0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Thực trạng phát triển GDTX tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH THÁI BÌNH (Trang 51 -118 )

8. Cấu trúc luận văn

2.5. Thực trạng phát triển GDTX tỉnh Thái Bình

2.5.1. Mạng lưới các cơ sở GDTX qui mô người học tại các TTGDTX

Thái Bình hiện có 10 TTGDTX cấp huyện (mỗi huyện và thành phố có 1 trung tâm, riêng 2 huyện Thái Thụy và Quỳnh Phụ mỗi huyện có 2 trung tâm), 1 trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và 286 TTHTCĐ xã, phƣờng và thị trấn. Về phân cấp quản lý: Các TTGDTX là đơn vị sự nghiệp của phòng Giáo dục và Đào tạo dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện.

Sau 20 năm hình thành và phát triển, các TTGDTX đã thực hiện khá tốt các chức năng nhiệm vụ góp phần làm ổn định và phát triển Giáo dục và Đào

tạo của địa phƣơng. Căn cứ vào Quy chế tổ chức và hoạt động do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, căn cứ vào kế hoạch phát triển Giáo dục Đào tạo Thái Bình các giai đoạn 2006 - 2010 và 2011- 2015, Sở Giáo dục và Đào tạo đã giao cho các TTGDTX những nhiệm vụ chính sau:

- Dạy GDTX cấp THCS và THPT;

- Hỗ trợ liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp (TCCN); - Hỗ trợ liên kết đào tạo nghề hệ sơ cấp (ngắn hạn), trung cấp (dài hạn); - Tƣ vấn, hỗ trợ hoạt động các TTHTCĐ trên địa bàn;

Quy mô ngƣời học tại các TTGDTX (bảng 2.1) nhƣ sau:

Bảng 2.1. Số lƣợng học viên tham gia các hình thức học tại các TTGDTX trong 5 năm (từ năm 2008 đến năm 2013)

Năm học Số HV 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 THCS 1.471 1.138 922 885 804 THPT 11.994 10.671 10.060 8.666 6.650 Tin học 9.144 7.747 6.692 6.442 6.727 Ngoại ngữ 9.515 7.623 5.230 5.474 5.262 Sơ cấp nghề 1.285 1.384 1.578 1.567 4.372 TC nghề 1.274 1.542 1.617 1.455 1.428 TC CN 376 450 545 605 731

(Nguồn từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình)

* Nhận xét:

- Về chương trình các lớp văn hoá: Là tỉnh đạt phổ cập giáo dục THCS từ năm 2002, để củng cố và nâng cao chất lƣợng phổ cập, các TTGDTX tiếp tục vận động mở lớp GDTX cấp THCS, hỗ trợ điều kiện học tập cho học viên, vận động, tổ chức các lớp GDTX cấp THCS cho đối tƣợng ngoài độ tuổi (18 đến 25 tuổi), ngƣời dân đi làm ăn xa hoặc từ nơi khác chuyển về. Với mục tiêu đạt phổ cập trung vào năm 2010, các TTGDTX cùng với các trƣờng THPT ngày càng

đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của cán bộ, đảng viên, ngƣời lao động và thanh niên trong tỉnh. Mặc dù, chất lƣợng đầu vào thấp, đối tƣợng đa dạng (thanh niên, cán bộ, đảng viên, ngƣời lao động...), trong quá trình tổ chức dạy học, các TTGDTX luôn quan tâm chất lƣợng dạy - học, chất lƣợng đội ngũ giáo viên... vì vậy, chất lƣợng giáo dục các lớp học chƣơng trình GDTX đạt khá cao. Tỷ lệ học viên tốt nghiệp GDTX cấp THPT luôn nằm trong tốp đầu trong cả nƣớc. Từ năm 2008 đến nay số học viên học GDTX cấp THCS, THPT giảm hẳn, do địa phƣơng làm tốt công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình. Mặt khác qui mô các trƣờng THPT mở rộng, đồng thời mở thêm các loại hình trƣờng tƣ thục, bán công, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của ngƣời dân.

* Về hoạt động đào tạo nghề: Số lƣợng ngƣời tham gia chƣơng trình học GDTX giảm, các TTGDTX một mặt vẫn tham gia thực hiện phổ cập giáo dục, mặt khác chuyển chức năng nhiệm vụ sang dạy nghề. Hầu hết các TTGDTX trong tỉnh đều có các lớp văn hoá kết hợp với học nghề, liên kết với các cơ sở dạy nghề, các trƣờng đại học, cao đẳng, TCCN mở các lớp dạy nghề hệ sơ cấp, trung cấp, cho thanh niên, cán bộ, đảng viên ngƣời lao động tại địa phƣơng. Thực hiện Quyết định số 1956/2009/QĐ - TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 27/11/2007 về việc phê duyệt Đề án “Dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, các TTGDTX đã tích cực tham mƣu và trực tiếp tham gia dạy nghề cho nông dân góp phần thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, số ngƣời tham gia học các chƣơng trình này ngày càng tăng.

Đánh giá chung:

+ Ƣu điểm: Hầu hết các TTGDTX đều năng động, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, tham mƣu, tổ chức các chƣơng trình hoạt động, thực hiện tốt chỉ tiêu nhiệm vụ đƣợc giao.

+ Tồn tại: Các trung tâm GDTX mới chỉ làm tốt nhiệm vụ thực hiện chƣơng trình GDTX cấp THCS và THPT, giúp đỡ các TTHTCĐ hoạt động, các nhiệm vụ khác nhƣ đáp ứng nhu cầu học tập thƣờng xuyên, đa dạng của mọi

ngƣời, học tin học, ngoại ngữ, liên kết đào tạo nghề, tổ chức sản xuất còn hạn chế. Một số trung tâm còn lúng túng, chƣa mạnh dạn, thiếu chủ động, còn chờ đợi ỷ lại vào cấp trên. Chƣa tổ chức đƣợc loại hình đào tạo từ xa, quy mô về số lƣợng học viên tham gia các hình thức học giảm dần, chƣa tổ chức các lớp liên kết đào tạo cao đẳng và đại học do chƣa thành lập TTGDTX cấp tỉnh làm đầu mối liên kết, trên địa bàn huyện có nhiều cơ sở giáo dục cùng chức năng nhiệm vụ (trung tâm KTTHHN, các trung tâm dạy nghề...).

2.5.2. Chất lượng giáo dục của các TTGDTX

Các TTGDTX làm tốt việc thực hiện chƣơng trình, sách giáo khoa mới ở cấp THCS và THPT; Thực hiện việc dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chƣơng trình GDTX và các chƣơng trình GDTX đáp ứng yêu cầu ngƣời học. Hằng năm các TTGDTX hƣởng ứng các cuộc vận động và các phong trào thi đua của toàn ngành nhƣ: “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”; “Xây dựng trƣờng học thân thiện học sinh tích cực”...; các TTGDTX chỉ đạo và tạo điều kiện cho giáo viên tự làm và sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học để nâng cao chất lƣợng dạy; Tổ chức cho học viên tham gia các hoạt động xã hội; Quan tâm giáo dục đạo đức cho học sinh. Tổ chức hội giảng các cấp theo quy chế để chọn giáo viên dạy giỏi, hƣớng dẫn ôn tập các môn thi tốt nghiệp đạt chất lƣợng cao. Các đơn vị tham gia mở lớp GDTX và liên kết đào tạo nghề có nhiều tiến bộ trong quản lý chuyên môn các lớp GDTX và dạy nghề, nhiều học viên sau khi ra trƣờng đƣợc giới thiệu việc làm và có việc làm đúng nghề đã học. Tổ chức nghiêm túc việc dạy, thi cấp chứng chỉ tin học - ngoại ngữ, thi kiểm tra chất lƣợng học kỳ I và II, thi tốt nghiệp GDTX cấp THPT. Kết quả thi tốt nghiệp GDTX cấp THPT đều xếp thứ hạng cao trong toàn quốc (từ thứ 5 trở lên). Song chất lƣợng dạy học tin học, ngoại ngữ và một số nghề đào tạo còn chƣa đáp ứng yêu cầu của xã hội.

2.5.3. Số học sinh học tại các TTGDTX trong 5 năm từ năm 2008-2013

Đối với học sinh học Giáo dục Thƣờng xuyên cấp THPT do số lƣợng học sinh học THCS hàng năm có giảm nhƣng các Trung tâm hàng năm vẫn

Bảng 2.2. Số học sinh học hệ THPT ở các Trung tâm GDTX tỉnh Thái Bình từ năm học 2008-2009 đến năm học 2012-20123

(Đơn vị: HS)

Tổng số 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 48.041 11.994 10.671 10.060 8.666 6.650

(Nguồn từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình)

Trong những năm học qua tỷ lệ học sinh theo học tại các Trung tâm có giảm do Thái Bình làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình và so với biên chế giáo viên trong toàn tỉnh thì số học sinh vẫn tăng nhiều, tỷ lệ học sinh bỏ học ít, chất lƣợng đào tạo hàng năm đƣợc giữ ổn định. Với những đóng góp trong sự nghiệp “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài”. Với những thành tích xuất sắc nổi bật, nhiều năm qua GDTX Thái Bình đƣợc Hội đồng thi đua cấp trên khen thƣởng cao, đó là: 2 năm liên tục dẫn đầu toàn quốc. Trong 10 năm đổi mới GDTX đƣợc tặng 01 huân chƣơng lao động hạng 3, nhiều bằng khen của UBND tỉnh Thái Bình cùng với nhiều cờ thi đua dẫn đầu. Đặc biệt đối với GDTX của tỉnh có Trung tâm GDTX Vũ Thƣ cũng là một đơn vị duy nhất của toàn quốc vinh dự đƣợc Đảng, nhà nƣớc trao tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”. Đây là phần thƣởng xứng đáng cho toàn ngành Giáo dục và Đào tạo Thái Bình.

Phát huy những kết quả đạt đƣợc, bên cạnh việc tập trung nâng cao chất lƣợng các loại hình học tập truyền thống, các Trung tâm tiếp tục mở rộng qui mô, đa dạng hóa nhiều loại hình học tập, đáp ứng tốt yêu cầu giai đoạn cách mạng mới. Mặt khác liên kết với các trƣờng Cao đẳng, Đại học mở các lớp dạy nghề cấp bằng Trung cấp nghề cho học sinh, mở các lớp bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ giúp cán bộ xã, Giáo viên trƣờng mầm non, tiểu học và trung học cơ sở hoàn thiện trình độ đào tạo đạt chuẩn, nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phƣơng, vừa giúp một lực lƣợng đáng kể thanh niên có trình độ tay nghề để lập thân, lập nghiệp.

Với kết quả đạt đƣợc trong những năm học vừa qua GDTX tỉnh Thái Bình đƣợc UBND tỉnh Thái Bình tặng bằng khen; Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá là tỉnh có phong trào hoạt động có hiệu quả và luôn nằm trong tốp dẫn đầu Giáo dục Thƣờng xuyên của toàn quốc.

2.5.4 Thực trạng đội ngũ cán bộ, Giáo viên Trung tâm GDTX tỉnh Thái Bình

2.5.4.1. Về số lượng và cơ cấu, trình độ đào tạo bồi dưỡng của đội ngũ giám đốc

Số lƣợng và cơ cấu, chất lƣợng đào tạo đội ngũ giám đốc TTGDTX trong 5 năm từ 2008-2013 (bảng 2.3) nhƣ sau:

Bảng 2.3. Số lƣợng, cơ cấu, trình độ đội ngũ giám đốc TTGDTX

Năm Học

Số lƣợng Tuổi đời (tuổi) Thâm niên trong

lĩnh vực GDTX Trình độ đào tạo, bồi dƣỡng

T. Số Nữ D.tộc Trên 50 Từ 40 đến 50 Dƣới 40 Dƣới 5 năm Từ 5 đến 10 năm Trên 10 năm

Chuyên môn Đã đào tạo, bồi dƣỡng Đạt chuẩn Chƣa đạt chuẩn QL GD QL NN LL CTTC 08-09 10 2 0 7 3 0 0 0 10 10 0 7 7 10 09-10 10 3 0 6 3 1 1 0 9 10 0 8 8 10 10-11 10 3 0 6 4 0 1 0 9 10 0 9 8 10 11-12 10 3 0 6 4 0 1 0 9 10 0 9 9 10 12-13 10 3 0 6 4 0 1 1 8 10 0 9 9 10

(Nguồn từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình)

Số giám đốc đủ theo quy định, tỷ lệ giám đốc nữ khá cao (30%), chứng tỏ Thái Bình làm tốt công tác cán bộ nữ và nữ phù hợp với hoạt động quản lý TTGDTX; Hầu hết các giám đốc đều là ngƣời địa phƣơng nên am hiểu về phong tục tập quán, đi lại thuận lợi, yên tâm công tác; Tuổi đời bình quân khá cao (năm 2013 là 60% trên 50 tuổi), do vậy nhiều kinh nghiệm trong quản lý, song chậm đổi mới, khó tiếp cận với kiến thức quản lý hiện đại, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và sử dụng ngoại ngữ; Nhiều giám đốc công tác trong lĩnh vực GDTX lâu năm (năm 2013 là 80% trên 10 năm) nên có kinh nghiệm quản lý GDTX, am hiểu về nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp và hình thức tổ chức giáo dục, song dễ có hiện tƣợng quan liêu, ngại học hỏi,

ngại đổi mới. Tỷ lệ giám đốc tham gia đào tạo, bồi dƣỡng về quản lý nhà nƣớc và quản lý giáo dục khá cao, 100% đã qua đào tạo về lý luận chính trị trung cấp, đòi hỏi các cấp quản lý làm tốt công tác dự báo, quy hoạch, đổi mới về nội dung và chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng để phát huy thế mạnh của đội ngũ giám đốc hiện tại và chuẩn bị tốt cho đội ngũ dự nguồn kế cận giám đốc trong những năm tiếp theo.

2.5.4.2. Về cơ cấu tổ chức Trung tâm

Về cơ cấu tổ chức: Mỗi Trung tâm có 1 chi bộ trực thuộc khối cơ quan UBND huyện, Ban giám đốc gồm: 01 giám đốc, 02 phó giám đốc. Các tổ chuyên môn gồm có: tổ văn hoá, tổ phong trào, tổ hành chính cùng các nhóm chuyên môn. Với cơ cấu các tổ trong Trung tâm đã giúp cho Ban giám đốc điều hành tốt các hoạt động.

Về tổ chức đoàn thể có: Mỗi trung tâm có 01 chi bộ trực thuộc Đảng bộ khối cơ quan UBND huyện, 01 tổ chức Công đoàn cơ sở các trực thuộc Công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo huyện, 01 BCH Đoàn Trung tâm trực thuộc huyện đoàn, các tổ chức khác nhƣ hội Cựu chiến binh, Ban nữ công, Dân quân tự vệ.

Bảng 2.4. Bảng thống kê số lƣợng cán bộ quản lý, Giáo viên, nhân viên

(đơn vị người)

TT Các đơn vị trong

Trung tâm Số lƣợng Số Giáo viên,

công nhân viên Số hợp đồng

1 Ban giám đốc 30 171 37

2 Tổ Phong trào 40 25 15

3 Tổ Văn hoá 173 151 22

4 Tổ Hành chính 20 20 0

(Nguồn: Trung tâm GDTX tỉnh Thái Bình)

Đội ngũ Giáo viên trong các Trung tâm kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nhƣ vừa dạy văn hoá, vừa đi làm công tác phong trào, công tác chủ nhiệm hoặc đoàn thể...

Đối với Giáo viên tổ Văn hoá có nhiệm vụ tổ chức giảng dạy các lớp văn hoá tại các Trung tâm với 9 môn cơ bản đó là: Toán, Lý, Hoá, Sinh, Văn, Sử, Địa, Tin học và Ngoại ngữ (Tiếng Anh). Cùng với công tác giảng dạy Giáo viên tổ Văn hóa còn làm các công tác khác hỗ trợ cho việc giảng dạy nhƣ: Giáo viên chủ nhiệm lớp, công tác Đoàn Thanh niên, tổ chức các buổi ngoại khóa cho học sinh, tham gia các hoạt động lao động vệ sinh và các hoạt động ngoài giờ khác để góp phần đào tạo toàn diện về trí, đức, thể, mỹ cho học sinh.

2.5.4.3. Thực trạng đội ngũ Giáo viên dạy Giáo dục Thường xuyên cấp THPT tại các Trung tâm GDTX tỉnh Thái Bình

* Về số lượng

Có thể xem xét số lƣợng đội ngũ Giáo viên qua bảng tổng hợp sau:

Bảng 2.5: Thống kê Giáo viên biên chế và hợp đồng 5 năm

Năm học 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013

Số lƣợng GV 381 380 326 294 239

Biên chế 197 200 238 238 201

Hợp đồng 184 180 88 56 37

(Nguồn từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình)

381 380 326 294 239 197 200 88 56 37 201 238 238 180 184 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 NĂM HỌC S L Ư N G Số lượng GV Biên chế Hợp đồng

Biên chế đội ngũ Giáo viên trong các năm học vừa qua có sự biến động hàng năm. Số lƣợng Giáo viên nghỉ hƣu theo chế độ và số lƣợng đƣợc tuyển dụng biên chế không kịp thời do vậy trong năm học các trung tâm đều phải hợp đồng Giáo viên giảng dạy. Hiện nay trên thực tế số Giáo viên giảng dạy lại rất ít, vì Giáo viên các Trung tâm còn đi làm công tác phong trào ở các xã. Do vậy thực tế số Giáo viên trực tiếp giảng dạy Giáo dục Thƣờng xuyên cấp THPT còn thiếu. Từ năm học 2010 - 2011 đến nay các Trung tâm đã đƣợc tăng thêm biên chế do vậy đội ngũ Giáo viên từng bƣớc đáp ứng đƣợc yêu cầu và nhiệm vụ đề ra.

Thực hiện Quyết định số 43/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/9/2000 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm Giáo dục Thƣờng xuyên các huyện, thành phố thì chức năng nhiệm vụ của các trung tâm là rất lớn. Hiện nay đội ngũ Giáo viên hiện có tại các Trung tâm chƣa đáp ứng đƣợc, ngay cả Giáo viên dạy THPT cũng còn thiếu.

Bảng 2.6. Cơ cấu đội ngũ Giáo viên theo bộ môn đƣợc biên chế

Môn Toán Hoá Văn Sử Địa Sinh Tin học

Tiếng Anh

Số lƣợng 35 25 20 31 20 20 20 10 20

(Nguồn: Trung tâm GDTX tỉnh Thái Bình)

Theo thông tƣ số 28/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chế độ làm việc của Giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết/ tuần. Tại các Trung tâm, tỉ lệ đó là 24 tiết/tuần. Đối chiếu với bảng thống kê ở trên về biên chế đội ngũ thì tỷ lệ Giáo viên trên lớp hiện có chƣa đạt tiêu chuẩn so với quy định. Bên cạnh đó nhiều đồng chí Giáo viên còn phải tham gia công tác kiêm nhiệm nhƣ: Chủ tịch công đoàn, bí thƣ đoàn

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH THÁI BÌNH (Trang 51 -118 )

×