II. Đề xuất, kiến nghị
2. Kinh nghiệm của Pháp và Trung Quốc trong việc quản lý tài liệu lƣu trữ tƣ
2.3. Xây dựng các mơ hình kho lưu trữ kiểu mớ
Trung Quốc là quốc gia có những ý tưởng độc đáo về việc xây dựng các mơ hình kho lưu trữ kiểu mới nhằm quản lý hiệu quả nguồn tài liệu lưu trữ tư.
Đầu tiên, họ cho rằng, cần thiết phải xây dựng những “kho tài liệu lưu trữ tư” trong các cơ quan lưu trữ công, nghĩa là lấy “kho tài liệu lưu trữ tư” làm trung tâm, coi nó là một cơ sở để đẩy mạnh thực hiện công tác thu thập, chỉnh lý, bảo quản, khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ tư, đồng thời, đây cũng là nơi tiếp nhận quyên tặng, thu mua và ký gửi tài liệu lưu trữ tư. Làm như vậy không chỉ có lợi cho việc quản lý tập trung tài liệu lưu trữ tư mà còn có lợi cho việc thực hiện khai thác, sử dụng khối tài liệu lưu trữ này. Bên cạnh đó, các cơ quan lưu trữ nhà nước cũng cần suy nghĩ đến việc xây dựng thêm những “Trung tâm Quản lý tài liệu lưu trữ tư”. Trung tâm này là một loại hình đơn vị dịch vụ được thành lập trong cơ quan lưu trữ nhà nước các cấp ở địa phương, có chức năng thu thập, chỉnh lý, bảo quản, khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ tư.
Tiếp theo, việc phát triển các “kho lưu trữ tư” trên khắp cả nước cũng là một biện pháp khả thi để quản lý tài liệu lưu trữ tư. Năm 2004, ý tưởng về việc xây dựng “Kho lưu trữ tư” đã trở thành hiện thực tại thành phố Quảng Châu, Trung Quốc. Kho lưu trữ này do một cán bộ đã nghỉ hưu là ông Khuất Can Thần thành lập. Ông ta đã bỏ ra hơn 200.000 nhân dân tệ mua để mua 02 gian phòng trong một tòa nhà nằm trên đường Lộc Uyển, thành phố Quảng Châu để làm thành một kho lưu trữ tư nhân nhỏ với hơn chục tủ sách lưu trữ và bảo quản nhiều tài liệu lịch sử chưa từng được nhìn thấy trong kho lưu trữ nhà nước các cấp ở tỉnh Quảng Đông gồm các loại bằng khen, giấy khen, huân huy chương, ảnh cũ, sách cũ, hiện vật, các bộ sưu tập lời bài hát..., thu hút được sự quan tâm của đông đảo quần chúng trong xã hội.
Kho lưu trữ tư đầu tiên xuất hiện tại Quảng Châu đã tạo ra những động lực to lớn cho giới Lưu trữ Trung Quốc, từ một góc độ nào đó đã cho thấy được hiệu quả thực tế của việc xây dựng mơ hình quản lý tài liệu lưu trữ tư, đồng thời cũng mở ra những cách thức mới nhằm nâng cao nhận thức của xã hội đối với tài liệu lưu trữ tư nói chung và đặc biệt là tài liệu lưu trữ cá nhân.Trước thành công của mơ hình này, ơng Hứa Đại Trương, Cục trưởng
148
Cục Lưu trữ tỉnh Quảng Đông khi đó đã cho biết Cục Lưu trữ tỉnh dự định trước tiên sẽ giúp những người nổi tiếng có ảnh hưởng ở Quảng Đông thành lập kho lưu trữ tư và dần dần quảng bá nó ra toàn xã hội. Bằng cách đó, nhận thức về công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ của công chúng được nâng cao, vai trò của các cơ quan lưu trữ được thể hiện rõ. Thông qua việc hướng dẫn người dân thực hiện các hoạt động lưu trữ, các cơ quan lưu trữ nhà nước sẽ đẩy mạnh được hoạt động thu thập nguồn tài liệu lưu trữ quý đang được lưu trữ rải rác trong nhân dân, cũng là góp phần làm phong phú nguồn tài liệu lưu trữ quốc gia.
3. Một số đề xuất định hướng về quản lý tài liệu lưu trữ tư ở Việt Nam
Như đã nói ở phần đầu, số lượng tài liệu lưu trữ tư được hình thành ngày mợt nhiều, vai trò và vị thế của tài liệu lưu trữ tư càng ngày càng được nâng cao, được xã hội quan tâm rộng rãi. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều tài liệu lưu trữ tư đang đứng trước nguy cơ bị thất lạc hoặc dần bị biến mất, bởi vậy, việc tăng cường cơng tác quản lý loại hình tài liệu này hiện đang là một trong những vấn đề cấp bách của cơ quan Lưu trữ các nước nói chung và Lưu trữ Việt Nam nói riêng. Từ kinh nghiệm của Pháp và Trung Quốc trong việc quản lý tài liệu lưu trữ tư, chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất dưới đây cho các cơ quan Lưu trữ ở Việt Nam: