8. Cấu trúc luận văn
1.3. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của GDTX trong hệ thống Giáo dục quốc dân
Giáo dục là hiện tƣợng xã hội, luôn tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển xã hội. Chức năng đầu tiên, chức năng nguyên thủy của Giáo dục là xã hội hoá. Giáo dục làm cho con ngƣời gắn kết lại với nhau để cùng tái tạo, sáng tạo đổi mới điều kiện sinh tồn của mình. Trong bất kỳ xã hội nào, con ngƣời muốn tồn tại và phát triển thì phải học tập, học thƣờng xuyên và suốt đời. Tuy nhiên, nếu một ngƣời có đầy đủ điều kiện học tập một cách liên tục, thì chỉ có thể học trong nhà trƣờng chậm nhất cũng chỉ đến 25 tuổi, thời gian còn lại phải học ở ngoài nhà trƣờng theo phƣơng thức không chính quy. Mặt khác, theo báo cáo của Uỷ ban Quốc tế về phát triển Giáo dục, ngay ở các nƣớc tiên tiến nhất, số ngƣời đƣợc học trong nhà trƣờng cũng không vƣợt qua đƣợc 50% dân số. Vậy còn trên 50% dân số phải học ở ngoài nhà trƣờng theo phƣơng thức không chính quy. Emilr Durkheim (1858-1917) vị trƣởng lão của xã hội học Pháp rất có lý khi cho rằng “Cá nhân và lợi ích cá nhân chưa phải là đối tượng duy nhất hoặc đối tượng chủ yếu của Giáo dục. Giáo dục trước hết là phương tiện mà xã hội dùng để đổi mới mãi điều kiện sinh tồn của chính bản thân xã hội”. GDTX làm nhiệm vụ đƣa phƣơng tiện đến mọi ngƣời dân, mọi lứa tuổi, mọi nơi, mọi vùng miền để thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội.
Tổng quát những tín hiệu kinh tế thị trƣờng phải đƣợc phản ánh nhanh vào cơ cấu nhân lực và từ cơ cấu nhân lực mà xác định cơ cấu giáo dục, cơ cấu ngành bậc học, cơ cấu mạng lƣới nhà trƣờng hợp lý. Giáo dục cũng không để thị trƣờng chi phối tuyệt đối và đƣơng nhiên Giáo dục không thể đứng ngoài thị trƣờng, thờ ơ lãnh đạm với thị trƣờng. Nó phải có một cơ cấu mềm dẻo để thích ứng với mọi động thái của thị trƣờng với nguyên tắc “Giáo dục Thƣờng xuyên,
đào tạo liên tục, học tập suốt đời” áp dụng cho mỗi ngƣời học. GDTX phát huy đƣợc thế mạnh của mình ở các lĩnh vực đó.
Hơn nữa, trong tinh thần xã hội học tập (XHHT) là một xu thế mới trong phát triển của loài ngƣời, là mô hình hiện đại của nền Giáo dục trong đó đảm bảo sự gắn kết hoàn toàn giữa Giáo dục và xã hội, thực hiện chế độ Giáo dục cho mọi ngƣời và học suốt đời, là chìa khóa mở các cửa bƣớc vào thế kỷ XXI. Do đó, song song với hình thức Giáo dục chính qui là các loại hình, phƣơng thức Giáo dục không chính qui bao gồm nhiều chƣơng trình đào tạo từ chƣơng trình xoá mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau biết chữ, chƣơng trình đào tạo bổ sung, tu nghiệp định kỳ, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng Thƣờng xuyên đến các chƣơng trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của ngƣời học; chƣơng trình Giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống Giáo dục quốc dân theo hình thức vừa học, vừa làm, học từ xa, tự học có hƣớng dẫn. Nhƣ vậy, từ bình dân học vụ, bổ túc văn hoá đến GDTX luôn luôn là bậc học hoặc bộ phận cấu thành của hệ thống Giáo dục quốc dân. Trong đó Giáo dục chính qui và Giáo dục không chính qui là hai phƣơng thức Giáo dục bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhau cùng nhằm mục tiêu đào tạo con ngƣời đáp ứng cho đất nƣớc trong thời đại mới - thời đại công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc. Đƣơng nhiên cơ cấu Giáo dục thƣờng có quán tính lớn, không phải trong thời gian ngắn mà Giáo dục chuyển đổi để thích ứng ngay với yêu cầu xã hội hiện tại. Giáo dục phải đƣợc nằm trong cơ cấu phát triển đồng bộ hoá của toàn xã hội. Ngƣời ta thƣờng nói trong sự phát triển ngày nay ở bất cứ nƣớc nào cũng đòi hỏi cán bộ Giáo dục, ngƣời thầy dạy phải có tƣ duy kinh tế và cán bộ kinh tế phải có tƣ duy Giáo dục. Vai trò của GDTX cần phải nhận thức rằng, là góp phần tái sản xuất lao động có kỹ thuật và góp phần tái sản xuất quan hệ sản xuất mới. Các khoản chi phí cho GDTX thực chất là chi cho việc thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội.
Khi nói đến một nền kinh tế ngƣời ta không chỉ nói đến tăng trƣởng mà còn phải phát triển bền vững. Hệ thống Giáo dục quốc dân và mạng lƣới GDTX
là nhân tố quan trọng để xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, rút ngắn sự cách biệt giữa các tầng lớp dân cƣ: thành thị - nông thôn - miền núi - miền xuôi - hải đảo, lao động trí óc - lao động chân tay. Đó chính là khía cạnh Giáo dục góp phần tái sản xuất quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất mới mà lấy GDTX là khâu đột phá để tạo ra sự nhịp nhàng giữa sức sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa kinh tế tăng trƣởng và phát triển bền vững mà GDTX vừa là mục tiêu vừa là sức mạnh của động thái kinh tế.
Trung tâm GDTX là nơi mà ai có nhu cầu học tập đều tìm thấy ở đó một tổ chức hoạt động Giáo dục có nội dung học, hình thức học mà mình hài lòng, giúp thêm những hiểu biết cần thiết để hoà nhập với cộng đồng, mƣu cầu hạnh phúc.
Trung tâm GDTX tổ chức hoạt động đa dạng, linh hoạt, với nhiều hình thức học, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời học, huy động đƣợc mọi nguồn lực sẵn có trong xã hội (kể cả cơ sở các vật chất và đội ngũ Giáo viên) tham gia vào các hoạt động của trung tâm.