Mạng nội bộ
- Chia sẻ các tài nguyên: Các ứng dụng, kho dữ liệu và các tài nguyên khác được dùng chung và chia sẻ thì cả hệ thống máy tính sẽ làm việc hữu hiệu hơn.
- Độ tin cậy và sự an toàn của thông tin cao hơn. Thông tin được cập nhật theo thời gian thực, do đó chính xác hơn. Một khi có một hay vài máy tính bị hỏng thì các máy còn lại vẫn có khả năng hoạt động và cung cấp dịch vụ không gây ách tắc.
- Tiết kiệm: qua kỹ thuật mạng người ta có thể tận dụng khả năng của hệ thống, chuyên môn hoá các máy tính, và do đó phục vụ đa dạng hoá hơn. Ngoài ra, khi tạo mạng, người chủ chỉ cần đầu tư một hoặc vài máy tính có khả năng hoạt động cao để làm máy chủ cung cấp các dịch vụ chính yếu và đa số máy còn lại là các máy khách
dùng để chạy các ứng dụng thông thường và khai thác hay yêu cầu các dịch vụ mà máy chủ cung cấp.
- Mạng máy tính còn là một phương tiện thông tin mạnh và hữu hiệu giữa các cộng sự trong tổ chức.
Đối với xã hội
Hệ thống mạng cung cấp nhiều tiện lợi cho sự truyền thông tin trong các mối quan hệ người với người như là:
- Cung cấp thông tin từ xa giữa các cá nhân
- Liên lạc trực tiếp và riêng tư giữa các cá nhân với nhau. - TMĐT
- Làm phương tiện giải trí chung
Hình 2-2: Cách thức chia sẻ tài nguyên (ở đây là máy in) trước và sau khi có sự trợ giúp của mạng máy tính.
2.1.2. WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 2.1.2.1. Khái niệm:
Trang Web là một tệp văn bản có chứa đựng ngôn ngữ lập trình siêu văn bản (HyperText Markup Language - HTML) để tích hợp hình ảnh, âm thanh và những trang Web khác.
HTML là ngôn ngữ được sử dụng để mô tả cách thức trình duyệt Web hiển thị một tệp dữ liệu được gọi đến từ một máy chủ. Nó mô tả nội dung chứa trong các trang Web.
- Giữa các trang Web có các siêu liên kết cho phép người sử dụng có thể từ trang này sang trang khác mà không tính đến khoảng cách địa lý
- HTML cho phép người dùng trao đổi và kết nối các văn bản bằng cách sử dụng siêu văn bản (hypertext). Các trang tài liệu siêu văn bản có thể được gắn các tham chiếu (gọi là các siêu liên kết – hyperlink) (dưới dạng một từ, tranh, ảnh… được đánh dấu trong một văn bản) tới các tài liệu siêu văn bản khác được lưu trữ trên cùng hệ thống máy chủ hoặc trên một hệ thống nào đó và có thể truy cập qua Web.
Hình 2-5: Trang Web với siêu liên kết
Trang Web được lưu tại Web Server và có thể được truy cập vào mạng Internet qua trình duyệt Web Browser có trong máy tính.
2.1.2.2. Các yêu cầu của 1 website thương mại điện tử Các yếu tố của 1 website thương mại điện tử
- Phong cách (Context). Phong cách của một website đề cập đến yếu tố chức
năng và thẩm mỹ. Một số website chú trọng đến yếu tố thiết kế, như là màu sắc, hình ảnh sống động.., trong khi đó một số lại có xu hướng đơn giản hoá, tạo điểm nhấn ở những điểm cần gây sự chú ý.
- Nội dung (Content). Nội dung là tất cả những đối tượng số trên website. Nó
bao gồm cả dạng của các đối tượng số: văn bản, file nhạc, hình ảnh.. Và nội dung chứa đựng trong các đối tượng đó thuộc về sản phẩm, dịch vụ hay thông tin. Cách thức tập trung vào việc sẽ thiết kế website theo phong cách nào thì nội dung tập trung vào những đối tượng chứa trong website đó.
- Cộng đồng (Community). Cộng đồng những người truy cập vào website duy
trì dưới hai dạng quan hệ giữa hai cá nhân (trao đổi e – mail, các game thủ cùng chơi game…) hay giữa cá nhân với nhóm (forum, diễn đàn trên mạng…).
- Tuỳ biến (Customization). Tuỳ biến là khả năng website cập nhật, hoàn thiện
do chính những người quản trị hay từ phía người tiêu dùng. Khi sự cập nhật được khởi xướng và quản trị bởi chính doanh nghiệp chủ quản thì tuỳ biến được gọi là tự tuỳ biến; thay vào đó, người truy cập thực hiện việc cập nhật thì được gọi là cá nhân hoá.
Ví dụ: ở website landsend.com, khách hàng khi truy cập có thể cập nhật cho website ở một mức giới hạn, có nghĩa là họ sẽ khai báo thông tin cá nhân khi thiết lập tài khoản mua hàng cá nhân, những thông tin này được cập nhật vào cơ sở dữ liệu, doanh nghiệp có thể sử dụng những thông tin này (tất nhiên ở mức cho phép) trong việc gửi e – mail thông báo về hoá đơn, về sản phẩm, dịch vụ mới, gửi những thông tin khuyến mãi… đến cho những khách hàng có các tài khoản này.
Ví dụ - Cập nhật website theo hình thức cá nhân hoá (http://landsend.com)
- Giao tiếp (Communication). Giao tiếp là những đối thoại giữa website với
người truy cập, nó có thể ở 3 dạng: từ website đến người truy cập (e – mail thông báo…), người truy cập đến website (yêu cầu dịch vụ khách hàng…), giao tiếp 2 chiều (trao đổi trực tiếp qua tin nhắn…).
- Kết nối (Connection). Kết nối là khả năng liên kết đến những website khác từ trang Web đang truy cập.
- Thương mại (Commerce). Đây là quá trình bán hàng hay cung cấp dịch vụ. Mối quan hệ giữa các yếu tố
7 yếu tố nói trên đảm bảo cho sự ra đời và tồn tại của việc kinh doanh trên mạng, nhưng muốn duy trì và đi đến thành công đòi hỏi mỗi yếu tố phải có được sự đầu tư theo hướng độc lập về chiều sâu nhưng phục vụ cho hình ảnh chung mà doanh nghiệp muốn hướng đến khách hàng – nguyên tắc sự phù hợp(fit); đồng thời mỗi yếu tố cũng sẽ được phát triển trong mối quan hệ mật thiết với các yếu tố còn lại để tạo nên sức mạnh tổng thể - nguyên tắc sự tổng hợp.
Hình 3.3 Nguyên tắc sự phù hợp và sự tổng hợp trong mối quan hệ giữa các yếu tố giao diện
2.1.2.3. Kiến trúc một Website thương mại điện tử
Để thiết kế một Website, đầu tiên ta phải xác định các mục tiêu kinh doanh cho Website, trên cơ sở các mục tiêu kinh doanh đó ta xác định các chức năng cần thiết của hệ thống cần phải có và xác định các yêu cầu thông tin cần phải có để thực hiện các chức năng đó.
Bảng 2-2: Mối quan hệ giữa mục tiêu của website và chức năng, yêu cầu của hệ thống thông tin
Mục tiêu Chức năng hệ thống Yêu cầu thông tin
Hiện thị hàng hoá trên Web
Catalog điện tử Văn bản động và catalog dạng hình ảnh
Cung cấp thông tin về sản phẩm CSDL sản phẩm Các thuộc tính của sản phẩm Mô tả sản phẩm, mã sản phẩm, các mức quản lý kho Các sản phẩm may đo theo yêu cầu của khách
Theo dõi khách hàng trên Website
Thực hiện một giao dịch
Hệ thống giỏ mua hàng và thanh toán
Bảo mật các thanh toán qua thẻ tín dụng và cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn khác
Tích luỹ thông tin khách hàng
Xây dựng CSDL khách hàng, Đăng ký khách hàng trực tuyến
Mã khách hàng, tên, địa chỉ, điện thoại, e-mail
Cung cấp dịch vụ sau bán
CSDL bán hàng Mã khách hàng, tên, ngày đặt, thanh toán, ngày giao hàng, quá trình cung cấp dịch vụ sau bán
Điều phối các chương trình quảng
Ad-server, E-mail server, quản lý e-mail,
Xác định các khách hàng tiềm năng để thực hiện quảng cáo, gửi thư điện tử
cáo và tiếp thị quản lý ad-banner Đánh giá hiệu quả
tiếp thị
Hệ thống báo cáo và theo dõi nhật ký Website
Số lượng khách, số đơn hàng, số trang Web khách đến xem, số sản phẩm mua trong đợt quảng cáo
Cung ứng vật tư và liên kết với các nhà cung cấp
Hệ thống quản lý kho Hệ thống các cấp kho sản phẩm, địa chỉ và danh sách các nhà cung cấp, số liệu số lượng sản phẩm đặt của các đơn hàng
Sau khi xác định các chức năng của hệ thống, các nhà lập trình sẽ xác định cấu trúc logic và cấu trúc vật lý của Website. Khi xây dựng Website, phải xác định kiến trúc website.
Kiến trúc hệ thống Website bao gồm việc lựa chọn phần mềm, phần cứng và phân bổ các nhiệm vụ trong hệ thống thông tin nhằm đạt được các chức năng của hệ thống nêu trên. CSDL khách hàng CSDL danh mục hàng hoá CSDL đơn đặt hàng Xác nhận truy cập Xác nhận truy cập Website khách hàng Website khách hàng
Trang hiển thị danh mục
hàng hoá Trang hiển thị
danh mục hàng hoá Mua hàng Mua hàng Vận chuyển hàng hoá Vận chuyển hàng hoá Thông tin khách hàng Yêu cầu HTTP Xác nhận vận chuyển Thực hiện đơn đặt hàng Chấp nhận/từ chối truy cập
Hình 2-8: Cấu trúc logic của một Website điển hình
Hình 2-9: Cấu trúc vật lý của một Website Thông thường Website có các kiểu kiến trúc sau:
• Kiến trúc hai lớp: Là kiến trúc sử dụng một Web server để đáp ứng các yêu cầu truy xuất các trang Web và một server CSDL để cung cấp thông tin. Web server và CSDL server đều dùng trên một máy
Hình 2-10: Kiến trúc website 2 lớp
• Kiến trúc nhiều lớp: Gồm một Web server liên kết với các lớp trung gian bao gồm các server ứng dụng thực hiện một nhiệm vụ nào đó, mỗi server ứng dụng sử dụng một hoặc nhiều máy chủ. Các nhiệm vụ đó thường mang tính chất phụ trợ.
Interne t Interne t Cơ sở dữ liệu Giao diện TMĐT Danh mục hàng hoá trực tuyến Máy chủ quảng cáo
Máy chủ liên lạc Giỏ mua hàng
Khách hàng
Website của doanh nghiệp
Mạng
Máy khách – trạm
Máy chủ Web Máy chủ ứng dụng
Máy chủ CSDL
Cơ sở dữ liệu
Máy chủ thực hiện tất cả xử lý
Hệ thống hỗ trợ
Mạng
Máy khách – trạm
Máy chủ Web Máy chủ ứng dụng
Cơ sở dữ liệu
Mạng
Hình 2-11: Kiến trúc website nhiều lớp
2.1.2.4. Các bước xây dựng một Website
Ðể tạo ra một Website có chất lượng đòi hỏi có sự nghiên cứu kỹ về Web, phải biết mình sẽ làm gì và không nên làm gì để đưa tất cả các ý tưởng đó vào việc xây dựng một Website. Ðể tạo ra một Website cần phải làm theo những bước sau đây:
Bước 1: Ðây là giai đoạn định hướng. Cần phải nghiên cứu đến những vấn đề:
1 − Những ý tưởng tổng quan;
2 − Mục đích cần đạt tới đối với Website; 3 − Ðối tượng cần nhắm tới là ai;
4 − Thông tin gì đã có trong tay và sử dụng chúng như thế nào.
Bước 2: Sau khi xác định được các điểm trên ta sẽ:
1 − Tiến hành tổ chức các phần mục và các thông tin có trên site. Tạo ra các nhánh, các tiêu đề và các tiêu đề phụ để có thể tìm kiếm thông tin hữu ích một cách dễ dàng để không lãng phí thời gian đối với các thông tin mà ta không quan tâm;
2 − Lựa chọn các từ khoá thích hợp để thuận tiện cho việc tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ tìm kiếm.
Bước 3:
3 − Lựa chọn các hình ảnh đưa lên site từ thư viện điện tử hoặc từ trên đĩa CD – ROM. Ðó có thể là những hình ảnh về sản phẩm, về văn phòng làm việc, các chuyên gia chính của công ty;
4 − Chuyển đổi các hình ảnh đến vị trí thích hợp và có sự chỉnh sửa về màu sắc và kích cỡ cho phù hợp.
Bước 4:
5 − Khi đã có bộ khung của mình thì ta bắt đầu chuẩn bị tạo ra Website bằng việc sử dụng ngôn ngữ siêu văn bản (HTML). Tiến hành chuyển đổi các văn bản text của mình tới HTML mà có thể làm bằng World, Netscape, Homesite và một vài các gói thông tin được lựa chọn khác. Chúng ta đã có một vài chương trình phần mềm rất thuận tiện cho người sử dụng mà có thể chuyển đổi một cách tự động từ dạng text thành ngôn ngữ HTML mà có thể không cần biết một chút gì về HTML.
6 − Ta có thể tự thiết kế Website hoặc là tham gia vào các khoá đào tạo về thiết kế Web hoặc có thể thuê các chuyên gia bên ngoài về thiết kế Web.
Bước 5:
Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Internet để đưa Website lên Internet
Bước 6:
7 − Thiết lập tên miền;
8 − Ðăng ký tên Website với các nhà tìm kiếm;
9 − Quảng cáo và khuyếch trương Website đối với các khách hàng mục tiêu. Có thể thực hiện được điều này thông qua các phương pháp truyền thống như gửi thư, truyền thanh, truyền hình cũng như có các biển hiệu quảng cáo;
10 − Thông qua các công cụ tìm kiếm tiện ích như (Lycos, Alta Vista, Google...) để đảm bảo rằng Website phải thật nổi bật;
11 − Một điều rất quan trọng là các thông tin phải được cập nhật liên tục
2.1.3. PHẦN MÊM THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 2.1.3.1. Đặc trưng của phần mềm TMĐT
Đặc trưng hướng người bán
Những đặc trưng hướng người bán xuất phát từ những trông đợi, viễn cảnh của chính người bán, nó bao gồm: quản trị sản phẩm, kiểm tra hàng tồn, nhận đơn đặt hàng, kiểm chứng thẻ tín dụng, tính toán thuế bán hàng, thuế vận chuyện, công cụ phân tích Website.
- Quản trị sản phẩm. Sau khi đã thiết kế, phát triển và đưa Website đi vào hoạt động, doanh nghiệp cần chuyển trọng tâm vào quản trị sản phẩm. Website TMĐT của doanh nghiệp phải đơn giản, dễ tương thích với càng nhiều trình duyệt Web càng tốt. Hoạt động quản trị bao gồm chuyển đổi thuộc tính sản phẩm chỉ bằng những cái click cũng như cộng thêm, cập nhật hay xoá đi những sản phẩm không còn phù hợp.
- Kiểm tra hàng tồn. Khả năng kiểm tra hàng tồn khác nhau ở mỗi giải pháp khác nhau. Một số nhà cung cấp cho phép khả năng tích hợp Website TMĐT vào những hệ thống kiểm tra hàng tồn có sẵn. Tuy nhiên, phần lớn các giải pháp áp dụng hệ thống kiểm tra ngay từ đầu, sản phẩm nhập vào, sản phẩm trên các đơn đặt hàng, sản phẩm đã phân phối và sản phẩm còn lại.
- Nhận đơn đặt hàng. Là khả năng chuẩn của bất kỳ một Website TMĐT nào, nhưng, bên cạnh đó cũng cần phải đặt ra khả năng cải biến, thay đổi uyển chuyển (nhưng vẫn trong tầm kiểm soát của nhà quản trị) cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Đặc điểm này đặc biệt quan trọng đối với loại hình B2B – khi mà những đơn đặt hàng thay thế cho những giao dịch bằng thẻ tín dụng.
- Kiểm chứng thẻ tín dụng. Mặc dù phương thức chính cho những cửa hàng trên mạng là thẻ tín dụng, nhưng cũng cần có hệ thống kiểm chứng cho phép sự hoạt động của những phương thức thanh toán khác nhằm mục đích tạo sự tiện lợi, thoải mái nhất cho khách hàng khi mua hàng trên Website doanh nghiệp của bạn.
- Tính toán thuế bán hàng, thuế vận chuyển. Khách hàng luôn muốn biết tổng chi phí của hoá đơn hơn là nhìn thấy đơn đặt hàng. Chính vì thế, cần chọn giải pháp cho
phép doanh nghiệp tính toán và xác định thuế, chi phí vận chuyển càng chi tiết càng tốt. Khi thực hiện việc tính toán này cần chú ý đến sự khác nhau giữa việc tính thuế cũng như cách thức tính chi phí vận chuyển giữa các đơn vị, tổ chức, các quốc gia khi tiến hành thực hiện các giao dịch quốc tế.
- Công cụ phân tích Website. Công cụ phân tích Website cho phép doanh nghiệp xác định những người sử dụng lướt qua Website, sản phẩm khách hàng đặt mua, những trang Web có được liên kết đến trang Web của doanh nghiệp. Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định chính xác doanh nghiệp - cụ thể là mỗi bộ phận muốn thông tin gì, thông tin đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động tiếp theo của doanh nghiệp, và cần tận dụng để dữ liệu trở thành thông tin hữu dụng.
Đặc trưng hướng khách hàng
Những đặc trưng hướng khách hàng xuất phát từ những trông đợi, viễn cảnh của khách hàng, nó bao gồm: liệt kê sản phẩm, kỹ thuật chiết khấu, giải đáp thắc mắc