8. Cấu trúc luận văn
2.7.2.1. Công tác quy hoạch đội ngũ Giáo viên
Thực hiện đƣờng lối chiến lƣợc của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Thái Bình đã chủ động đề ra những kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo.
Sau khi có Nghị quyết Trung ƣơng 2 khoá VIII về “Định hƣớng phát triển Giáo dục và Đào tạo” ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình đã có những bƣớc phát triển vững chắc. Song so với yêu cầu đòi hỏi cần phải đổi mới toàn diện thì năng lực, trình độ đội ngũ Giáo viên còn có nhiều hạn chế đặc biệt là cơ cấu đội ngũ. Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX về công tác cán bộ cũng đã chỉ rõ “ Công tác tổ chức và cán bộ còn nhiều yếu kém. Đội ngũ cán bộ xét cả về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu còn nhiều mặt chƣa đáp ứng yêu cầu của cả trƣớc mắt và lâu dài, chƣa ngang tầm với thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Đồng thời Hội nghị lần này cũng định hƣớng phát triển Giáo dục và Đào tạo, khoa học công nghệ là “ Xây dựng đội ngũ Nhà Giáo và cán bộ quản lý Giáo dục một cách toàn diện”.
Công tác quy hoạch đội ngũ Giáo viên dạy Giáo dục Thƣờng xuyên cấp THPT của các Trung tâm đƣợc thực hiện theo hƣớng sau:
* Phƣơng hƣớng chung:
môn nghiệp vụ có khả năng thích ứng cao trƣớc nhiệm vụ của sự nghiệp Giáo dục cũng nhƣ công cuộc đổi mới vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc.
* Phƣơng hƣớng cụ thể:
Đảm bảo số lƣợng Giáo viên dạy Giáo dục Thƣờng xuyên cấp THPT ở các môn, đây là vấn đề đặt ra rất cấp thiết bởi vì:
Quá trình đô thị hoá, mở rộng hợp tác kinh tế, xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế sẽ có nhiều biến động về dân số. Yêu cầu đòi hỏi đội ngũ Giáo viên phải đảm bảo số lƣợng mới có thể chủ động trong việc tổ chức mở các lớp học, các hình thức học.
Tăng cƣờng chất lƣợng đội ngũ Giáo viên THPT - Lực lƣợng nòng cốt trong Trung tâm. Đội ngũ này không chỉ tăng về số lƣợng mà chất lƣợng cũng đòi hỏi phải bảo đảm. Giáo viên dạy giỏi thì uy tín của Trung tâm mới đƣợc nâng cao.
Công tác quy hoạch đội ngũ qua thực tế cho thấy phần lớn dựa vào quy mô phát triển của Trung tâm để xây dựng (trên cơ sở về công tác tuyển sinh). Muốn làm tốt công tác quy hoạch thì công tác dự báo, định hƣớng phát triển là hết sức quan trọng do vậy cần phải có chiến lƣợc phát triển lâu dài từ 5 đến 10 năm.
2.7.2.2.Công tác tuyển chọn bổ sung, sử dụng đội ngũ Giáo viên
Trong những năm qua, công tác tuyển chọn đội ngũ Giáo viên cho Trung tâm đều dựa vào qui định biên chế cán bộ, Giáo viên của tỉnh giao. Đối với Trung tâm GTDX cấp huyện có biên chế từ 21 đến 25 ngƣời. Do vậy công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên các Trung tâm hằng năm đều do phòng nội vụ tham mƣu cho UBND huyện, phê duyệt thành lập hội đồng tuyển công chức. Ƣu tiên xét tuyển những Giáo sinh đã tốt nghiệp học ở các các trƣờng có đào tạo ngành Sƣ phạm.
Trung tâm là đơn vị sử dụng lao động nhƣng không có quyền tuyển dụng, thuyên chuyển đội ngũ.
Do đặc thù các Trung tâm GDTX vẫn trực thuộc quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo do vậy vẫn còn có những hiện tƣợng điều chuyển Giáo viên dạy ở các các trƣờng THCS có trình độ gốc là Cao đẳng sau khi học hàm thụ kiến thức lên đại học thì thuyên chuyển công tác về trung tâm GDTX do vậy số Giáo viên này chƣa thể đảm bảo về chất lƣợng giảng dạy cũng nhƣ họ đã quen với đối tƣợng học sinh THCS nên còn rất nhiều bỡ ngỡ khi tiếp cận với đối tƣợng học sinh khác.
Công tác tuyển dụng đội ngũ từ năm học 2008 - 2009 cho đến nay:
Bảng 2.10. Số lƣợng và tỷ lệ Giáo viên tuyển chọn 5 năm gần đây Năm học 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013
Số lƣợng GV
biên chế 197 200 238 238 201
Tuyển mới 3 5 38 0 0
Tỷ lệ 1,52% 2,5% 15,9% 0 0
(Nguồn từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình)
200 238 238 201 3 5 38 0 0 0 0 197 1.52 2.5 15.9 0 50 100 150 200 250 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 NĂM HỌC S Ố L Ư Ợ N G
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên trên ta thấy công tác tuyển dụng Giáo viên của các Trung tâm hằng năm không đƣợc đáp ứng kịp thời do các Trung tâm hoàn toàn không đƣợc chủ động trong việc tuyển dụng biên chế. Trong vòng 5 năm chỉ có 03 lần đƣợc tuyển dụng, bổ sung thêm biên chế mặc dù là số lƣợng Giáo viên không đủ theo yêu cầu hiện tại.
Công tác sử dụng đội ngũ Giáo viên: Nhƣ đã nêu ở trên thì việc tuyển dụng các Trung tâm hoàn toàn không đƣợc chủ động mà chỉ bị động do vậy đội ngũ nhận về không biết có đáp ứng đƣợc yêu cầu công tác, đặc biệt với Trung tâm GDTX thì đối tƣợng ngƣời học hoàn toàn khác so với các trƣờng THPT.
Trong thực tế cho thấy có Giáo viên yếu về chuyên môn nên buộc phải bố trí làm một số công tác khác còn nhiệm vụ giảng dạy thì phân công dạy ít. Cơ cấu đội ngũ thì lại không đồng đều.
Tổng biên chế của các Trung tâm có 201 ngƣời trong đó 10 kế toán, 25 Giáo viên phụ trách công tác phong trào. Nhƣ vậy đội ngũ giảng dạy có 156 ngƣời kể cả ban giám đốc. Qua bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu đội ngũ không đồng đều. Môn Sinh học số tiết ít thì lại nhiều Giáo viên, môn Địa lý, Lịch sử, hóa học có trung tâm chỉ có 01 Giáo viên dạy toàn bộ các lớp trong Trung tâm.
Về định mức lao động của Giáo viên hiện nay còn có một số điểm chƣa hợp lý, chƣa phù hợp. Định mức giờ dạy của Giáo viên hệ THPT là 17 tiết/ tuần. Tuy nhiên do cơ cấu đội ngũ nên có Giáo viên thì dạy nhiều, có Giáo viên lại dạy ít do vậy nó cũng ảnh hƣởng tới việc nghiên cứu khoa học, bồi dƣỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và sức khoẻ của Giáo viên đặc biệt là những Giáo viên phải dạy nhiều giờ.
Việc bố trí sắp xếp đội ngũ Giáo viên, cán bộ của các trung tâm cũng tƣơng đối khoa học - việc này đã mang tới thành công trong việc phát triển đội ngũ - Ví dụ nhƣ bố trí so le luân phiên Giáo viên ở các các khối lớp, tổ, nhóm bộ môn Giáo viên giỏi không chỉ dạy ở những lớp học sinh thanh niên mà còn dạy cả những lớp cán bộ học buổi tối để nâng cao chất lƣợng hình thức học cho
Trong 5 năm qua đội ngũ Giáo viên biên chế có tăng nhƣng không nhiều, phần nào cũng ổn định về đội ngũ, tuy có sự chênh lệch về cơ cấu nhƣng cũng đã góp phần đáng kể trong việc chủ động bố trí, phân công chuyên môn. Tỷ lệ về giới lại có sự chênh lệch nhiều, số lƣợng Giáo viên nữ cao hơn rất nhiều so với nam (hiện nay số Giáo viên nữ là 171, Giáo viên nam là 68) do vậy cũng ảnh hƣởng tới công việc.
Số Giáo viên trẻ trong Trung tâm tăng, đội ngũ Giáo viên trên 50 tuổi còn ít do vậy tính kế thừa của đội ngũ Giáo viên lâu năm có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác cho Giáo viên trẻ học tập gặp nhiều khó khăn.
2.7.2.3. Công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy
Trong những năm học qua cùng với việc thực hiện chƣơng trình sách Giáo khoa mới thì công tác chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp giảng dạy trong Trung tâm cũng đƣợc chú trọng.
Việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy phải phù hợp với đối tƣợng ngƣời học do vậy Ban giám đốc đã chỉ đạo cho tổ chuyên môn tổ chức các hội nghị chuyên môn về đổi mới phƣơng pháp giảng dạy đặc biệt chú trọng “lấy ngƣời học làm trung tâm”. Trong đổi mới phƣơng pháp thì việc áp dụng công nghệ thông tin là hết sức cần thiết nên 100% Giáo viên trong Trung tâm đều đƣợc tập huấn, hƣớng dẫn sử dụng máy vi tính trong soạn Giáo án, áp dụng chƣơng trình power point trong giảng dạy. Có thể nói việc sử dụng Giáo án điện tử trong giảng dạy đã thu hút đƣợc các em học sinh tham gia tích cực vào bài học. Chất lƣợng giờ dạy đƣợc nâng lên rõ rệt.
Tuy nhiên với đối tƣợng học sinh học tại các Trung tâm GDTX thì việc lấy ngƣời học làm trung tâm cũng chỉ có thể áp dụng đƣợc trong một số bài dạy, tiết học do nhiều học sinh còn thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức. Một số do nghỉ học đã lâu nên việc tiếp thu kiến thức còn chậm. Do đó trong mỗi tiết học, bài soạn của Giáo viên phải thể hiện rõ phƣơng pháp bài dạy là gì, đối tƣợng ngƣời học là ai?
2.7.2.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá, nâng chuẩn, nghiên cứu khoa học
Hằng năm dƣới sự chỉ đạo của sở Giáo dục và Đào tạo các Trung tâm đều có tổ chức bồi dƣỡng cập nhật kiến thức cho Giáo viên giúp họ đáp ứng đƣợc những yêu cầu đổi mới về nội dung, phƣơng pháp giảng dạy.
Về nội dung đào tạo, bồi dƣỡng cho Giáo viên chủ yếu là do Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định các Trung tâm vẫn còn lệ thuộc vào cơ quan cấp trên trong việc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Các hình thức đào tạo bồi dƣỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ hiện nay chủ yếu là tham gia các khoá học bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn, ứng dụng các phần mềm trong công tác giảng dạy, kiểm tra, đánh giá... các “chuyên gia” hƣớng dẫn đều là những Giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt đƣợc đi tham dự tập huấn các lớp của Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Các lớp bồi dƣỡng này cũng phần nhiều mang tính chất trao đổi là do những ngƣời hƣớng dẫn thực sự không phải là chuyên viên thực sự. Hình thức tổ chức lớp học tại chỗ, chƣa đƣợc đi tham quan học hỏi nhiều các mô hình có chất lƣợng hoặc đƣợc các chuyên gia đầu ngành trong nƣớc hay nƣớc ngoài hƣớng dẫn.
Đối với việc đào tạo nâng chuẩn kiến thức cho Giáo viên còn nhiều hạn chế. Hiện nay đội ngũ Giáo viên trong các Trung tâm có trình độ trên chuẩn còn ít 7/201=3,48%, 100% Giáo viên có trình độ đạt chuẩn.
Công tác nghiên cứu khoa học trong Trung tâm GDTX luôn đƣợc chú trọng. Vào đầu năm học hàng năm các Trung tâm đều cho Giáo viên đăng ký các đề tài, sáng kiến kinh nghiệm đặc biệt là những Giáo viên đăng ký các danh hiệu Giáo viên giỏi, chiến sỹ thi đua các cấp.
Công tác nghiên cứu khoa học đòi hỏi Giáo viên phải luôn tìm tòi những cái mới hay phát triển những điểm mạnh trong giảng dạy và công tác nhằm giúp đồng nghiệp áp dụng những kinh nghiệm quí giá đó vào các công việc.
Trong năm học các Trung tâm đã tổ chức các hội nghị, chuyên đề về chuyên môn, nghiệp vụ. Đây chính là dịp để Giáo viên trình bày các ý kiến, các quan điểm hoặc những giải pháp tối ƣu nhằm phát huy những điểm mạnh để học tập.
Tuy nhiên việc nghiên cứu khoa học trong Trung tâm đôi khi vẫn còn mang tính chất hình thức. Các vấn đề nghiên cứu chƣa sâu, chƣa có bƣớc đột phá mang lại những cái mới lạ và có hiệu quả cao.
2.7.2.5. Về chế độ chính sách, đãi ngộ, xây dựng môi trường phát triển, chăm lo đời sống cho đội ngũ Giáo viên
* Thực trạng về thực hiện chính sách tiền lƣơng và các chế độ đãi ngộ. Đội ngũ cán bộ, Giáo viên trong Trung tâm là ngƣời trong biên chế nên đều đƣợc hƣởng lƣơng do ngân sách nhà nƣớc cấp. Theo qui định chung thì cứ sau ba năm họ lại đƣợc tăng lƣơng một lần và đƣợc hƣởng các chế độ khác nhƣ: nghỉ ốm, các chế độ bảo hiểm, hƣởng phụ cấp bục giảng hay chế độ nghỉ hƣu khi có đủ các điều kiện.
Bên cạnh các chính sách tiền lƣơng thì công tác thi đua khen thƣởng đƣợc thực hiện đầy đủ nhƣ: đề nghị tặng thƣởng huân, huy chƣơng vì sự nghiệp Giáo dục, bằng khen của Thủ tƣởng Chính phủ, của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, của Chủ tịch UBND tỉnh, huyện, của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo hay chiến sỹ thi đua, Giáo viên giỏi các cấp. Ngoài việc đƣợc tặng các danh hiệu thi đua thì đội ngũ Giáo viên còn đƣợc hƣởng các chính sách đi kèm theo nhƣ đƣợc tăng lƣơng trƣớc 06 tháng hoặc 01 năm tuỳ thuộc vào danh hiệu mà họ nhận đƣợc.
Cùng với các chế độ chính sách theo qui định của Nhà nƣớc cũng nhƣ của ngành thì Trung tâm còn có các chính sách riêng nhƣ: khen thƣởng cho những Giáo viên dạy giỏi các cấp, làm đồ dùng dạy học đi tham dự các cuộc thi đạt giải, Giáo viên chủ nhiệm giỏi... đây cũng là những phần thƣởng góp phần động viên đội ngũ Giáo viên hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ đƣợc giao.
Tuy nhiên bên cạnh các chế độ khen thƣởng thì công tác kỷ luật cũng thực hiện một cách nghiêm túc nhƣ: hạ bậc thi đua đối với những Giáo viên vi phạm các qui định của ngành, của Trung tâm, xét không hoàn thành nhiệm vụ cuối các học kỳ... điều này góp phần trong việc giữ gìn tốt nền nếp, kỷ cƣơng, kỷ luật lao động của cơ quan.
*Thực trạng công tác phát triển Đảng
Chi bộ các Trung tâm GDTX tỉnh Thái Bình hiện có 67 đ/c trên tổng số có 201 cán bộ Giáo viên (chiếm 33,3% tổng số biên chế). Trong 5 năm qua công tác phát triển Đảng của các Chi bộ đã có sự thay đổi so với những năm về trƣớc. Từ năm học 2008 - 2009 đến năm học 2012 - 2013 các chi bộ đã phát triển đƣợc thêm 25 đảng viên mới.
Bảng 2.11. Thống kê công tác phát triển Đảng viên mới
Năm học 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Tổng số cán bộ Giáo viên trong biên chế 197 200 238 238 201 Tổng số Đảng viên 45 50 56 61 67 Kết nạp mới 3 5 6 5 6
(Nguồn: Chi bộ Trung tâm GDTX tỉnh Thái Bình)
Trƣớc năm học 2008 -2009 Chi bộ các Trung tâm gần nhƣ không phát triển đƣợc đảng viên mới. Lý do chủ yếu là số lƣợng Giáo viên cao tuổi là chủ yếu, họ không muốn đứng trong hàng ngũ của Đảng do không nằm trong nguồn đƣợc phát triển và bản thân các đồng chí Bí thƣ chi bộ cũng quá khắt khe, có những yêu cầu quá cao trong việc phát triển đảng viên.
Từ sau năm học 2008-2009 các Chi bộ có sự thay đổi, đội ngũ Giáo viên trẻ cũng đông hơn. Nhiều Giáo viên có chí hƣớng phấn đấu để đƣợc đứng trong hàng ngũ của Đảng, do vậy hàng năm các chi bộ đều cử từ 01
đến 02 Giáo viên đi học lớp cảm tình Đảng do đó công tác phát triển Đảng cũng đƣợc tốt hơn nhiều.
2.7.2.6. Công tác kiểm tra đánh giá
Căn cứ vào các quy định đối chiếu với tình hình thực tế đã thực hiện, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo hàng tháng các Giám đốc Trung tâm GDTX đều đánh giá nhận xét cụ thể đối với Giáo viên về nền nếp dạy học. Sở Giáo dục yêu cầu các Giám đốc chỉ đạo tổ trƣởng chuyên môn bám sát đôn đốc Thƣờng xuyên kiểm tra và giúp đỡ Giáo viên thực hiện những mặt làm chƣa tốt trong kế hoạch đã đề ra. Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của Sở các trung tâm xây dựng qui chế làm việc riêng của từng Trung tâm đƣợc tiến hành vào đầu năm học (khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10) trong Đại hội công chức đầu năm, Giám