Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Chi nhánh Công ty

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ty cổ phần lương thực nam trung bộ tại khánh hòa (Trang 55 - 151)

2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Chi nhánh Công ty.

Trong đó:

Quan hệ trực tuyến. Quan hệ chức năng.

b. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận.

Giám đốc:

Giám đốc là chú Đậu Công Nghị, ngƣời điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty, ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty và thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Ban hành các quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty.

- Quyết định mức lƣơng của ngƣời lao động trong công ty.

- Thực hiện các phƣơng án về cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý trong công ty.

- Phụ trách công tác sản xuất kinh doanh của công ty.

- Kí các quyết định và ký hợp đồng kinh tế. Giám đốc Bộ Phận Tài Chính Kế Toán Bộ Phận Kế Hoạch Kinh Doanh Bộ Phận Tổ Chức Hành Chính

- Là ngƣời đƣa ra quyết định cuối cùng và có giá trị cao nhất giúp cho hoạt động tại công ty đƣợc thống nhất.

Bộ phận tài chính kế toán:

- Phụ trách bộ phận là chị Huỳnh Thị Hồng Thu có nhiệm cụ tổ chức, quản lý công tác kế toán tài chính của công ty.

- Thu thập, ghi chép, kiểm tra các tài liệu, sổ sách, lập báo cáo tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh, lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ hàng hóa.

- Giúp Giám đốc quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.

- Ngoài ra còn thƣờng xuyên cập nhật, nguyên cứu, áp dụng các chính sách tài chính kế toán, đề xuất và tháo gỡ khó khăn về lựa chọn phƣơng án kinh doanh, chi tiền và quản lý việc sử dụng tiền theo quy định của công ty.

Bộ phận tổ chức hành chính:

- Phụ trách bộ phận là chú Nguyễn Thế Vĩnh,theo dõi hồ sơ nhân sự, các vấn đề liên quan đến tiền lƣơng, thƣởng, kỷ luật.

- Ký kết hợp đồng lao động, tƣ vấn cho Giám đốc về việc bố trí sắp xếp bộ máy nhân sự nhằm đạt hiệu quả làm việc cao nhất, phối hợp với phòng tài chính kế toán trong công tác tiền lƣơng, tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu của công ty.

Bộ phận kế hoạch kinh doanh:

- Phụ trách bộ phận là chú Nguyễn Luộm,làm công tác tham mƣu cho Giám đốc công ty về xây dựng, thực hiện kế hoạch kinh doanh theo từng thời kỳ.

- Giúp Giám đốc trong việc ký kết hợp đồng, thực hiện theo dõi các hoạt động kinh doanh.

- Đảm nhận việc thu mua hàng hóa và phân phối hàng hóa cho các cửa hàng để thực hiện chức năng tiêu thụ.

- Lập kế hoạch kinh doanh, triển khai nhiệm vụ cho các phòng ban, các bộ phận liên quan. Lên kế hoạch nhiệm vụ phƣơng hƣớng hoạt động kinh doanh cho kỳ tới.

- Hƣớng dẫn nghiệp vụ kinh doanh và mỡ rộng thị trƣờng tiêu thụ, thu nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng về các loại sản phẩm của công ty.

Các cửa hàng:

Công ty có 2 cửa hàng:

+Cửa hàng sữa Vinamilk. +Cửa hàng bánh Vĩnh Thành.

Là nơi kinh doanh các loại mặt hàng của công ty, thăm dò ý kiến cũng nhƣ thị hiếu của khách hàng để làm căn cứ cho phòng kế hoạch kinh doanh lập kế hoạch kinh doanh phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Tổ chức quảng cáo sản phẩm mới và hƣớng dẫn ngƣời tiêu dùng.

Kho chứa hàng:

Là nơi trực tiếp nhận và kiểm tra hàng hóa, theo dõi hàng hóa nhập kho và xuất kho. Đảm bảo cung ứng đủ số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng hàng hóa kịp thời cho thị trƣờng.

2.1.3.2. Tổ chức sản xuất của Chi nhánh Công ty.

Công ty hoạt động dƣới hình thức thƣơng mại nên không có quy trình sản xuất mà chỉ có quy trình thƣơng mại.

Quy trình thƣơng mại của Chi nhánh Công ty cổ phần lƣơng thực Nam Trung Bộ tại Khánh Hòa là mua hàng ở các nơi về phân phối cho các cửa hàng đại lý bán sĩ và bán lẻ của công ty.

2.1.3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Công ty trong thời gian qua. nhánh Công ty trong thời gian qua.

Lực lƣợng lao động:

Toàn chi nhánh công ty hiện nay có 23 lao động. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học cao đẳng chiếm 43.5% trong tổng số lao động của công ty. Tập trung chủ yếu ở bộ phận quản lý. Điều này giúp công ty thực hiện tốt việc điều hành và quản lý tốt công việc kinh doanh. Còn số lao động còn lại chủ yếu là lao động phổ thông chỉ thực hiện chức năng bán hàng và phân phối các mặt hàng của công ty đến ngƣời tiêu dùng.

Vị trí kinh doanh:

Công ty nằm ở vị trí rất thuận lợi, ngay vị trí trung tâm thành phố, nơi có nhiều ngƣời qua lại và gần trƣờng học. Cũng nhƣ nằm gần các trục đƣờng chính của thành phố.

Mặt hàng kinh doanh:

Các sản phẩm kinh doanh chủ yếu của công ty là sữa, bánh, gạo và các mặt hàng thực phẩm công nghề. Đó đều là những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho cuộc sống của ngƣời dân. Đây là những mặt hàng dễ bán và tiêu thụ nhanh. Nhƣng bên cạnh đó công ty cần phải đa dạng các mặt hàng kinh doanh của mình để ngƣời tiêu dùng có thể tự do lựa chọn.

Vốn:

Vì là chi nhánh trực thuộc của Công ty cổ phần thực phẩm Nam Trung Bộ nên nguồn vốn hoàn toàn do công ty quản lý phân phối làm cho hoạt động kinh doanh của công ty bị hạn chế. Không chủ động đƣợc nguồn vốn sẽ gây khó khăn cho việc kinh doanh của công ty. Sắp tới quy mô của công ty sẽ đƣợc mở rộng nên nhu cầu về vốn của công ty cũng tăng lên để phù hợp với sự phát triển đó.

b. Các nhân tố bên ngoài:

Các mặt hàng nhƣ gạo, sữa, bánh kẹo…là những thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn ngƣời Việt Nam. Nhu cầu về các mặt hàng này là rất lớn và đó là một lợi thế của công ty. Song chính đó cũng là khó khăn của công ty khi đời sống ngày càng tăng, nhu cầu thƣởng thức của khách hàng cũng cao hơn, khách hàng có nhiều thông tin về sản phẩm, giá cả, chất lƣợng. Nên công ty muốn đáp ứng đƣợc thì phải đầu tƣ, đa dạng hóa các mặt hàng cũng nhƣ chất lƣợng của sản phẩm.

Đối thủ cạnh tranh:

Hiện nay với cơ chế thị trƣờng luật doanh nghiệp thông thoáng hơn nên các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm ra đời khá nhiều. Bên cạnh những đối thủ cạnh tranh chính thì còn nhiều đối thủ tiềm ẩn nhƣ các tiểu thƣơng bán buôn bán lẽ. Chính những đối thủ đó sẽ làm giảm doanh số tiêu thụ của công ty. Vì vậy cần phải có chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả.

Môi trƣờng tự nhiên:

Hiện nay Nha Trang là một thành phố ngày càng phát triển vì vậy nhu cầu đời sống của nhân dân ngày càng tăng, những sản phẩm từ sữa và các mặt hàng gạo là những mặt hàng thiết yếu đã đáp ứng nhu cầu này. Bởi nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng này ở đây là rất lớn.Thời tiết ở đây mát mẻ thuận lợi cho việc bảo quản tốt các sản phẩm.

2.1.3.4. Đánh giá khái quát hoạt động SXKD của Chi nhánh Công ty trong thời gian qua: gian qua:

a. Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Công ty:

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009

+/- % +/- %

1. Tổng doanh thu và thu nhập Đồng 20.343.603.309 29.392.748.281 40.010.403.424 9.049.144.972 44,48 10.617.655.143 36,12 2. Lợi nhuận trƣớc thuế Đồng 150.219.477 425.356.254 692.307.824 275.136.777 183,16 266.951.570 62,76 3. Lợi nhuận sau thuế Đồng 150.219.477 425.356.254 692.307.824 275.136.777 183,16 266.951.570 62,76 4. Tổng vốn kinh doanh bình quân Đồng 1.584.564.896 2.842.818.014 4.093.426.556 1.258.253.118 79,41 1.250.608.542 43,99 5. Tổng vốn chủ sở hữu bình quân Đồng 1.035.490.860 1.534.968.278 1.624.358.534 499.477.418 48,24 89.390.256 5,82 6. Tổng số lao động Ngƣời 17 22 23 5 29,41 1 4,55 7. Tổng thu nhập Đồng 852.759.655 1.275.658.400 1.482.591.400 422.898.745 49,59 206.933.000 16,22 8. Thu nhập bình quân/tháng/ngƣời Đồng 4.180.194 4.832.039 5.371.708 651.845 15,59 539.669 11,17 9. Tổng nộp ngân sách Đồng 98.563.869 139.646.864 191.500.893 41.082.995 41,68 51.854.029 37,13 10. LNTT/Vốn kinh doanh bq % 9,48 14,96 16,91 5,48 57,83 1,95 13,03 11.LNTT/Vốn chủ sở hữu bq % 14,51 27,71 42,62 13,20 91,018 14,91 53,80 12. LNTT/DT và TN % 0,74 1,45 1,73 0,71 95,98 0,28 19,57

b. Nhận xét:

Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua, ta thấy công ty ngày càng phát triển, quy mô ngày càng mở rộng, lợi nhuận cũng nhƣ thu nhập của ngƣời lao động cũng ngày đƣợc nâng cao. Đặc biệt trong năm 2010, đây là năm làm ăn hiệu quả nhất của công ty, cụ thể:

Ta thấy tổng doanh thu và thu nhập qua 3 năm ngày càng tăng, năm 2009 tăng 44,48% tƣơng ứng với 9.049.144.972 đồng so với năm 2008, năm 2010 tăng 36,12% tƣơng ứng với 10.617.655.143 đồng so vói năm 2009. Kết quả này có đƣợc là do nổ lực, cũng nhƣ phƣơng hƣớng kinh doanh có hiệu quả của công ty, hàng hóa tiêu thụ ngày càng nhiều, công việc kinh doanh có phần tiến triển tốt. Tuy nhiên công ty có làm ăn hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào phần lợi nhuận mà công ty mang về từ hoạt động kinh doanh đó.

Doanh thu tăng vọt khiến lợi nhuận trƣớc thuế và sau thuế tăng mạnh cụ thể năm 2009 tăng 183,16% tƣơng ứng với 275.136.777 đồng so với năm 2008. Năm 2010 tăng 62,76% tƣơng ứng với 266,951,570 đồng so với năm 2009.

Sở dĩ có mức tăng tƣơng ứng giữa lợi nhuận trƣớc thuế và lợi nhuận sau thuế là do công ty không phải đóng thuế TNDN bởi công ty là chi nhánh của công ty cổ phần lƣơng thực Nam Trung Bộ nên việc nộp thuế TNDN là nghĩa vụ của Tổng công ty.

Để mở rộng quy mô kinh doanh thì công ty không thể không tăng thêm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, tổng vốn kinh doanh sau 3 năm có chiều hƣớng tăng. Năm 2009 tăng 79,41% tƣơng ứng 1.258.253.118 đồng so với năm 2008. Năm 2010 tăng 43,99% tƣơng ứng 1.250.608.542 đồng so với năm 2009. Sở dĩ vốn kinh doanh bình quân tăng mạnh nhƣ vậy là nhờ việc cổ phần hóa cùng với việc kinh doanh có hiệu quả tạo ra sự tăng vọt này.

Trong năm 2009, vốn chủ sỡ hữu chiếm tƣơng đối lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty. So với năm 2008, con số này tăng lên 499.477.418 đồng tƣơng đƣơng tăng 48,24%. Sang năm 2010, mặc dù nguồn vốn tăng lên rất nhiều nhƣng vốn chủ sở hữu lại tăng lên khá khiêm tốn so với năm 2009, nguồn vốn chủ

sở hữu chỉ tăng 5,82%. Điều này chứng tỏ nguồn vốn năm 2010 chủ yếu là nguồn vốn vay nhƣng công ty lại làm ăn rất hiệu quả. Điều đó cho thấy rằng, công ty đã sử dụng hiệu quả đồng vốn vay. Song song với việc gia tăng nguồn vốn là việc gia tăng về lao động.

Năm 2009. tổng số lao động của công ty tăng 5 ngƣời tƣơng ứng tăng 29,41% so với năm 2008. Điều này cho thấy năm 2009 quy mô của công ty ngày càng đƣợc mở rộng. Nhƣng con số này đến năm 2010 thì giảm xuống chỉ tăng thêm 1 ngƣời tƣơng ứng tăng 4,55%.

Công ty ngày càng phát triển và mở rộng, năm sau làm ăn hiệu quả hơn năm trƣớc. Do đó đời sống của ngƣời lao động cũng dần đƣợc cải thiện, tổng thu nhập năm 2009 tăng 422.898.745 đồng tƣơng ứng tăng 49,59% so với năm 2008. Năm 2010, tổng thu nhập tăng 206.933.000 đồng tƣơng ứng tăng 16,22% so với năm 2009. tổng thu nhập cao hơn tốc độ tăng của lao động trong công ty, điều này chứng tỏ việc tăng tổng thu nhập sẽ làm cho thu nhập bình quân đều có xu hƣớng tăng, góp phần cải thiện đời sống vật chất của ngƣời lao động. Đây là điều đáng mừng vì nó sẽ làm cho ngƣời lao động yên tâm làm việc hơn, đây chính là một trong những yếu tố góp phần nâng cao năng suất làm việc.

- Đồng thời với việc gia tăng nguồn vốn, gia tăng lao động là sự đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh, gia tăng lƣợng hàng bán ra. Điều đó góp phần tăng thêm hợp đồng làm ăn cho công ty.

- Năm 2008, tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế trên vốn kinh doanh của công ty là 9,48% nghĩa là cứ bỏ ra 100 đồng vốn kinh doanh thì thu đƣợc 9,48 đồng lợi nhuận trƣớc thuế. Đến năm 2009, con số này là 14,96% nghĩa là bỏ ra 100 đồng vốn thì chỉ thu lại đƣợc 14,96 đồng lợi nhuận trƣớc thuế. Nhƣ vậy so với năm 2008 thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của năm 2009 đã tăng lên 5,48 có nghĩa là bỏ ra 100 đồng vốn thì lợi nhuận thu lại của năm 2009 đã giảm đi 5,48 đồng tƣơng đƣơng giảm 57,83%. Tuy nhiên bƣớc sang năm 2010,tỷ suất này lại tăng 16,91. So với

năm 2009 thì tăng 1,95 nghĩa là cùng bỏ ra 100 đồng vốn thì lợi nhuận năm 2010 tăng hơn năm 2009 là 1,95 đồng.

- Năm 2008 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 14,51% nghĩa là cứ bỏ ra 100 đồng vốn củ sở hữu thì thu đƣợc 14,51 đồng lợi nhuận trƣớc thuế. Sang năm 2009 thì tỷ suất này là 27,71% nghĩa là cứ bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thì chỉ thu đƣợc 27,71 đồng lợi nhuận trƣớc thuế. So với năm 2008 thì tỷ suất này tăng 13,20 nghĩa là cùng bỏ ra 100 đồng vốn chủ sỡ hữu nhƣng lợi nhuận thu đƣợc ở năm 2009 tăng lên 13,20 đồng. Bƣớc sang năm 2010, tình hình khả quan hơn, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đã tăng hơn năm 2009 là 14,91 nghĩa là cùng bỏ ra 100 đồng vốn chủ sỡ hữu thì lợi nhuận năm nay tăng hơn năm trƣớc 14,91 đồng. Đây là dấu hiệu tốt với công ty.

- Năm 2010 có thể nói là năm khả quan nhất trong suốt ba năm. Do đó năm này tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế trên doanh thu và thu nhập cũng cao nhất. Năm 2008 tỷ suất này là 0,74%, năm 2009 tỷ suất này là 1,45%, năm 2010 tỷ suất này là 1,73%. So với năm 2008 thì năm 2009 tiến triển rất tốt và đã tăng hơn năm 2008 là 0,71 nghĩa là cứ trong 100 đồng doanh thu thì lợi nhuận năm 2009 tăng hơn năm 2008 là 0,71 đồng. Sang năm 2010 tỷ suất lợi nhuận này tăng 0,28 so với năm 2009, tỷ suất này tăng do sự phục hồi dần của nền kinh tế thế giới.

- Tóm lại năm 2010 là năm công ty đạt kết quả cao trong hoạt động kinh doanh của mình.

2.1.3.5. Những thuận lợi, khó khăn và phƣơng hƣớng phát triển của Chi nhánh Công ty trong thời gian tới: Công ty trong thời gian tới:

a. Thuận lợi:

- Ở thị trƣờng Nha Trang, sản phẩm của cửa hàng đƣợc mọi ngƣời biết đến nhiều nhất là mặt hàng sữa Vinamilk. Đây cũng là mặt hàng thế mạnh của công ty bởi Nha Trang là thị trƣờng tiêu thụ sữa lớn.

- Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty luôn năng động, hòa đồng, nhân viên các cửa hàng vui vẻ, nhiệt tình, nhanh nhẹn tạo sự vừa lòng cho khách hàng.

- Bộ máy quản lý có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trƣờng, việc tiêu thụ nhanh hay chậm, tốt hay xấu là phụ thuộc vào trình độ nhanh nhạy, nắm bắt thông tin kịp thời của bộ máy quản lý.

- Công ty có vị trí kinh doanh rất thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa.

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ty cổ phần lương thực nam trung bộ tại khánh hòa (Trang 55 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)