8. Cấu trúc luận văn
1.4.3.2. Yếu tố bên ngoài
Quá trình hội nhập quốc tế đã mang tới những cơ hội lớn nhƣng cũng mang đến nhiều thách thức lớn đối với Giáo dục. Trong xã hội, chủ nghĩa hình thức, hám danh vọng còn nặng nề; tâm lý khoa cử, bằng cấp vẫn chi phối mạnh việc dạy, học và thi cử. Mặt trái của kinh tế thị trƣờng đã có nhiều ảnh hƣởng
tiêu cực đến Giáo dục. Nhu cầu học tập của nhân dân ngày càng cao trong khi khả năng đáp ứng của ngành Giáo dục và trình độ phát triển kinh tế của đất nƣớc còn hạn chế. Sức đón nhận của thị trƣờng lao động còn hạn hẹp, chƣa đáp ứng nhu cầu việc làm của ngƣời lao động đã qua đào tạo. Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lƣợng của mỗi đất nƣớc và tạo cơ hội học tập cho mỗi ngƣời dân.
Công tác xã hội hoá Giáo dục và việc huy động nguồn lực cho Giáo dục đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu. Các lực lƣợng xã hội tham gia ngày càng tích cực vào việc huy động trẻ đến trƣờng, giám sát, đánh giá và hiến kế cho Giáo dục, xây dựng cơ sở các vật chất trƣờng học, đầu tƣ mở các trƣờng, đóng góp kinh phí cho Giáo dục dƣới nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh đó, cũng đã huy động đƣợc sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội và đầu tƣ nƣớc ngoài.
Công bằng xã hội trong Giáo dục đã đƣợc cải thiện, đặc biệt tăng cơ hội học tập cho trẻ em gái, trẻ em ngƣời dân tộc, con em các gia đình nghèo và trẻ em khuyết tật. Việc miễn, giảm học phí, cấp học bổng và các chính sách hỗ trợ khác đã tạo điều kiện cho đại bộ phận con em các gia đình nghèo, diện chính sách đƣợc học tập, trƣớc hết ở các cấp học phổ cập.
Truyền thống hiếu học của dân tộc đƣợc phát huy mạnh mẽ, thể hiện trong từng gia đình, từng dòng họ, từng cộng đồng dân cƣ. Nhân dân đã không tiếc công sức, tiền của đầu tƣ và khuyến khích động viên con em vƣợt khó, chăm chỉ học tập, hỗ trợ và tạo điều kiện dạy tốt, học tốt cho các nhà trƣờng.
Cuộc cách mạng Khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế tri thức. Tốc độ và trình độ đổi mới và ứng dụng tri thức quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Khoa học - công nghệ trở các thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phƣơng pháp Giáo dục trong các nhà trƣờng, đồng thời đòi hỏi Giáo dục phải cung cấp đƣợc
Công nghệ thông tin và truyền thông đƣợc ứng dụng trên quy mô rộng lớn ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong Giáo dục. Với việc kết nối mạng, các công nghệ, tri thức không chỉ tồn tại ở các địa điểm xa xôi, cách trở và khó tiếp cận hoặc chỉ giới hạn với một số ít ngƣời. Sự phát triển của các phƣơng tiện truyền thông, mạng viễn thông, công nghệ tin học tạo thuận lợi cho giao lƣu và hội nhập văn hoá, nhƣng cũng tạo điều kiện cho sự du nhập những giá trị xa lạ ở mỗi quốc gia, đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt để bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc, ngăn chặn những yếu tố ảnh hƣởng đến an ninh của mỗi nƣớc.