Cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Một phần của tài liệu ky-yeu-hoi-thao-12-11-163443-111121-87 (Trang 110 - 112)

II. Đề xuất, kiến nghị

1. Cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật

truyền, phổ biến pháp luật

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu trữ, pháp luật bảo vệ thông tin, bảo vệ bí mật đời tư, các quyền tài sản, quyền nhân thân… để người dân, chủ sở hữu tài liệu được trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết. Đây là giải pháp mang tính quyết định trong giai đoạn này bởi ý thức của toàn xã hội đối với tài liệu lưu trữ tư ở Việt Nam chưa thực sự đồng đều.

1.1. Đổi mới, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tài liệu lưu trữ tư

Từ trước tới nay, khi nói tới tài liệu lưu trữ, chúng ta thường chỉ nghĩ tới tài liệu lưu trữ công, chỉ sự sở hữu của nhà nước. Vì thế nên trong quá trình thực hiện các hoạt động của nghiệp vụ lưu trữ, những tài liệu có xuất xứ tư thường không được đánh giá cao, dễ dàng bị loại ra khỏi Phông lưu trữ. Tuy nhiên, một phần rất quan trọng và không thể thiếu, góp phần phản ánh phong phú và toàn diện lịch sử của một quốc gia nói chung và các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội nói riêng, đó là tài liệu lưu trữ tư, hình thành trong hoạt đợng của các tổ chức, cá nhân không thuộc sở hữu nhà nước. Như vậy, dù là tài liệu lưu trữ công hay tài liệu lưu trữ tư, trong nước hay vượt qua biên giới quốc gia, không phân biệt nguồn gớc x́t xứ, hình thức sở hữu, nơi bảo quản… đều có thể là tài liệu quý giá và quan trọng đối với xã hội; các chủ thể tạo ra tài liệu, những người lưu giữ được chúng đến ngày nay đều rất cần được xã hội trân trọng.

108

1.2. Thay đổi tư duy của các nhà quản lý

Trong bối cảnh bùng nổ thông tin, quyền con người, quyền thơng tin ngày mợt cao thì các nhà quản lý của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi tham mưu, ban hành chính sách, đặc biệt là cơ quan quản lý ngành đối với tài liệu lưu trữ hơn bao giờ hết phải nhanh nhạy, nắm bắt chủ trương, đường lối của Đảng, xu hướng thế giới về vấn đề quyền con người, thấy rõ ý nghĩa, vai trò của công dân, vai trò của tài liệu lưu trữ tư trong việc kiến tạo xã hội. Việc quản lý tài liệu lưu trữ tư không chỉ phục vụ các nhu cầu phong phú của xã hội mà còn là vấn đề hỗ trợ cho quyền con người - một vấn đề mang tính nhân văn sâu sắc. Cần thay đổi nhanh chóng tư duy quản lý, không chỉ chú trọng mỗi quản lý tài liệu lưu trữ công mà còn phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình đới với quản lý tài liệu lưu trữ tư, từng bước xây dựng lợ trình quản lý tài liệu lưu trữ tư hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam.

1.3. Nâng cao nhận thức, sự am hiểu pháp luật của chủ sở hữu tài liệu lưu trữ tư liệu lưu trữ tư

Trước hết, các tổ chức, cá nhân cần nhận thức rõ về quyền sở hữu tài liệu lưu trữ của mình như mợt tài sản, được pháp luật quy định và bảo vệ. Tiếp theo, chủ sở hữu tài liệu cần nhận thức đầy đủ, toàn diện về giá trị của những tài liệu mình sở hữu đờng thời tự tìm hiểu trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ lưu trữ để giúp lựa chọn, bảo quản đúng cách các loại hình tài liệu nhằm kéo dài tuổi thọ và bảo vệ an toàn thông tin tài liệu. Đi sâu hơn nữa, chủ sở hữu tài liệu cần am hiểu tình hình thời c̣c, nhu cầu q́c gia, nhu cầu công chúng để phát huy vai trò, giá trị của tài liệu lưu trữ phục vụ thiết thực sự phát triển của xã hội. Khi cần, chủ sở hữu tài liệu có thể chủ động liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ về bảo quản, phát huy tốt nhất giá trị tài liệu của mình trong cơng c̣c xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.4. Các cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng tài liệu lưu trữ tư

Việc tiếp cận với tài liệu lưu trữ tư cần được sự cho phép của pháp luật hoặc chủ sở hữu tài liệu, đảm bảo phù hợp với các điều kiện, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Việc sử dụng tài liệu lưu trữ tư cần hết sức thận trọng bảo đảm thông tin sử dụng là hợp pháp, đúng đắn, không vi phạm tới bí mật sản xuất, bí mật kinh doanh, quyền sở hữu trí tuệ (đối với các chế tạo, các phát minh, sáng chế, thành tựu nghiên cứu), không vi phạm tính nội bộ của

109

mỗi tổ chức hoặc các quyền con người, thông tin cá nhân, bí mật cá nhân… tránh để lại hậu quả, gây ảnh hưởng tới quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các tổ chức, cá nhân nhất là tài liệu lưu trữ tư thường có độ nhạy cảm nhất định.

Một phần của tài liệu ky-yeu-hoi-thao-12-11-163443-111121-87 (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)