Khái niệm phát triển, phát triển đội ngũ Giáo viên

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (Trang 31 - 33)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Khái niệm phát triển, phát triển đội ngũ Giáo viên

Phát triển là một quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, theo đó cái cũ biến mất và cái mới ra đời… Phát triển là một quá trình nội tại: bƣớc chuyển từ thấp lên cao xảy ra bởi vì trong cái thấp đã chứa đựng dƣới dạng tiềm tàng những khuynh hƣớng dẫn đến cái cao. Còn cái cao là cái thấp đã phát triển. Nhƣ vậy, sự vật hiện tƣợng, con ngƣời, xã hội biến đổi để tăng tiến về số lƣợng, chất lƣợng dƣới tác động của bên trong hoặc bên ngoài đều đƣợc coi là phát triển.

Thuật ngữ phát triển theo triết học là: “Biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”.

Lý luận của phép biện chứng duy vật khẳng định: Mọi sự vật hiện tƣợng không phải chỉ là sự tăng lên hay giảm đi về mặt số lƣợng mà cơ bản chúng luôn biến đổi, chuyển hoá từ sự vật hiện tƣợng này đến sự vật hiện tƣợng khác, cái mới kế tiếp cái cũ, giai đoạn sau kế thừa giai đoạn trƣớc tạo thành quá trình phát triển, tiến lên mãi mãi.

Đảng và Nhà nƣớc ta đã xây dựng định hƣớng chiến lƣợc cho sự phát triển của đất nƣớc đi lên một cách bền vững gọi là sự phát triển bền vững. Phải đảm bảo cho nền kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển bền vững đƣợc chỉ đạo bằng tƣ duy lý luận trên cơ sở có sự phát triển bền vững của môi trƣờng. Trong đó phát triển bền vững Giáo dục là một vấn đề vô cùng quan trọng vì nó quyết định sự phát triển bền vững của nền kinh tế, văn hoá, xã hội.

Theo PGS.TS. Trần Khánh Đức thì “ Phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo ra sự biến đổi, chuyển biến số lượng, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội ở các các cấp độ khác nhau (quốc gia, vùng miền, địa phương...) đáp ứng nhu cầu nhân lực cần thiết cho các lĩnh vực hoạt động và đời sống xã hội”.

Cũng theo tác giả Trần Khánh Đức thì: Phát triển nguồn nhân lực là một bộ phận trong quản lý nguồn nhân lực, do đó các nội dung và biện pháp phát triển nguồn nhân lực cũng đƣợc xem xét tới các nội dung quản lý nguồn nhân lực.

Nhƣ vậy phát triển nguồn nhân lực là tạo ra sự phát triển bền vững về hiệu năng của mỗi thành viên và hiệu quả chung của tổ chức, gắn liền với việc không ngừng tăng lên về mặt chất lƣợng, số lƣợng của đội ngũ và chất lƣợng cuộc sống.

Nội dung phát triển nhân lực xét trên bình diện xã hội là phạm trù rộng lớn. Theo chƣơng trình phát triển của Liên hợp quốc có năm nhân tố để phát triển nguồn nhân lực đó là: Giáo dục- Đào tạo; Sử dụng - bồi dƣỡng; Sức khoẻ và dinh dƣỡng; Đầu tƣ - việc làm; Sự giải phóng con ngƣời. Trong năm nhân tố đó Giáo dục - Đào tạo là nhân tố giữ vai trò quan trọng hơn cả, bởi nó là cơ sở cho sự phát triển của các nhân tố còn lại. Một số quan điểm nghiên cứu khác cho rằng: Phát triển nguồn nhân lực bao gồm ba mặt chủ yếu là Giáo dục - Đào tạo; Sử dụng - bồi dƣỡng và Đầu tƣ - việc làm.

Xây dựng phát triển đội ngũ Giáo viên trong Giáo dục chính là xây dựng phát triển một tổ chức những ngƣời gắn bó với lý tƣởng độc lập dân tộc, có

phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh, năng lực chuyên môn vững vàng, có ý chí kiên định trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, biết gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc đồng thời có khả năng tiếp thu nền văn hoá tiến bộ của nhân loại, phục vụ tốt yêu cầu của ngành Giáo dục giao cho.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)