMĐT. Sự khác biệt cơ bản giữa TMĐT với các ứng dụng khác mà Internet cung cấp
chính là nhờ khả năng thanh toán trực tuyến này. Chương 4 trình bày những kiến thức về hoạt động thanh toán trong thương mại truyền thống và TMĐT với mục tiêu, sau khi học xong, sinh viên có thể:
- Nêu cách thức hoạt động của các phương tiện thanh toán trong thương mại truyền thống và những ưu, nhược điểm của mỗi cách thức
- Phân biệt hệ thống thanh toán điện tử và hệ thống thanh toán truyền thống - Phân tích những vấn đề đặt ra đối với các hệ thống thanh toán điện tử - Mô tả cơ chế hoạt động, vai trò của giao dịch chuyển tiền điện tử (EFT) và chuyển tiền điện tử tại điểm bán hàng (EFTPOS)
- Mô tả cơ chế hoạt động, vai trò, nhược điểm và cách khắc phục của hoạt động trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)
- Mô tả cơ chế hoạt động, lợi ích, những ưu, nhược điểm, khả năng ứng dụng của các hệ thống thanh toán điện tử
4.1. Một số vấn đề trong thanh toán truyền thống và thanh toán điện tử 4.1.1. Tiền tệ trong thương mại truyền thống và thương mại điện tử
Trong suốt lịch sử phát triển, con người đã thực hiện giá trị trao đổi theo nhiều cách thức khác nhau. Từ xa xưa, việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ đã được tiến hành bằng phương thức trao đổi hàng lấy hàng hoặc thông qua những phương tiện biểu trưng cho giá trị: tiền tệ. Chúng bao gồm: tiền vật thể và tiền biểu trưng.
- Tiền vật thể thường được đúc bằng kim loại hoặc được làm bằng giấy. Tiền vật thể có giá trị và giá trị nội tại (lượng lao động xã hội cần thiết). Các loại tiền kim loại cổ xưa cùng với những vật trao đổi trung gian này có giá trị tương đương với giá trị của một lượng kim loại quý được xã hội công nhận. Đây chính là cơ sở cho những hình thức trao đổi hiện tại.
Ngày nay, giá trị của tiền vật thể cũng là giá trị biểu trưng – nó được mọi người chấp nhận, bởi do một chính phủ đứng ra phát hành và công bố giá trị của nó; và giá trị