Tuyển chọn, sử dụng đội ngũ Giáo viên

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (Trang 43 - 118)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.2.Tuyển chọn, sử dụng đội ngũ Giáo viên

Công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ là công việc kế tiếp của công tác qui hoạch đội ngũ.

Tuyển chọn Giáo viên là công tác phải đƣợc đánh giá cẩn thận đảm bảo các điều kiện cần và đủ cho công việc. Các ứng viên khi tuyển dụng, tổ chức đƣa ra lựa chọn những vị trí đáp ứng đƣợc các yêu cầu của công việc.

Sử dụng đội ngũ nhà Giáo là sắp xếp, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm Giáo viên vào các nhiệm vụ, chức danh cụ thể nhằm phát huy cao nhất khả năng hiện có của đội ngũ nhà Giáo để vừa hoàn thành đƣợc mục tiêu của tổ chức, vừa tránh đƣợc sự bất mãn của đội ngũ khi đƣợc giao nhiệm vụ... Sử dụng là bƣớc liền kề, chuyển tiếp của bƣớc tuyển chọn. Bƣớc cuối của tuyển chọn là bƣớc đầu của việc sử dụng đội ngũ. Vì vậy đôi khi ngƣời ta gộp hai bƣớc tuyển chọn và sử dụng vào là một: Tuyển dụng.

Ở đây khái niệm sử dụng đội ngũ nhà Giáo đƣợc hiểu theo nghĩa rộng hơn, nó bao hàm cả sử dụng và bổ nhiệm trong hiện tại và định hƣớng cho tƣơng lai.

Công tác tuyển chọn, sử dụng đội ngũ nhà Giáo Thƣờng gắn bó hữu cơ với các thành tố khác trong hoạt động quản lý Giáo viên nhƣ: đào tạo, bồi dƣỡng và tạo môi trƣờng phát triển...

1.5.3. Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển

Đào tạo liên quan đến nâng cao kỹ năng đã có của nhân viên, phát triển quan tâm đến việc chuẩn bị cho cá nhân chịu trách nhiệm hoặc ở các những nhiệm vụ cao hơn do tổ chức phân công.

Phát triển đội ngũ nhà Giáo phải đƣợc coi nhƣ một khâu quyết định nhất vì nó tác động đến các phẩm chất quan trọng của ngƣời Giáo viên đó là: Năng lực sƣ phạm, sự tận tụy với nghề và khả năng thích ứng với công việc.

Hoạt động đào tạo theo đúng nghĩa chung nhất: Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ nghề nghiệp theo những tiêu chuẩn nhất định để đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Vậy đào tạo đội ngũ nhà Giáo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành hệ thống kiến thức, năng lực sƣ phạm, thái độ nghề nghiệp theo những tiêu chuẩn của ngƣời Giáo viên để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và công tác trong các trung tâm GDTX.

Với ý nghĩa đó, tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển đội ngũ Giáo viên là quá trình tác động của các nhà quản lý Giáo dục với đội ngũ nhà Giáo, tạo cơ hội cho họ cập nhật, bổ sung kiến thức, năng lực sƣ phạm để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Công tác đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển đội ngũ là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Nó góp phần vào sự thành công hay thất bại trong các nhiệm vụ của trung tâm.

1.5.4. Xây dựng chế độ chính sách, đãi ngộ và môi trường phát triển đội ngũ Giáo viên

Chế độ chính sách, đãi ngộ, xây dựng môi trƣờng phát triển đội ngũ Giáo viên tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì và phát triển đội ngũ nhà Giáo. Đây cũng là nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý Giáo viên vì: Mục tiêu của nhà quản lý là hình thành một môi trƣờng mà con ngƣời có thể đạt đƣợc các mục đích nhóm thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất. Vì vậy để quản lý tốt và có hiệu quả trong việc sử dụng đội ngũ Giáo viên, các nhà quản lý Giáo dục phải tạo ra một môi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển có hiệu quả đó.

Đãi ngộ có liên quan đến quyết định về lƣơng, hƣởng lợi và thƣởng. Đó cũng chính là một bộ phận vô cùng quan trọng trong quản lý và phát triển đội ngũ nhà Giáo, bởi lẽ nó quyết định động cơ, sự nhiệt tình và gắn bó của họ với

công việc mà nếu không có các yếu tố đó thì nhà trƣờng không đạt hiệu quả hoạt động dù cho đã lựa chọn đúng và phát triển đƣợc đội ngũ cán bộ, Giáo viên có trình độ năng lực cao. Trong bối cảnh hiện nay - thời kỳ bão giá - thách thức lớn nhất trong lĩnh vực này là làm sao cải thiện đƣợc chế độ tiền lƣơng, tạo điều kiện sống và làm việc cho Giáo viên trong một môi trƣờng tốt. Trong thời đại kinh tế tri thức, đội ngũ Giáo viên có năng lực trình độ cao đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển Giáo dục. Chính vì thế phát triển đội ngũ nhà Giáo ngày càng mang tính quyết định đến sự nghiệp phát triển của trung tâm GDTX.

1.5.5. Kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật

Với chƣơng trình đào tạo, hình thức học tập và đối tƣợng của GDTX đa dạng, linh hoạt mềm dẻo nhƣ vậy đòi hỏi việc quản lý, kiểm tra, đánh giá càng phải nghiêm túc và đúng qui định. Các phƣơng pháp kiểm tra đánh giá đội ngũ cần phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục, thực hiện một cách bài bản, khoa học song cũng cần phải linh hoạt để phù hợp với những nhiệm vụ của Giáo viên trong thời điểm kiểm tra. Việc tổ chức thi cử đối với học sinh cũng cần đƣợc tổ chức chặt chẽ thông qua đó mới đánh giá đƣợc kết quả giảng dạy của Giáo viên.

Đánh giá đúng vai trò của đội ngũ Giáo viên trong việc nâng cao chất lƣợng Giáo dục, chỉ khi đó mới phát huy hết khả năng của họ đóng góp cho sự nghiệp Giáo dục. Việc tổ chức kiểm tra đánh giá liên quan mật thiết đến khen thƣởng, kỷ luật. Đó cũng là công tác có tác dụng thúc đẩy phát triển, nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ.

Kết luận chƣơng 1

Phát triển đội ngũ nhà Giáo đặc biệt là đội ngũ nhà Giáo dạy Giáo dục Thƣờng xuyên cấp THPT đƣợc thực hiện bằng nhiều con đƣờng khác nhau nhằm đạt đƣợc mong muốn của mỗi Trung tâm GDTX. Dù bằng bất cứ con đƣờng nào, phát triển đội ngũ nhà Giáo cũng phải tuân thủ theo những nguyên lý chung trong hệ thống các nguyên tắc Giáo dục đi từ thấp tới cao. Đẩy mạnh công tác phát triển đội ngũ nhà Giáo trong các Trung tâm GDTX là một trong những điều kiện nâng cao chất lƣợng, tăng hiệu quả Giáo dục. Giáo dục Thƣờng xuyên có nguyên tắc riêng của nó. Xây dựng hệ thống các khái niệm về phát triển đội ngũ nhà Giáo trên đây, nhằm giúp nhà quản lý Giáo dục, nắm vững đƣợc những cơ sở về lý luận Giáo dục Thƣờng xuyên. Đồng thời, ngƣời quản lý Giáo dục, cũng nhƣ mọi ngƣời trong xã hội cần hiểu đƣợc vai trò, nhiệm vụ tầm quan trọng của Giáo dục Thƣờng xuyên trong thời đại ngày nay và các quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc ta về Giáo dục Thƣờng xuyên. Trên cơ sở đó, định hƣớng quản lý phát triển hệ thống Giáo dục Thƣờng xuyên.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN GDTX CẤP THPT TỈNH THÁI BÌNH

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, dân cƣ tỉnh Thái Bình Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh ven biển, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hƣởng trực tiếp của tam giác tăng trƣởng kinh tế: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Diện tích tự nhiên: 1.542,24 km2

chiếm 0,5% diện tích đất đai của cả nƣớc. Từ Tây sang Đông dài 54 km, từ Bắc xuống dài 49 km. Tỉnh có 7 huyện (Đông Hƣng, Hƣng Hà, Kiến Xƣơng, Quỳnh Phụ, Tiền Hải, Thái Thụy, Vũ Thƣ) và 1 thành phố (Thành phố Thái Bình) với 286 xã, phƣờng, thị trấn. Trong những năm gần đây, kinh tế của tỉnh đã phát triển nhanh và mạnh, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng đáng kể, năm 2005 đạt 5,70 triệu đồng, năm 2011đạt 24,68 triệu đồng (tăng gần 4 lần so với năm 2005). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Ngày càng thu hút đƣợc các nguồn lực đầu tƣ, tiềm lực kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật đƣợc tăng cƣờng.

Các lĩnh vực văn hóa xã hội, an sinh xã hội đƣợc đảm bảo, đời sống nhân dân đƣợc nâng cao. Dân số Thái Bình năm 2010, khoảng 1.860.000 ngƣời (nông thôn chiếm 90,1 %). Tăng trƣởng kinh tế, đã giúp cải thiện về đời sống vật chất của nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi phát triển về Giáo dục - Đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao và thực hiện các chính sách xã hội.

Đƣợc các cấp uỷ - chính quyền quan tâm, nhân dân có truyền thống hiếu học, sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo Thái Bình đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng: Năm 1990, đạt chuẩn XMC và phổ cập giáo dục tiểu học, năm 1999, đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, năm 2002 là tỉnh thứ 9 đạt phổ cập THCS cho thanh niên đến 18 tuổi, năm 2003 tất cả các xã, phƣờng, thị

học mức độ 2. Quán triệt quan điểm của đảng và nhà nƣớc về xây dựng một nền giáo dục cho mọi ngƣời và xây dựng cả nƣớc trở thành XHHT, Thái Bình tích cực triển khai thực hiện Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010” đạt đƣợc những thành tựu quan trọng góp phần tích cực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng.

2.2. Về chính trị, kinh tế, văn hoá

Trong những năm qua Thái Bình là một trong những tỉnh ổn định về mặt chính trị. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXVIII, trong chƣơng trình xây dựng nông thôn mới diện mạo nông thôn Thái Bình đã có nhiều sự thay đổi, đƣờng làng ngõ xóm ngày càng đƣợc mở rộng, nhiều cánh đồng đã đƣợc đƣa cơ giới hoá vào phục vụ sản xuất. Tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao, cơ cấu chuyển dịch con vật nuôi cây trồng đƣợc chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện rõ rệt, công tác xã hội chăm lo cho đời sống nhân dân ngày càng đƣợc quan tâm hơn. Đời sống văn hoá đƣợc nâng lên, các lễ hội, đình làng, chùa đƣợc tu bổ chăm sóc tốt hơn. Nhiều cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện đã nhận chăm sóc các di tích lịch sử. Đây là nét đẹp, nét văn hoá của chính quyền và nhân dân địa phƣơng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3. Về giáo dục

Thái Bình là mảnh đất giàu truyền thống hiếu học, nơi đây đã sinh ra nhiều con ngƣời học rộng, hiểu nhiều giúp ích cho quê hƣơng đất nƣớc nhƣ Hoàng Công Chất xã Nguyên Xá, Phạm Quang Thẩm xã Duy Nhất, nhà bác học Lê Quý Đôn ở Hƣng Hà … ngành Giáo dục và Đào tạo Thái Bình trong nhiều năm liên tục đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao. Trong những năm qua số lƣợng học sinh trong tỉnh luôn đƣợc duy trì và phát triển. Công tác giáo dục tƣ tƣởng, chính trị, đạo đức cho học sinh đã đƣợc các nhà trƣờng triển khai tích cực có hiệu quả.

Thực hiện tốt chế độ, chính sách cán bộ, ƣu tiên phát triển cán bộ nữ và trẻ hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ, giáo viên đƣợc nâng lên, cơ bản đủ về số lƣợng, cơ cấu tƣơng đối đồng bộ. Toàn ngành luôn dấy lên phong trào tự học, tự rèn, tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trƣớc yêu cầu đổi mới giáo dục. Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn tăng nhanh.

Công tác Đảng trong nhà trƣờng đƣợc coi trọng. Quan tâm bồi dƣỡng phát triển Đảng viên mới nhằm trẻ hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo và tăng cƣờng sức chiến đấu của Đảng. Các chi bộ và Đảng viên đã giữ vai trò lãnh đạo chỉ đạo, gƣơng mẫu trong các hoạt động trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của các nhà trƣờng.

2.4. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển các Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên tỉnh Thái Bình dục thƣờng xuyên tỉnh Thái Bình

Các Trung tâm GDTX tỉnh Thái Bình tiền thân là trƣờng Bổ túc Văn hoá cấp II + III đƣợc thành lập từ tháng 10/1972. Là bậc học không chính qui, và đi lên từ điểm xuất phát rất thấp do vậy trong quá trình phát triển gặp rất nhiều khó khăn từ các hệ điều kiện về cơ sở vật chất cho đến đội ngũ giáo viên nhƣ:

+ Về hệ cơ sở vật chất quá nghèo nàn, trƣờng lớp chủ yếu mƣợn các kho tàng, lán, trại, đình chùa. Trong 20 năm ở cuối thế kỷ XX các Trung tâm đã phải chuyển dời địa điểm nhiều lần, trong cảnh nay đây mai đó.

+ Nguồn kinh phí quá hạn hẹp (gần nhƣ không có kinh phí nghiệp vụ hoạt động). Hàng năm Nhà nƣớc chỉ khoán mức lƣơng theo số lƣợng cán bộ giáo viên biên chế của các Trung tâm.

+ Đối tƣợng ngƣời học đa dạng với nhiều trình độ và hoàn cảnh khác nhau: chủ yếu là cán bộ, Đảng viên, nhân dân lao động và thanh niên thi trƣợt vào các trƣờng THPT. Nhìn chung họ là những ngƣời đang làm việc và lao động, họ vừa làm, vừa học và có nhiều khó khăn trong học tập.

+ Đội ngũ cán bộ, giáo viên còn ít về số lƣợng, chất lƣợng đào tạo chƣa đồng đều do từ nhiều nguồn đào tạo khác nhau. Biên chế đội ngũ giáo viên

chƣa tƣơng xứng với nhiệm vụ của các trung tâm. Trong quản lý chƣa đƣợc tự chủ trong việc tuyển dụng nhân sự.

Thực hiện Luật Giáo dục đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ tƣ thông qua ngày 02 tháng 12 năm 1998,

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình ra quyết định số 191/1998/QĐ-UBND thành lập các Trung tâm GDTX trên toàn tỉnh. Các Trung tâm GDTX là cơ sở giáo dục độc lập có con dấu riêng. Chính vì vậy khi đƣợc nâng cấp, các Trung tâm GDTX có trung tâm có thuận lợi về cơ sở vật chất cũng nhƣ đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên, nhƣng cũng có trung tâm còn gặp không ít khó khăn, trụ sở của các Trung tâm đặt tại thị trấn của các huyện và thành phố của tỉnh Thái Bình.

Nằm trên mảnh đất giàu truyền thống yêu nƣớc và cách mạng, gần 40 năm qua, các Trung tâm GDTX trong tỉnh đã phát triển, trƣởng thành đáp ứng yêu cầu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực”, “Xây dựng xã hội học tập” của quê hƣơng, đất nƣớc, xứng đáng với sự tin cậy của các cấp, ngành và nhân dân địa phƣơng.

Để thực hiện tốt chức năng vận động tổ chức các hình thức học tập cho mọi ngƣời, thực hiện chƣơng trình bổ sung, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức khoa học kỹ thuật cho nhân dân lao động, chƣơng trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân, hình thức vừa học vừa làm, học tin học, ngoại ngữ, công tác liên kết tham gia đào tạo nghề cho thanh niên đƣợc Trung tâm coi trọng.

Dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban giám đốc các trung tâm, không chỉ bồi dƣỡng cán bộ giáo viên trong biên chế, các Trung tâm còn chú ý bồi dƣỡng mạng lƣới giáo viên kiêm nhiệm hợp đồng trải rộng ở 286 xã, phƣờng, thị trấn làm lực lƣợng nòng cốt ở các bộ môn dạy kiến thức cơ bản, rèn luyện kỹ năng, tƣ vấn ngành nghề, hƣớng nghiệp cho học sinh các lớp GDTX cấp THPT dành cho thanh niên (xem chi tiết bảng 2.1).

Song song với xây dựng đội ngũ, đƣợc sự giúp đỡ của Sở Giáo dục và Đào tạo sự đầu tƣ đúng đắn và có hiệu quả của huyện, cơ sở vật chất kỹ thuật cho dạy và học của các Trung tâm ngày một đổi mới, phát triển theo hƣớng hiện đại hoá ngành học mang tính xã hội sâu sắc. Các phòng học, nhà hiệu bộ của các trung tâm từng bƣớc khang trang, có đủ các phƣơng tiện dạy và học văn hoá, ngoại ngữ, tin học và nghề nằm trong một khuôn viên sƣ phạm xanh - sạch - đẹp.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (Trang 43 - 118)