8. Cấu trúc luận văn
1.4.4. Yêu cầu để phát triển đội ngũ Giáo viên
Xây dựng đƣợc đội ngũ Giáo viên dạy Giáo dục Thƣờng xuyên cấp THPT cho mỗi trung tâm GDTX phải đảm bảo chất lƣợng về đội ngũ, đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu. Đặc biệt quan tâm chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lƣơng tâm, tay nghề của nhà Giáo thông qua việc quản lý, phát triển đúng hƣớng và có hiệu quả để nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nƣớc.
* Phát triển đội ngũ Giáo viên
Nền kinh tế tri thức đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế lao động, thay cho nền sản xuất chủ yếu dựa vào tài nguyên và lao động chân tay sẽ là nền sản xuất chủ yếu dựa vào đầu óc, trí tuệ của con ngƣời. Tri thức ngày càng trở thành yếu tố then chốt cho sự tăng trƣởng kinh tế dài hạn và bền vững. UNESCO đã xác định: “Chỉ có đổi mới và phát triển mạnh mẽ đội ngũ Giáo viên mới đảm bảo chất lƣợng và sự phù hợp của Giáo dục trong một thế giới đang thay đổi này”.
Phát triển đội ngũ Giáo viên là một nội dung cơ bản trong vấn đề quản lý nguồn nhân lực của một tổ chức. Quản lý nhân lực trong Giáo dục là hoạt động chủ thể của quản lý gồm tuyển chọn, sử dụng, duy trì, động viên, phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ Giáo viên, công nhân viên làm việc có hiệu
quả, nhằm đạt đƣợc những mục tiêu của tổ chức Giáo dục - Đào tạo đồng thời giúp cải thiện đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần cho đội ngũ.
Phát triển đội ngũ Giáo viên có mục đích và nội dung là làm tăng về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu của đội ngũ. Đội ngũ nhà Giáo này chính là nguồn nhân lực đƣợc phát triển có chất lƣợng đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và cụ thể là đáp ứng đƣợc các chƣơng trình nội dung của sách Giáo khoa, thực hiện, áp dụng đƣợc các phƣơng pháp giảng dạy tiên tiến hiện đại trong trung tâm.
Phát triển đội ngũ Giáo viên trong Giáo dục chính là xây dựng một tập thể những ngƣời gắn bó với lý tƣởng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh, có ý chí kiên định. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, họ biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, đồng thời có khả năng tiếp thu nền văn hoá tiến bộ của nhân loại, trên cơ sở đó làm tốt nhiệm vụ Giáo dục trong đơn vị của mình.
* Phát triển đội ngũ Giáo viên dạy Giáo dục Thƣờng xuyên cấp THPT ở các Trung tâm GDTX.
Phát triển đội ngũ nhà Giáo đảm bảo đủ về số lƣợng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lƣợng đáp ứng nhu cầu vừa tăng qui mô, vừa nâng cao chất lƣợng và hiệu quả Giáo dục.
Điều chỉnh cơ cấu đội ngũ nhà Giáo. Tỷ lệ Giáo viên các bộ môn phải đƣợc điều chỉnh cân bằng hợp lý về số lƣợng cũng nhƣ các môn. Nâng dần trình độ Giáo viên phấn đấu tỷ lệ Giáo viên có trình độ thạc sĩ lên 15% vào năm 2018.
Đổi mới và hiện đại hoá phƣơng pháp giảng dạy. Chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hƣớng dẫn ngƣời học chủ động tƣ duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho ngƣời học phƣơng pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tƣ duy phân tích, tổng hợp, phát triển đƣợc năng lực của mỗi cá nhân, tăng cƣờng tính chủ động, tính tự chủ của
học sinh trong quá trình học tập hoạt động tự quản trong quá trình học và tham gia các hoạt động xã hội.
Đổi mới chƣơng trình đào tạo và bồi dƣỡng Giáo viên, chú trọng việc rèn luyện và giữ gìn phẩm chất đạo đức nhà Giáo.
Phát triển đội ngũ Giáo viên Giáo dục Thƣờng xuyên cấp THPT thực chất là xây dựng và phát triển cả ba yếu tố: Quy mô, chất lƣợng và cơ cấu. Trong đó:
+ Quy mô thể hiện bằng số lƣợng;
+ Cơ cấu thể hiện sự hợp lý trong bố trí về cơ cấu chuyên ngành, độ tuổi, giới tính, chuyên môn, nghiệp vụ... hay nói cách khác là tạo ê kíp đồng bộ, đồng tâm nhất trí có khả năng hỗ trợ bù đắp cho nhau về mọi mặt.
+ Chất lƣợng thể hiện bằng phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm. Đâu là nhân tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ.
* Việc phát triển đội ngũ Giáo viên dạy Giáo dục Thƣờng xuyên cấp THPT hiện nay cần phải tuân thủ theo các yêu cầu:
+ Lấy việc phát triển bền vững làm trung tâm. Đảm bảo sự phát triển bền vững của đội ngũ Giáo viên, đáp ứng đƣợc yêu cầu trƣớc mắt và lâu dài.
+ Việc phát triển đội ngũ Giáo viên phải gắn liền với chiến lƣợc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phƣơng.
+ Bảo đảm môi trƣờng dân chủ trong việc phát triển đội ngũ nhà Giáo. Bồi dƣỡng toàn diện về đạo đức, thái độ, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghiên cứu khoa học và năng lực quản lý, tổ chức cho đội ngũ Giáo viên.
+ Đảm bảo đƣợc sự chủ động, sáng tạo trong việc lập qui hoạch cũng nhƣ sự chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ phát triển đội ngũ của mỗi trung tâm GDTX để đội ngũ Giáo viên sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ trƣớc mắt và lâu dài.
+ Phát triển đội ngũ Giáo viên phải bám sát nhu cầu, cơ cấu sử dụng của địa phƣơng, đơn vị đồng thời lấy lợi ích của ngƣời lao động là nguyên tắc để