Ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ các văn bản dưới luật về lưu trữ tài liệu cá nhân, gia đình, dịng họ

Một phần của tài liệu ky-yeu-hoi-thao-12-11-163443-111121-87 (Trang 131 - 135)

II. Đề xuất, kiến nghị

3. Đề xuất, kiến nghị sửa đổi chế định pháp luật về lƣu trữ tài liệu cá nhân, gia đình, dịng họ

3.2. Ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ các văn bản dưới luật về lưu trữ tài liệu cá nhân, gia đình, dịng họ

luật về lưu trữ tài liệu cá nhân, gia đình, dịng họ

Thứ nhất, sửa đổi Điều 16 Nghị định số 01/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Lưu trữ cho phù hợp với nội dung sửa đổi khoản 5 Điều 30 Luật Lưu trữ về thời hạn sử dụng tài liệu lưu trữ cá nhân và phù hợp với Luật Sở hữu trí tuệ. Cụ thể, về thời hạn sử dụng tài liệu liên quan đến cá nhân được quy định tùy thuộc vào nhóm tài liệu tương ứng với thời hạn sử dụng rộng rãi khác nhau (cũng là kinh nghiệm pháp luật về lưu trữ của các nước Cộng hòa Pháp và Liên bang Nga).

Thứ hai, ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn, xác định giá trị và phân hạng tài liệu lưu trữ quý, hiếm, trong đó có nội dung về tài liệu lưu trữ quý, hiếm của cá nhân, gia đình dòng họ.

Việc xây dựng và ban hành văn bản này là cần thiết xét trên yêu cầu về pháp lý và thực tiễn của hoạt động lưu trữ tài liệu cá nhân, gia đình, dòng họ trong thời gian qua:

(1) Về cơ sở pháp lý, yêu cầu văn bản ban hành phải đảm bảo tính tn thủ và khơng trái quy định văn bản có giá trị pháp lý cao hơn; đồng bộ, thống nhất giữa các văn bản dưới luật về công tác lưu trữ.

Vấn đề xác định tài liệu lưu trữ là quý, hiếm với quy định thu phí khai thác sử dụng tài liệu quý, hiếm theo Thông tư số 275/2017/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính về phí khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tại các Lưu trữ lịch sử, chưa bảo đảm tính đờng bợ. Theo Thông tư 275/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng tài liệu lưu trữ. Theo đó, về “mức thu phí sử dụng tài liệu lưu trữ quý, hiếm bằng 05 lần mức

thu phí sử dụng các tài liệu tương tự quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này. Tài liệu lưu trữ quý, hiếm là tài liệu lưu trữ theo quy

định tại Điều 26 Luật Lưu trữ”25. Tuy nhiên, Điều 26 Luật Lưu trữ chỉ là quy

định đặc điểm tài liệu quý, hiếm mang tính trừu tượng, khó có chuẩn mực

129

chung để hiểu và áp dụng thống nhất trên thực tế đâu là tài liệu quý, hiếm hay khi áp dụng xác định trên mợt tài liệu cụ thể nhất định.

Vì vậy, trên thực tế thu phí khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ quý, hiếm là chưa có sự phân biệt (thu gấp 5 lần) tài liệu lưu trữ nói chung; cũng rất khó thuyết phục đối với người sử dụng tài liệu nộp phí. Điều này dẫn đến các Lưu trữ lịch sử chưa áp dụng thống nhất và gặp nhiều khó khăn; Quy định của Điều 5 Thông tư số 275/2016/TT-BTC không đi vào thực tiễn.

(2) Xét dưới góc độ pháp luật, việc ban hành thông tư này sẽ làm tiền đề pháp lý cho thực tiễn áp dụng hình thức đăng ký q́c gia đã quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Lưu trữ trước khi lựa chọn đăng ký vào chương trình, danh hiệu của khu vực và thế giới.

Để đảm bảo được yếu tố này, nội dung các tiêu chuẩn xác định tài liệu quý, hiếm và phân hạng tài liệu: bên cạnh các yếu tố phù hợp điều kiện văn hóa - xã hợi, phong tục tập quán và truyền thống, phải hướng tới tiêu chuẩn quốc tế (một trong những nội dung khuyến cáo của UNESCO).

(3) Quy định tiêu chuẩn phân hạng tài liệu, xác định tiêu chuẩn tài liệu phù hợp với từng hình thức sưu tầm (hiến tặng, mua - bán, đăng ký hay ký gửi) tài liệu vào Lưu trữ quốc gia, làm tiền đề cho:

(i) Lưu trữ lịch sử tư vấn, giúp chủ sở hữu tài liệu lựa chọn hình thức dịch chuyển qùn đới với tài liệu cho tổ chức lưu trữ một cách phù hợp.

(ii) Nhà nước quy định về quyền và nghĩa vụ tương ứng của chủ sở hữu tài liệu trong từng hình thức dịch chuyển qùn đới với tài liệu cá nhân, gia đình dòng họ.

Mỗi tài liệu khi được các cơ quan, tổ chức lưu trữ sưu tầm đều phải được đánh giá, phân hạng trên cơ sở quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá tài liệu. Kết quả đánh giá được thông báo cho chủ sở hữu và báo cáo cơ quan quản lý liên quan. Đối với tài liệu hạng đặc biệt có ý nghĩa quốc gia - dân tộc, các cơ quan lưu trữ, bảo tàng hoặc thư viện nên được áp dụng quyền ưu tiên mua hoặc đăng ký với cơ quan, tổ chức lưu trữ nhà nước. Trong trường hợp không thể mua được (do giá tài liệu quá cao …) thì tở chức lưu trữ nhà nước phải thông tin cho chủ sở hữu tài liệu và kịp thời cung cấp những khuyến cáo về việc bảo tồn tài liệu cho chủ sở hữu. Đồng thời, pháp

130

luật cần quy định cụ thể các trường hợp tài liệu bắt buộc phải được bảo quản tại Lưu trữ nhà nước.

(iii) Đánh giá giá trị tài liệu trong sưu tầm tài liệu cá nhân, gia đình, dòng họ nhằm tới ưu hóa thành phần tài liệu Phông lưu trữ Quốc gia; đồng thời, tạo điều kiện thực hiện thống nhất giữa các tổ chức, cá nhân hoạt động lưu trữ.

(4) Quy định làm cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra, kiểm tra về nghiệp vụ lưu trữ cũng như sử dụng kinh phí có hiệu quả cho công tác này.

Thứ ba, ban hành Thông tư hướng dẫn đăng ký, ký gửi, mua - bán, hiến tặng tài liệu lưu trữ cá nhân, theo đó xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ các bên chủ thể trong quan hệ này (từ khi phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật).

Trên cơ sở xác định, nghiên cứu đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự, phù hợp với từng hình thức dịch chuyển quyền, quy trình, thủ tục thực hiện các hình thức chuyển giao quyền phải đảm bảo các yêu cầu chung như sau:

(1) Đúng quy định của pháp luật lưu trữ tài liệu cá nhân, gia đình, dòng họ: Các quy trình thủ tục và phân cấp thẩm quyền sưu tầm được quy định theo nguyên tắc tôn trọng quyền dân sự (với đặc trưng xác lập là bình đẳng, thỏa thuận và tự quyết) của chủ sở hữu tài liệu và chính sách của nhà nước đối với quan hệ dân sự. Tài liệu lưu trữ cá nhân, gia đình, dòng họ tḥc sở hữu của cơng dân nên công dân cần được tôn trọng quyền lựa chọn ký gửi, hiến tặng hoặc bán tài liệu cho nơi nào họ muốn, miễn là việc chuyển đổi quyền của chủ sở hữu này không vi phạm pháp luật về lưu trữ tài liệu cá nhân (như bảo vệ bí mật và chuyển tài liệu ra nước ngoài...).

(2) Hướng dẫn quy trình, thủ tục phải thuận lợi nhất cho công dân: Trong xác lập quan hệ dân sự đối với tài liệu lưu trữ cá nhân, gia đình, dòng họ, các quy trình, thủ tục xác lập phải được ban hành kèm theo hệ thống biểu mẫu và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu. Trong quá trình áp dụng biểu mẫu, cơ quan lưu trữ chủ động hướng dẫn, hỗ trợ tích cực cho chủ sở hữu khi cần. Trong trường hợp tài liệu lưu trữ sau khi thẩm định không đạt tiêu chuẩn để tiếp nhận với hình thức hiến tặng hoặc bán vào lưu trữ lịch sử/đăng ký vào phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam thì các Lưu trữ lịch sử nên hướng dẫn cơng dân lựa chọn hình thức ký gửi vào Lưu trữ lịch sử hoặc hỗ trợ công dân tự bảo

131

quản hoặc liên hệ giúp tới các thư viện, bảo tàng, trung tâm thông tin - tư liệu phù hợp để cá nhân, gia đình, dòng họ tiếp tục thực hiện nguyện vọng của họ. (3) Hướng dẫn phải phù hợp với luật pháp các chuyên ngành liên quan và tiệm cận với xu hướng của thế giới: Đây là một tất yếu khách quan vì thơng tin trong tài liệu lưu trữ cá nhân, gia đình, dòng họ chứa đựng nhiều nợi dung thuộc về các chuyên ngành khác nhau, như: khoa học, nghệ thuật, chính trị, y tế,… Việc thực hiện hoạt động lưu trữ tài liệu này phải đặc biệt chú ý tới các quy định của ngành khác liên quan để vừa đảm bảo phát huy được giá trị tài liệu lưu trữ nhưng đồng thời phải bảo vệ được các quyền của chủ sở hữu tài liệu, quyền và nghĩa vụ cơ quan lưu trữ, của chủ sở hữu, cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, bãi bỏ Thông tư số 05/2015/TT-BNV ngày 25 tháng 11 năm

2015 của Bộ Nội vụ ban hành quy định Danh mục tài liệu hạn chế sử dụng tại Lưu trữ lịch sử, để phù hợp với sửa đổi Điều 30 Luật Lưu trữ./.

Tài liệu tham khảo:

1. Đề tài khoa học cấp Bộ “Quản lý nhà nước về lưu trữ tài liệu cá nhân, gia đình, dòng họ”, Mã sớ ĐT.07/2020.

2. Hờ sơ xây dựng Luật Lưu trữ năm 2011. 3. Các văn bản dưới Luật Lưu trữ.

4. Bộ luật Dân sự năm 2015.

5. Dự án Nghiên cứu “Chương trình Quản lý Văn thư Lưu trữ - Bảo quản và xử lý lưu trữ tư nhân” của Ban Thông tin tổng hợp của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO).

6. Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền của Liên hiệp quốc năm 1948. 7. Luật Lưu trữ Liên bang Nga, Luật về hồ sơ (tài liệu) Tổng thống của Hoa Kỳ, Luật số 2008-696 của Cộng hòa Pháp về tài liệu lưu trữ …

132

Một phần của tài liệu ky-yeu-hoi-thao-12-11-163443-111121-87 (Trang 131 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)