- Quản lý nội dung. Quản lý nội dung là chức năng cho phép doanh nghiệp quản lý nội dung bao gồm: những sản phẩm mới, thiết kế Website, thư mục bổ sung. Nội dung của một Website sẽ là điều tạo ấn tượng ban đầu của người sử dụng khi đến thăm Website, nhất là trong lần đầu tiên, và điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cách đánh giá, nhìn nhận sản phẩm về sau.
Quản lý nội dung liên quan đến tất cả những thay đổi cả nội dung lẫn hình thức trên Website, và hoạt động này cần được chỉ định rõ ràng cho nhóm các nhân viên phụ trách.
Hình dưới đây diễn tả quá trình quản lý nội dung điển hình: (1) Tác giả gửi văn bản đến máy chủ
(2) Người chịu trách nhiệm biên tập xem xét sự phù hợp của văn bản với Website (3) Khi văn bản đã được chấp thuận, văn bản sẽ được gửi đến máy chủ thương mại
bên ngoài
(4) Khách hàng xem văn bản từ máy chủ thương mại.
(1) (2) (3) (4) Máy chủ bên trong Máy chủ thương mại Xuất bản Phê chuẩn Khách hàng
Hình 2-12: Quản lý nội dung
- Sao chép và tập hợp. Sao chép và tập hợp giúp doanh nghiệp xếp loại server của mình, và công cụ này phát huy tác dụng khi doanh nghiệp càng có nhiều server để người sử dụng truy cập vào Website. Thông thường, giao thức FTP được sử dụng để truyền file giữa các server, thay vào đó công cụ sao chép cũng có thể thay thế FTP, nhưng thông thường con số này không nhiều do có ít máy chủ sử dụng công cụ này rộng rãi.
- Thống kê mức độ sử dụng Website. Để đánh giá, xếp hạng Website của doanh nghiệp, những công cụ đánh giá được sử dụng dựa vào các chỉ tiêu số lượng các chương trình chạy trên máy chủ, số lượng người sử dụng truy cập vào Website, kết quả mang lại từ Website, mức độ sử dụng CPU, sử dụng bộ nhớ.
- Quản trị từ xa. Doanh nghiệp cần có chế độ bảo mật cho hệ điều hành mạng, máy chủ Web, máy chủ thương mại và cả những phần mềm trên máy chủ để có thể thực hiện các hoạt động quản trị hiệu quả, đảm bảo không ảnh hưởng đến tài nguyên chung.
2.1.3.3. Khả năng kết hợp
Trước khi lựa chọn một phần mềm máy chủ thương mại, doanh nghiệp phải xác định khả năng chắc chắn có thể kết hợp nó với hệ thống sẵn có. Như vậy, ngoài việc tìm hiểu kỹ đặc điểm của phần mềm mới, doanh nghiệp cần có hiểu biết sâu sắc cấu trúc doanh nghiệp hiện tại: hệ điều hành mạng, trang Web chủ, những cơ sở dữ liệu liên quan, hệ thống thực hiện giao dịch, hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử - EDI, phần mềm bên thứ ba, và cả những hệ thống độc quyền.
- Hệ điều hành mạng. Đây là đòi hỏi mang tính sống còn khi lựa chọn phần mềm thương mại. Nó đòi hỏi cấu hình của máy tính phải phù hợp, tương thích.
- Trang Web chủ. Trang Web chủ sẽ ảnh hưởng đến giải pháp thương mại doanh nghiệp lựa chọn nhưng không mang tính bắt buộc. Do đó, có thể có nhiều trang Web chủ được sử dụng trên cùng một Website, khi đó, cần có sự tương thích giữa các trang Web chủ này, đồng thời cùng hướng đến hỗ trợ cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.
- Những cơ sở dữ liệu liên quan. Sự tương thích giữa những cơ sở dữ liệu liên quan với phần mềm giải pháp thương mại được các chủ doanh nghiệp rất quan tâm. Mức độ tương thích càng cao thì phần mềm đó càng được lựa chọn nhiều. Oracle là một trong những phần mềm được đánh giá cao, ngoài ra còn có Microsoft SQL, DB2 của IBM.
- Hệ thống giao dịch. Phần lớn doanh nghiệp thương mại có nhiều lựa chọn hệ thống giao dịch với các khả năng khác nhau và tiêu chí lựa chọn có thể là tính phức tạp khi triển khai trong thực tế và hiệu quả thực sự mà phần mềm mang lại cho doanh
nghiệp là gì. IBM và Lotus chú trọng đến việc kết hợp với môi trường phía sau server, đặc biệt là nền tảng kế thừa như CICS và IMS) và phần mềm trung gian giao dịch – mqseries. Những công cụ tăng tính liên kết có thể là bảng cơ sở dữ liệu, bản chính, code mẫu …
- Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp. Một số hệ thống tiêu biểu có thể kể đến Peoplesoft và SAP. Hệ thống server thương mại hỗ trợ hệ thống ERP hiện tại bằng các hoạt động: định dạng chuẩn các đơn đặt hàng, tường lửa,không cho phép người sử dụng trực tiếp xâm nhập hệ thống, mở rộng khả năng lựa chọn sản phẩm cho khách hàng.
- Hệ thống hỗ trợ. Hệ thống hỗ trợ giúp xác nhận khả năng tương thích giữa hệ thống hiện hành với phần mềm thương mại mới.
- Trao đổi dữ liệu điện tử - EDI. EDI cho phép trao đổi dữ liệu trên mạng nội bộ hay rộng lớn hơn. Nó dựa trên nền tảng xác nhận mối quan hệ cho trước và chuẩn thống nhất giữa các bên tham gia, bao gồm: giao diện, chuẩn chuyển đổi dữ liệu, sắp đặt dữ liệu, giao thức định tuyến. EDI chuyển tải những yêu cầu, đơn đặt hàng của người bán hàng, khách hàng đến nhà cung cấp và ngược lại, nhà cung cấp cũng sẽ thông báo tình hình hàng hoá của mình thông qua hệ thống này.
- Hệ thống độc quyền. Để có thể kết nối một hệ thống thương mại với hệ thống phần mềm độc quyền cần phải xây dựng một giao diện lập trình ứng dụng (API – Application Programming Interface) đóng vai trò trung gian, tạo lập yêu cầu giữa hai hệ thống, đảm bảo giao tiếp chính xác và hiệu quả.
2.2. CƠ SỞ HẠ TẦNG PHÁP LY
2.2.1. Một số vấn đề pháp lý liên quan đến thương mại điện tử
2.2.1.1. Các vấn đề liên quan đến luật thương mại
2.2.1.2. Các vấn đề liên quan đến bí mật cá nhân và bảo vệ thông tin cá nhân 2.2.1.3. Các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
2.2.1.4. Các vấn đề liên quan đến thuế và thuế quan
2.2.1.5. Các vấn đề liên quan đến luật áp dụng và giải quyết tranh chấp 2.2.1.6. Về các tiêu chuẩn hóa công nghiệp và thương mại
2.2.2. Luật mẫu Uncitral và luật giao dịch điện tử của 1 số quốc gia trên thế giới
2.2.2.1. Danh sách luật chọn lọc và 1 số luật giao dịch điện tử quốc tế và của số quốc gia trên thế giới
2.2.2.2. Một số qui định chung về khuôn khổ pháp lý thương mại điện tử toàn cầu
2.2.3. Các văn bản pháp qui về giao dịch điện tử tại Việt Nam
2.2.3.1. Sự cần thiết xây dựng cơ sở pháp lí cho giao dịch điện tử tại Việt Nam 2.2.3.2. Luật giao dịch điện tử của Việt Nam
Mạng máy tính hay hệ thống mạng là một tập hợp các máy tính tự hoạt được kết nối nhau thông qua các phương tiện truyền dẫn cho phép chia sẻ tài nguyên: máy in, máy fax, tập tin, dữ liệu …
Các thành phần của mạng bao gồm các thiết bị đầu cuối, môi trường truyền và giao thức chuyển giao thông tin.
Ứng dụng của mạng máy tính rất to lớn và thông thường được chia làm hai mảng, đối với mạng nội bộ nó có tác dụng chia sẻ các tài nguyên, tăng độ tin cậy và sự an toàn của thông tin đồng thời tận dụng khả năng của hệ thống, chuyên môn hoá các máy tính; đối với xã hội, hệ thống mạng cung cấp nhiều tiện lợi cho sự truyền thông tin trong các mối quan hệ người với người.
Theo phạm vi sử dụng, mạng máy tính có thể được phân chia thành ba mức độ: mạng Internet, mạng nội bộ và mạng mở rộng.
Để thực hiện việc truyền tin trong mạng máy tính, giao thức TCP/IP được sử dụng, bao gồm các bước: chia mỗi đoạn thông tin và tin báo thành các gói tin; Phân phát các gói tin đó đến các điểm đích thích hợp; sau đó ráp nối các gói tin này thành dạng ban đầu.
Hàng loạt các thiết bị sẽ tham gia vào quá trình xử lý các gói tin đó và định tuyến để chúng có thể đến được đích cuối cùng đã định trước. Năm trong số các thiết bị quan trọng nhất tham gia vào quá trình này đó là các bộ trung tâm, các cầu nối, các cổng nối, các bộ lặp và các bộ định tuyến
Trong số các mạng máy tính, Internet được sử dụng rộng rãi nhất vì có được đa dạng các ứng dụng trong đó, World Wide Web là ứng dụng phổ biến nhất, nó thực chất là một hệ thống thông tin phân tán có quy mô toàn cầu bao gồm hàng triệu các website.
Một trang Web muốn tồn tại trên Internet cần có các thành phần: ngôn ngữ HTML; Giao thức; Giao diện cổng chung và địa chỉ trang Web.
Để thiết kế một Website, đầu tiên ta phải xác định các mục tiêu kinh doanh cho Website, trên cơ sở các mục tiêu kinh doanh đó ta xác định các chức năng cần thiết của hệ thống cần phải có và xác định các yêu cầu thông tin cần phải có để thực hiện các chức năng đó.
Website được thiết kế phải bao hàm những đặc trưng hướng người bán xuất phát từ những trông đợi, viễn cảnh của chính người bán, những đặc trưng hướng khách hàng và những đặc trưng quảng cáo.
Để quản lý máy chủ, người quản trị website phải có khả năng quản lý nội dung, sao chép và tập hợp thông tin, thống kê mức độ sử dụng Website và quản trị từ xa.
Câu hỏi ôn tập
Q2.1. Nêu các thành phần chủ yếu của mạng máy tính.
Q2.2. Nêu điểm khác biệt cơ bản của dịch vụ email truyền thống và dịch vụ Webmail
Q2.4. Nêu những điểm khác biệt giữa HTML và SGML (Standard Generalised Markup Language) ?
Q2.5. Tại sao World Wide Web ngày càng trở nên phổ biến? Chứng minh bằng những số liệu cụ thể.
Q2.6. Phân tích vai trò chức năng kết hợp của phần mềm TMĐT trong việc phát huy hiệu quả của phần mềm đó?
CHƯƠNG 3
GIAO DỊCH TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Giới thiệu
Người tiêu dùng mua hàng trên Internet với máy tính là hình thức phổ biến nhất của TMĐT. Nếu bạn muốn mua một máy ảnh, hãy ấn từ “c-a-m-e-r-a” và công cụ tìm kiếm sẽ bắt đầu dò tìm. Sau đó, bạn có thể bắt đầu so sánh các loại máy ảnh khác nhau kèm theo giá cả, tính năng, thương hiệu của chúng và mua cái máy ảnh mà bạn hằng ao ước bằng trực tuyến. Điều tiếp theo mà bạn biết là máy ảnh sẽ được chuyển đến tận cửa nhà bạn.Trong TMĐT, phương thức thanh toán đã được nâng cấp sao cho việc đó có thể thực hiện trực tuyến. Nó làm cho người tiêu dùng mua hàng trực tuyến cảm thấy thoải mái khi trả tiền cho một sản phẩm, dịch vụ ở một nơi xa. Chương 3 cung cấp kiến thức về tiến trình cũng như các yếu tố trong giao dịch TMĐT, sàn giao dịch thương mại điện tử và các phương thức giao dịch trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Sau khi học xong, sinh viên có thể:
- Định nghĩa giao dịch trong TMĐT
- Phân biệt giao dịch thương mại truyền thống và giao dịch TMĐT - Sàn giao dịch thương mại điện tử
- Các phương thức giao dịch tại sàn giao dịch thương mại điện tử
- Phân biệt một số hệ thống giao dịch trong TMĐT, nhận rõ ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng của mỗi hệ thống