II. Đề xuất, kiến nghị
3. Giải pháp về tổ chức cán bộ
- Cơ quan quản lý cần ban hành văn bản quy định đảm bảo các chế độ ưu đãi đặc biệt đối với đội ngũ công chức, viên chức ngành văn thư, lưu trữ để họ yên tâm công tác và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Công tác tổ chức cán bộ cần được chú ý đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên. Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tổ chức đào tạo cán bộ lưu trữ qua các lớp bồi dưỡng , tập huấn trong và ngoài nước về công tác tài liệu lưu trữ cá nhân, xử lý nghiệp vụ: chỉnh lý, bảo quản, tu bổ phục chế tài liệu lưu trữ cá nhân.
Tóm lại, công tác sưu tầm tài liệu lưu trữ cá nhân, gia đình, dòng họ của Trung tâm Lưu trữ quốc gia III trong nh ững năm qua có vai trò hết sức quan trọng và đã đạt được những kết quả nhất định. Trong thời gian tới, công tác sưu tầm tài liệu lưu trữ cá nhân có giá trị cao cần được quan tâm và tiếp tục thực hiện trong mọi lĩnh vực trên phạm vi tồn q́c./.
37
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SƢU TẦM, PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU ĐẠO SẮC PHONG Ở CÁC CƠ SỞ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU ĐẠO SẮC PHONG Ở CÁC CƠ SỞ
THỜ TỰ VÀ DÕNG HỌ TẠI TRUNG TÂM LƢU TRỮ LỊCH SỬ THÀNH PHỐ HÀ NỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Vũ Đức Tuyên
Chi cục Văn thư - Lưu trữ thành phố Hà Nội
Đặt vấn đề
Đảng và Nhà nước ta đã xác định, tài liệu lưu trữ là di sản văn hóa quý báu của mỗi dân tộc, có giá trị đặc biệt về lịch sử, chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, giáo dục, khoa học và công nghệ... được hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân ở các thời kỳ lịch sử khác nhau.
Đây là nguồn thông tin quan trọng, đáng tin cậy nhất để nghiên cứu lịch sử, khoa học và hoạt động thực tiễn của mỗi q́c gia, dân tợc. Vì vậy, trong nhiều năm qua, các cơ quan lưu trữ của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định về công tác quản lý và hoạt động nghiệp vụ lưu trữ nói chung và về công tác sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm nói riêng nhằm bảo quản an toàn và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ.
Công tác sưu tầm và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ nói chung và tài liệu lưu trữ quý, hiếm nói riêng tại thành phố Hà Nội trong những năm gần đây đã và đang được thành phố quan tâm, đặc biệt là công tác sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm.
Có thể nói, Hà Nội là một trong những thành phố tiên phong trong việc tổ chức, triển khai và thực hiện công tác sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm (cụ thể là các Đạo Sắc phong) một cách bài bản, khoa học và hiệu quả. Là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lưu trữ cao nhất ở địa phương, Chi cục Văn thư - Lưu trữ nhận thức rõ được giá trị, ý nghĩa về mặt lịch sử, văn hóa, tâm linh của tài liệu lưu trữ quý, hiếm Đạo Sắc phong cũng như vai trò, trách nhiệm và tầm quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước đối với khối tài liệu quý, hiếm này, nên tôi đã chọn vấn đề nghiên cứu “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sưu tầm và phát huy giá trị tài liệu Đạo Sắc phong ở các Cơ sở thờ tự và dòng họ tại Lưu trữ lịch sử thành phố Hà Nội” được triển
38