II. Đề xuất, kiến nghị
2. Sƣu tầm, lƣu giữ và phát huy di sản
Śt thế kỷ XX, các cơng trình nghiên cứu văn hóa Trường Lưu chủ yếu về các tác phẩm Truyện Hoa Tiên, Mai Đình mợng ký, và mợt sớ thơ văn. Số chuyên gia về Trường Lưu cũng ít, có GS.Hoàng Xuân Hãn, GS.Đào Duy Anh, PGS.Nguyễn Thạch Giang, năm 1963 có đoàn cán bộ Đại học Bắc Kinh và Đại học Tổng hợp Hà Nội. Từ sau năm 1991, sau khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định về việc tổ chức lễ kỷ niệm 250 năm ngày sinh Danh nhân Nguyễn Huy Tự, công việc sưu tầm, lưu giữ tư liệu ở Trường Lưu mới thực sự bắt đầu và có kết quả.
Từ cuối thể kỷ XX tới nay, việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa làng Trường Lưu được tiến hành một cách có hệ thống và đồng bộ: Hoàn thành 05 đề tài nghiên cứu cấp tỉnh, tổ chức 07 cuộc hội thảo khoa học cấp quốc gia và quốc tế, 31 tập sách đã xuất bản, 10 bộ phim Danh nhân Đất Việt, hàng chục phóng sự trên các kênh truyên hình trong và ngoài nước, nhiều di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia (4), cấp tỉnh (10), nhất là có hai di sản được UNESCO vinh danh, là nhờ các yếu tố sau:
1. Sự đồng thuận của dân làng Trường Lưu và các làng có liên quan; 2. Sự vào cuộc của chính quyền các cấp từ thôn xóm tới xã, huyện tỉnh và trung ương;
3. Thu hút các các cơ quan nghiên cứu và các chuyên gia trong và ngoài nước;
4. Vào cuộc của các cơ quan thông tin đại chúng;
5. Hợp tác quốc tế, đặc biệt với các cơ quan của UNESCO.
Với hệ thống di sản vật thể phong phú, phi vật thể đa dạng, tư liệu tầm quốc tế, và các truyền thống được thể hiện qua hệ thống di sản, Làng văn hóa Trường Lưu có thể được lập hồ sơ đề cử di sản văn hóa thế giới. Sau đây giới thiệu một vài ví dụ về việc sưu tầm, lưu giữ và phát huy giá trị:
- Làm vệ sinh mộc bản phục vụ chuyên gia trong nước và Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan về tham quan. Việc số hóa được làm liên tục từ năm 2013 đến nay với sự tham gia của Thư viện Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Tới tháng
92
9 năm 2019 làm số hóa toàn bộ, hiện đã cơ bản xử lý xong (còn số bản xử lý lại). Sưu tầm được 01 tấm mộc bản ở Khu di tích Nguyễn Du và 11 bản từ Nghệ An.
- Tham gia đầy đủ các Hội nghị của Hiệp hội quốc tế mộc bản, có báo cáo (ngoại trừ năm 2019 ở Nhật không đi được nhưng có báo cáo).
- Tăng cường công tác tuyên truyền, để lấy nhận xét bổ sung cho việc lập hồ sơ cấp MOW.
- Xuất bản bộ sách bản đồ đi sứ của Nguyễn Huy Oánh gờm hai quyển:
Hoàng Hoa sứ trình đồ, n Thiều nhật trình.
Ngày 9-10 tháng 5 năm 2019, đã tổ chức thành công Hội nghị khoa học quốc tế “Nghiên cứu giá trị Di sản Hán Nôm dòng họ Nguyễn Huy Trường
Lưu” tại Hà Tĩnh, là cơ sở khoa học để lập hồ sơ đề cử “Bộ sưu tập Di sản
Hán Nôm ở làng Trường Lưu”, bao gồm: 26 sắc phong và 19 văn bản hành
chinh gốc; gần 300 hoành phi, câu đối; 04 bức Trường, 03 bia đá, 07 tập gia phả, 06 tập văn cúng và 03 tập sách cổ của 14 nhà thờ , Đình làng, Chợ Quan và 08 tư gia của 03 dòng họ ở làng Trường Lưu. Đã báo cáo với Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tại buổi tổng kết năm 2019 và kế hoạch năm 2020.
Tại trụ sở UBND xã Trường Lộc cũ (nay xã Trường Lộc đã sáp nhập với xã Song Lộc, và Kim Lộc), đã hoàn thiện 03 phòng trưng bày 03 di sản:
Hoàng Hoa sứ trình đồ , Mợc bản Trường học Phúc Giang, Bộ sưu tập Di sản Hán Nôm ở làng Trường Lưu. Nhằm phát huy giá trị của các di sản, năm
2018, Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ra Nghị quyết số 93 ngày 18 tháng 7 về Bảo tồn và phát huy giá trị di sản UNESCO: Ca Trù, Ví Giặm, Nguyễn Du
và Truyện Kiều, Hoàng Hoa sứ trình đồ, Mợc bản Trường học Phúc Giang, từ năm 2018 là thuận lợi cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở Trường Lưu.
Ngày 15 tháng 10 năm 2020, UBND huyện Can Lộc đã ra Quyết định số 2713/QĐ-UBND về việc thành lập Ban quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Trường Lưu và ngày 18 tháng 5 năm 2021, có Quyết định số 1733/QĐ- UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Trường Lưu. Ban quản lý có tư cách pháp nhân, trụ sở... và trực
thuộc UBND huyện Can Lộc.
Một trong những công việc mà Ban quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Trường Lưu sẽ thực hiện trong thời gian tới là lập hồ sơ đề cử Bộ sưu tập di
93
sản Hán Nôm ở làng Trường Lưu (Thế kỷ XVII-XX), là di sản tư liệu thứ 3 của
làng Trường Lưu trình UNESCO cấp MOWWCAP. Đặc biệt trong phần sách cổ có Quảng Thuận Đạo sử tập, do Nguyễn Huy Quýnh soạn quãng năm
1775 - 1785, có tư liệu về chủ quyền của Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa. Để phát huy giá trị của các di sản văn hóa Trường Lưu, chúng tôi dự kiến sắp tới xuất bản Tổng tập di sản văn hóa Trường Lưu. Tổng tập Di sản
Văn hóa Trường Lưu có bốn tập, in thành 16 quyển, có nhiều hình ảnh minh họa.
Tập I- DI SẢN VẬT THỂ, một quyển, gồm hai phần: Phần một giới
thiệu sơ lược về môi trường địa lý, lịch sử phát triển từ giữa thế kỷ XV của làng Trường Lưu, về các dòng họ và người Trường Lưu, danh nhân và tác giả văn học. Miêu tả về các di sản vật thể bao gờm các cơng trình kiến trúc tơn giáo, tín ngưỡng (đình, đền, nhà thờ, mếu, lăng, mợ…), nhà cở, các di vật, phế tích.
Phần hai, chi tiết về 07 di tích cấp quốc gia và 07 di tích cấp tỉnh cùng một số di tích tiềm năng, bao gồm vị trí, diện tích, các nghi lễ… tiến hành ở di tích.
Tập II- DI SẢN PHI VẬT THỂ, một quyển, có hai phần: Phần 1,
giới thiệu di sản phi vật thể, nhiều hình thức: tư liệu truyền khẩu, các tín ngưỡng tâm linh và tế lễ, các hình thức biểu diễn nghệ tḥt… nởi bật là Hát phường vải.
Phần 2, về tác giả và tác phẩm, bao gồm giới thiệu về các tác giả, và ảnh hưởng của một số tác giả, tác phẩm tới Nguyễn Du. Chọn lọc giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu của dòng văn Trường Lưu; Huấn nữ tử ca, Truyện
Hoa Tiên, Mai Đình mợng ký,Trường Lưu giai sự vịnh….
Tập III- DI SẢN TƢ LIỆU, có 13 quyển: Mộc bản Trường học Phúc
Giang, bao gồm các phần: Phiên âm, biên dịch và số hóa của 12 tập sách (của
mộc bản) cùng ảnh, được xuất bản thành 11 quyển theo các đầu sách trong bố cục của mộc bản, 01 quyển về các bản đồ, 01 quyển về di sản Hán Nôm ở làng Trường Lưu (thế kỷ VII-XX) như Sắc phong, Văn bản hành chính, Hoành phi, bảng gỗ, câu đối, Trướng, Bia, Gia phả, Văn cúng - tư liệu gốc cùng các tư liệu khác còn lưu giữ: sách học, sách địa lý, gia phả, văn cúng, hoành phi câu đối ở 37 nhà thờ và một số tư gia khác ở làng.
94
TẬP IV. DI SẢN VĂN HÓA TRƢỜNG LƢU TỪ LÀNG QUÊ RA THẾ GIỚI THẾ GIỚI
Trình bày quá trình xây dựng, bảo tờn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa ở Trường Lưu từ khi lập làng đến nay, cùng việc quảng bá Di sản văn hóa Trường Lưu từ làng quê ra thế giới.
Phần cuối của mỗi quyển đều có phụ lục, thư mục và sách dẫn.
Như vậy, Tổng tập Di sản Văn hóa Trường Lưu có 04 tập, được in thành 16 quyển, ở mỗi quyển đều có phần giới thiệu chung này (riêng Quyển 1 Tập III có phần giới thiệu về mộc bản) và 03 trang giới thiệu riêng bằng tiếng Việt, Anh và Trung, kèm một số phụ lục cùng ảnh minh họa.