Số học sinh học tại các TTGDTX trong 5 năm từ năm 2008-2013

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (Trang 54 - 118)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.3. Số học sinh học tại các TTGDTX trong 5 năm từ năm 2008-2013

Đối với học sinh học Giáo dục Thƣờng xuyên cấp THPT do số lƣợng học sinh học THCS hàng năm có giảm nhƣng các Trung tâm hàng năm vẫn

Bảng 2.2. Số học sinh học hệ THPT ở các Trung tâm GDTX tỉnh Thái Bình từ năm học 2008-2009 đến năm học 2012-20123

(Đơn vị: HS)

Tổng số 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 48.041 11.994 10.671 10.060 8.666 6.650

(Nguồn từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình)

Trong những năm học qua tỷ lệ học sinh theo học tại các Trung tâm có giảm do Thái Bình làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình và so với biên chế giáo viên trong toàn tỉnh thì số học sinh vẫn tăng nhiều, tỷ lệ học sinh bỏ học ít, chất lƣợng đào tạo hàng năm đƣợc giữ ổn định. Với những đóng góp trong sự nghiệp “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài”. Với những thành tích xuất sắc nổi bật, nhiều năm qua GDTX Thái Bình đƣợc Hội đồng thi đua cấp trên khen thƣởng cao, đó là: 2 năm liên tục dẫn đầu toàn quốc. Trong 10 năm đổi mới GDTX đƣợc tặng 01 huân chƣơng lao động hạng 3, nhiều bằng khen của UBND tỉnh Thái Bình cùng với nhiều cờ thi đua dẫn đầu. Đặc biệt đối với GDTX của tỉnh có Trung tâm GDTX Vũ Thƣ cũng là một đơn vị duy nhất của toàn quốc vinh dự đƣợc Đảng, nhà nƣớc trao tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”. Đây là phần thƣởng xứng đáng cho toàn ngành Giáo dục và Đào tạo Thái Bình.

Phát huy những kết quả đạt đƣợc, bên cạnh việc tập trung nâng cao chất lƣợng các loại hình học tập truyền thống, các Trung tâm tiếp tục mở rộng qui mô, đa dạng hóa nhiều loại hình học tập, đáp ứng tốt yêu cầu giai đoạn cách mạng mới. Mặt khác liên kết với các trƣờng Cao đẳng, Đại học mở các lớp dạy nghề cấp bằng Trung cấp nghề cho học sinh, mở các lớp bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ giúp cán bộ xã, Giáo viên trƣờng mầm non, tiểu học và trung học cơ sở hoàn thiện trình độ đào tạo đạt chuẩn, nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phƣơng, vừa giúp một lực lƣợng đáng kể thanh niên có trình độ tay nghề để lập thân, lập nghiệp.

Với kết quả đạt đƣợc trong những năm học vừa qua GDTX tỉnh Thái Bình đƣợc UBND tỉnh Thái Bình tặng bằng khen; Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá là tỉnh có phong trào hoạt động có hiệu quả và luôn nằm trong tốp dẫn đầu Giáo dục Thƣờng xuyên của toàn quốc.

2.5.4 Thực trạng đội ngũ cán bộ, Giáo viên Trung tâm GDTX tỉnh Thái Bình

2.5.4.1. Về số lượng và cơ cấu, trình độ đào tạo bồi dưỡng của đội ngũ giám đốc

Số lƣợng và cơ cấu, chất lƣợng đào tạo đội ngũ giám đốc TTGDTX trong 5 năm từ 2008-2013 (bảng 2.3) nhƣ sau:

Bảng 2.3. Số lƣợng, cơ cấu, trình độ đội ngũ giám đốc TTGDTX

Năm Học

Số lƣợng Tuổi đời (tuổi) Thâm niên trong

lĩnh vực GDTX Trình độ đào tạo, bồi dƣỡng

T. Số Nữ D.tộc Trên 50 Từ 40 đến 50 Dƣới 40 Dƣới 5 năm Từ 5 đến 10 năm Trên 10 năm

Chuyên môn Đã đào tạo, bồi dƣỡng Đạt chuẩn Chƣa đạt chuẩn QL GD QL NN LL CTTC 08-09 10 2 0 7 3 0 0 0 10 10 0 7 7 10 09-10 10 3 0 6 3 1 1 0 9 10 0 8 8 10 10-11 10 3 0 6 4 0 1 0 9 10 0 9 8 10 11-12 10 3 0 6 4 0 1 0 9 10 0 9 9 10 12-13 10 3 0 6 4 0 1 1 8 10 0 9 9 10

(Nguồn từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình)

Số giám đốc đủ theo quy định, tỷ lệ giám đốc nữ khá cao (30%), chứng tỏ Thái Bình làm tốt công tác cán bộ nữ và nữ phù hợp với hoạt động quản lý TTGDTX; Hầu hết các giám đốc đều là ngƣời địa phƣơng nên am hiểu về phong tục tập quán, đi lại thuận lợi, yên tâm công tác; Tuổi đời bình quân khá cao (năm 2013 là 60% trên 50 tuổi), do vậy nhiều kinh nghiệm trong quản lý, song chậm đổi mới, khó tiếp cận với kiến thức quản lý hiện đại, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và sử dụng ngoại ngữ; Nhiều giám đốc công tác trong lĩnh vực GDTX lâu năm (năm 2013 là 80% trên 10 năm) nên có kinh nghiệm quản lý GDTX, am hiểu về nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp và hình thức tổ chức giáo dục, song dễ có hiện tƣợng quan liêu, ngại học hỏi,

ngại đổi mới. Tỷ lệ giám đốc tham gia đào tạo, bồi dƣỡng về quản lý nhà nƣớc và quản lý giáo dục khá cao, 100% đã qua đào tạo về lý luận chính trị trung cấp, đòi hỏi các cấp quản lý làm tốt công tác dự báo, quy hoạch, đổi mới về nội dung và chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng để phát huy thế mạnh của đội ngũ giám đốc hiện tại và chuẩn bị tốt cho đội ngũ dự nguồn kế cận giám đốc trong những năm tiếp theo.

2.5.4.2. Về cơ cấu tổ chức Trung tâm

Về cơ cấu tổ chức: Mỗi Trung tâm có 1 chi bộ trực thuộc khối cơ quan UBND huyện, Ban giám đốc gồm: 01 giám đốc, 02 phó giám đốc. Các tổ chuyên môn gồm có: tổ văn hoá, tổ phong trào, tổ hành chính cùng các nhóm chuyên môn. Với cơ cấu các tổ trong Trung tâm đã giúp cho Ban giám đốc điều hành tốt các hoạt động.

Về tổ chức đoàn thể có: Mỗi trung tâm có 01 chi bộ trực thuộc Đảng bộ khối cơ quan UBND huyện, 01 tổ chức Công đoàn cơ sở các trực thuộc Công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo huyện, 01 BCH Đoàn Trung tâm trực thuộc huyện đoàn, các tổ chức khác nhƣ hội Cựu chiến binh, Ban nữ công, Dân quân tự vệ.

Bảng 2.4. Bảng thống kê số lƣợng cán bộ quản lý, Giáo viên, nhân viên

(đơn vị người)

TT Các đơn vị trong

Trung tâm Số lƣợng Số Giáo viên,

công nhân viên Số hợp đồng

1 Ban giám đốc 30 171 37

2 Tổ Phong trào 40 25 15

3 Tổ Văn hoá 173 151 22

4 Tổ Hành chính 20 20 0

(Nguồn: Trung tâm GDTX tỉnh Thái Bình)

Đội ngũ Giáo viên trong các Trung tâm kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nhƣ vừa dạy văn hoá, vừa đi làm công tác phong trào, công tác chủ nhiệm hoặc đoàn thể...

Đối với Giáo viên tổ Văn hoá có nhiệm vụ tổ chức giảng dạy các lớp văn hoá tại các Trung tâm với 9 môn cơ bản đó là: Toán, Lý, Hoá, Sinh, Văn, Sử, Địa, Tin học và Ngoại ngữ (Tiếng Anh). Cùng với công tác giảng dạy Giáo viên tổ Văn hóa còn làm các công tác khác hỗ trợ cho việc giảng dạy nhƣ: Giáo viên chủ nhiệm lớp, công tác Đoàn Thanh niên, tổ chức các buổi ngoại khóa cho học sinh, tham gia các hoạt động lao động vệ sinh và các hoạt động ngoài giờ khác để góp phần đào tạo toàn diện về trí, đức, thể, mỹ cho học sinh.

2.5.4.3. Thực trạng đội ngũ Giáo viên dạy Giáo dục Thường xuyên cấp THPT tại các Trung tâm GDTX tỉnh Thái Bình

* Về số lượng

Có thể xem xét số lƣợng đội ngũ Giáo viên qua bảng tổng hợp sau:

Bảng 2.5: Thống kê Giáo viên biên chế và hợp đồng 5 năm

Năm học 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013

Số lƣợng GV 381 380 326 294 239

Biên chế 197 200 238 238 201

Hợp đồng 184 180 88 56 37

(Nguồn từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình)

381 380 326 294 239 197 200 88 56 37 201 238 238 180 184 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 NĂM HỌC S Ố L Ư Ợ N G Số lượng GV Biên chế Hợp đồng

Biên chế đội ngũ Giáo viên trong các năm học vừa qua có sự biến động hàng năm. Số lƣợng Giáo viên nghỉ hƣu theo chế độ và số lƣợng đƣợc tuyển dụng biên chế không kịp thời do vậy trong năm học các trung tâm đều phải hợp đồng Giáo viên giảng dạy. Hiện nay trên thực tế số Giáo viên giảng dạy lại rất ít, vì Giáo viên các Trung tâm còn đi làm công tác phong trào ở các xã. Do vậy thực tế số Giáo viên trực tiếp giảng dạy Giáo dục Thƣờng xuyên cấp THPT còn thiếu. Từ năm học 2010 - 2011 đến nay các Trung tâm đã đƣợc tăng thêm biên chế do vậy đội ngũ Giáo viên từng bƣớc đáp ứng đƣợc yêu cầu và nhiệm vụ đề ra.

Thực hiện Quyết định số 43/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/9/2000 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm Giáo dục Thƣờng xuyên các huyện, thành phố thì chức năng nhiệm vụ của các trung tâm là rất lớn. Hiện nay đội ngũ Giáo viên hiện có tại các Trung tâm chƣa đáp ứng đƣợc, ngay cả Giáo viên dạy THPT cũng còn thiếu.

Bảng 2.6. Cơ cấu đội ngũ Giáo viên theo bộ môn đƣợc biên chế

Môn Toán Hoá Văn Sử Địa Sinh Tin học

Tiếng Anh

Số lƣợng 35 25 20 31 20 20 20 10 20

(Nguồn: Trung tâm GDTX tỉnh Thái Bình)

Theo thông tƣ số 28/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chế độ làm việc của Giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết/ tuần. Tại các Trung tâm, tỉ lệ đó là 24 tiết/tuần. Đối chiếu với bảng thống kê ở trên về biên chế đội ngũ thì tỷ lệ Giáo viên trên lớp hiện có chƣa đạt tiêu chuẩn so với quy định. Bên cạnh đó nhiều đồng chí Giáo viên còn phải tham gia công tác kiêm nhiệm nhƣ: Chủ tịch công đoàn, bí thƣ đoàn trƣờng, Giáo viên chủ nhiệm, phụ trách thiết bị thí nghiệm... Thực trạng hiện nay đội ngũ Giáo viên của các Trung tâm GDTX tỉnh Thái Bình đƣợc bố trí và sử dụng mất cân đối. Một số bộ môn nhƣ Văn, Toán Giáo viên dạy ít giờ, song môn Địa, Sử, Sinh phải dạy nhiều giờ, cộng thêm giờ kiêm nhiệm. Đặc biệt

trong một số năm không có Giáo viên cơ hữu của một số môn, các Trung tâm đã mời Giáo viên giảng dạy để đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh, học viên. Tại các Trung tâm GDTX tỉnh Thái Bình nhìn chung hầu hết Giáo viên đƣợc sử dụng lao động, bố trí giảng dạy đạt và vƣợt số giờ chuẩn quy định. Giáo viên các môn cơ bản đảm bảo dạy số lớp hiện có (lớp GDTX cấp THPT), song phải cân đối lại cơ cấu Giáo viên các bộ môn cho hợp lý, đồng thời cần điều động bổ sung cho Trung tâm Giáo viên dạy tin học và một số chuyên ngành cần thiết để đáp ứng cho công tác giảng dạy hƣớng nghiệp, dạy nghề trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài.

* Về trình độ chuyên môn

Bảng 2.7. Trình độ chuyên môn đội ngũ Giáo viên biên chế 5 năm Năm học 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013

Thạc sĩ 2 3 5 5 7

Đại học 196 199 237 238 201

Cao đẳng 1 1 1 0 0

(Nguồn từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình)

Có thể biểu thị diễn biến số lƣợng Giáo viên theo trình độ bằng biểu đồ sau:

2 3 5 5 7 196 199 201 1 1 1 0 0 238 237 0 50 100 150 200 250 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 NĂM HỌC SỐ L Ư Ợ NG Thạc sĩ Đại học Cao đẳng

Nhìn vào bảng 2.7 và biểu đồ 2.2 ta thấy: Trình độ đội ngũ Giáo viên về cơ bản đạt chuẩn trình độ theo qui định; có 03 giáo viên chƣa đạt chuẩn, 07 giáo viên trên chuẩn.

Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của các Trung tâm hiện nay đồng thời thực hiện đề án xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà Giáo, cán bộ quản lý Giáo dục giai đoạn 2010 - 2020 của Chính phủ, của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình thì tỉ lệ Giáo viên THPT phải có trình độ sau đại học là 15%.

Tỷ lệ Giáo viên của các Trung tâm có trình độ sau đại học hiện nay là 3,48%. Hiện tại các Trung tâm đang xây dựng kế hoạch cử một số đồng chí Giáo viên trẻ, có chuyên môn vững vàng ôn thi để dự thi cao học.

Theo biểu đồ ở trên thì số lƣợng biên chế đội ngũ Giáo viên của các Trung tâm tăng những năm 2010-2011 lý do là có chính sách tăng lƣợng biên chế mỗi Trung tâm GDTX cấp huyện có tối thiểu 25 biên chế/Trung tâm GDTX. Năm học 2012-2013 số lƣợng giáo viên đột ngột giảm là do một số giáo viên đƣợc nghỉ hƣu theo chế độ, một số chuyển trƣờng sang dạy ở THPT và đi các tỉnh khác do chính sách và chế độ đãi ngộ đối với GDTX còn bất cập phần nào ảnh hƣởng đến tâm lí và nhu cầu thiết yếu của mỗi giáo viên. Chuẩn đầu vào tối thiểu là trình độ đại học do vậy số lƣợng Giáo viên các trung tâm dƣới chuẩn giảm dần.

* Về cơ cấu

Căn cứ vào báo cáo tổng kết trong các năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo thống kê đƣợc tỉ lệ giới tính nam, nữ sau:

Bảng 2.8. Thống kê cơ cấu giới tính

Năm học 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Tr.Bình

Tổng số 381 380 326 294 239

Nữ 210 205 176 174 171

Tỷ lệ 55,12% 53,95% 53,98% 59,18 71,55 58,75%

Qua bảng thống kê trên ta có thể lập biểu đồ so sánh giữa nữ Giáo viên của toàn tỉnh với tổng số cán bộ Giáo viên trong các Trung tâm qua các năm nhƣ sau: 381 380 326 294 239 171 174 176 205 210 58,75 71,55 59,18 53,98 53,95 55,12 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 T.Bình NĂM HỌC S Ố L Ư Ợ N G Tổng số Nữ Tỷ lệ

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu giới tính đội ngũ Giáo viên 5 năm

Qua bảng thống kê cho thấy Giáo viên nữ chiếm tỷ lệ từ 53,95% đến 71,55%, đó là tỷ lệ tƣơng đối cao trong các Trung tâm GDTX tỉnh Thái Bình. Với 2/3 Giáo viên là nữ thì trong quá trình xây dựng và triển khai kế hoạch phải tính đến các phƣơng án bảo đảm các chế độ đối với Giáo viên nữ, đặc biệt số Giáo viên có độ tuổi dƣới 35 bởi vì những nữ Giáo viên này ngoài việc bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ của Trung tâm, còn phải thực hiện trách nhiệm nặng nề với gia đình.

Về tuổi đời: Tuổi đời đội ngũ Giáo viên Trung tâm đƣợc trình bày ở các bảng sau:

Bảng 2.9. Thống kê tuổi đời của đội ngũ giáo viên N.H 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Độ tuổi Số lƣợng Tỷ lệ% Số lƣợng Tỷ lệ% Số lƣợng Tỷ lệ% Số lƣợng Tỷ lệ% Số lƣợng Tỷ lệ% 30 50 25,4 53 26,5 60 25,2 60 25,2 55 27,4 31-40 80 40,6 80 40,0 90 37,8 90 37,8 85 42,3 41-50 37 18,8 37 18,5 45 18,9 45 18,9 40 19,9 51-60 30 15,2 30 15,0 43 18,1 43 18,1 21 10,4 Tổng 197 100% 200 100% 238 100% 238 100% 201 100%

(Nguồn: Trung tâm GDTX tỉnh Thái Bình)

Qua bảng số liệu trên cho thấy: Tỷ lệ Giáo viên trẻ (dƣới 40 tuổi) tăng dần trong những năm gần đây và chiếm hơn 2/3 tổng số Giáo viên. Đội ngũ Giáo viên Trung tâm đƣợc bổ sung bằng sức trẻ, với kiến thức đƣợc trang bị trong các trƣờng sƣ phạm, kết hợp với tính năng động, tính sáng tạo, thích ứng cao của tuổi trẻ, chắc chắn đội ngũ này sẽ tiếp cận nhanh đƣợc yêu cầu của Giáo dục trong giai đoạn mới.

Tỷ lệ Giáo viên độ tuổi từ 31 đến 50 chiếm trên 50%. Đây là độ tuổi “Chín” về chuyên môn, tích lũy đƣợc nhiều vốn sống, kinh nghiệm Giáo dục. Những Giáo viên ở các độ tuổi này sẽ là nòng cốt trong các hoạt động của Trung tâm, có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp đỡ những Giáo viên trẻ về kinh nghiệm quý báu trong công tác chuyên môn.

Tỷ lệ Giáo viên độ tuổi từ 51-60 chiếm khoảng 15,4%. Đây là độ tuổi từng trải dày dạn trong công tác. Đó là những thuận lợi lớn để giúp thế hệ trẻ những kinh nghiệm quý báu trong công tác Giáo dục.

Tóm lại: Cơ cấu độ tuổi Giáo viên của các Trung tâm đƣợc phân bố thành ba thế hệ, trong đó độ tuổi trẻ chiếm một tỷ lệ rất lớn, điều này tạo nên những điều kiện thuận lợi đáng kể để các Trung tâm vừa phát huy những kiến

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (Trang 54 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)