Khái quát về quá trình hình thành và phát triển các Trung tâm Giáo

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (Trang 49 - 51)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển các Trung tâm Giáo

dục thƣờng xuyên tỉnh Thái Bình

Các Trung tâm GDTX tỉnh Thái Bình tiền thân là trƣờng Bổ túc Văn hoá cấp II + III đƣợc thành lập từ tháng 10/1972. Là bậc học không chính qui, và đi lên từ điểm xuất phát rất thấp do vậy trong quá trình phát triển gặp rất nhiều khó khăn từ các hệ điều kiện về cơ sở vật chất cho đến đội ngũ giáo viên nhƣ:

+ Về hệ cơ sở vật chất quá nghèo nàn, trƣờng lớp chủ yếu mƣợn các kho tàng, lán, trại, đình chùa. Trong 20 năm ở cuối thế kỷ XX các Trung tâm đã phải chuyển dời địa điểm nhiều lần, trong cảnh nay đây mai đó.

+ Nguồn kinh phí quá hạn hẹp (gần nhƣ không có kinh phí nghiệp vụ hoạt động). Hàng năm Nhà nƣớc chỉ khoán mức lƣơng theo số lƣợng cán bộ giáo viên biên chế của các Trung tâm.

+ Đối tƣợng ngƣời học đa dạng với nhiều trình độ và hoàn cảnh khác nhau: chủ yếu là cán bộ, Đảng viên, nhân dân lao động và thanh niên thi trƣợt vào các trƣờng THPT. Nhìn chung họ là những ngƣời đang làm việc và lao động, họ vừa làm, vừa học và có nhiều khó khăn trong học tập.

+ Đội ngũ cán bộ, giáo viên còn ít về số lƣợng, chất lƣợng đào tạo chƣa đồng đều do từ nhiều nguồn đào tạo khác nhau. Biên chế đội ngũ giáo viên

chƣa tƣơng xứng với nhiệm vụ của các trung tâm. Trong quản lý chƣa đƣợc tự chủ trong việc tuyển dụng nhân sự.

Thực hiện Luật Giáo dục đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ tƣ thông qua ngày 02 tháng 12 năm 1998,

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình ra quyết định số 191/1998/QĐ-UBND thành lập các Trung tâm GDTX trên toàn tỉnh. Các Trung tâm GDTX là cơ sở giáo dục độc lập có con dấu riêng. Chính vì vậy khi đƣợc nâng cấp, các Trung tâm GDTX có trung tâm có thuận lợi về cơ sở vật chất cũng nhƣ đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên, nhƣng cũng có trung tâm còn gặp không ít khó khăn, trụ sở của các Trung tâm đặt tại thị trấn của các huyện và thành phố của tỉnh Thái Bình.

Nằm trên mảnh đất giàu truyền thống yêu nƣớc và cách mạng, gần 40 năm qua, các Trung tâm GDTX trong tỉnh đã phát triển, trƣởng thành đáp ứng yêu cầu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực”, “Xây dựng xã hội học tập” của quê hƣơng, đất nƣớc, xứng đáng với sự tin cậy của các cấp, ngành và nhân dân địa phƣơng.

Để thực hiện tốt chức năng vận động tổ chức các hình thức học tập cho mọi ngƣời, thực hiện chƣơng trình bổ sung, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức khoa học kỹ thuật cho nhân dân lao động, chƣơng trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân, hình thức vừa học vừa làm, học tin học, ngoại ngữ, công tác liên kết tham gia đào tạo nghề cho thanh niên đƣợc Trung tâm coi trọng.

Dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban giám đốc các trung tâm, không chỉ bồi dƣỡng cán bộ giáo viên trong biên chế, các Trung tâm còn chú ý bồi dƣỡng mạng lƣới giáo viên kiêm nhiệm hợp đồng trải rộng ở 286 xã, phƣờng, thị trấn làm lực lƣợng nòng cốt ở các bộ môn dạy kiến thức cơ bản, rèn luyện kỹ năng, tƣ vấn ngành nghề, hƣớng nghiệp cho học sinh các lớp GDTX cấp THPT dành cho thanh niên (xem chi tiết bảng 2.1).

Song song với xây dựng đội ngũ, đƣợc sự giúp đỡ của Sở Giáo dục và Đào tạo sự đầu tƣ đúng đắn và có hiệu quả của huyện, cơ sở vật chất kỹ thuật cho dạy và học của các Trung tâm ngày một đổi mới, phát triển theo hƣớng hiện đại hoá ngành học mang tính xã hội sâu sắc. Các phòng học, nhà hiệu bộ của các trung tâm từng bƣớc khang trang, có đủ các phƣơng tiện dạy và học văn hoá, ngoại ngữ, tin học và nghề nằm trong một khuôn viên sƣ phạm xanh - sạch - đẹp. Bên cạnh đó, công tác xã hội hoá giáo dục đƣợc các Trung tâm quán triệt sâu sắc. Các Trung tâm liên kết chặt chẽ với các ban, ngành trong huyện tạo ra sức mạnh tổng hợp. Những mục tiêu GDTX đã đƣợc đƣa vào nhiêm vụ chung của Đảng bộ và nhân dân các huyện. Tỉnh coi trọng gắn đào tạo nguồn nhân lực với bồi dƣỡng trình độ cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của địa phƣơng, đào tạo nghề nghiệp cho thanh niên…

Gần 40 năm qua, đội ngũ thầy cô giáo các Trung tâm luôn khắc phục khó khăn, gian khổ, thiếu thốn để mở rộng ngành học, cấp học. Từ nơi đây, nhiều học viên là cán bộ, đảng viên, nhân dân lao động, thợ thủ công và học sinh thanh niên đƣợc đào tạo theo đúng chƣơng trình dạy và học của ngành học, không ít ngƣời đã thành đạt trong công tác quản lý, kinh doanh và phát triển sản xuất… Với biên chế hiện nay chỉ có 201 ngƣời, nguồn kinh phí hạn hẹp nhƣng các Trung tâm đều hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)