Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (Trang 105 - 106)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Theo những kết quả phân tích trên, mỗi biện pháp có vị trí, tầm quan trọng và phạm vi tác động nhất định đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên ở các TTGDTX theo quy định. Mỗi biện pháp là thành phần của một thể thống nhất, quan hệ hữu cơ với nhau, tƣơng hỗ lẫn nhau để thúc đẩy quá trình nâng cao hiệu quả quản lý phát triển đội ngũ giáo viên GDTX cấp THPT theo hƣớng thuận lợi. Trong các giải pháp đã đề xuất, biện pháp 4 đào tạo, bồi dƣỡng có tính chất then chốt, trực tiếp đảm bảo cho đội ngũ giáo viên đạt và vƣợt chuẩn quy định. Biện pháp 1, 2 và 3 có tính chất tạo tiền đề cho biện pháp 4, biện pháp 5, 6 có tính chất hỗ trợ cho biện pháp 4. Tuy nhiên, xét về mặt không gian, thời gian và mức độ thực hiện của từng biện pháp, thì mỗi biện pháp có mức độ cần thiết và tính khả thi khác nhau, nhƣng giữa các biện pháp có tác động, chi phối, hỗ trợ lẫn nhau, cùng tồn tại và phát triển trong một hệ thống trọn vẹn, vì vậy, nếu thực hiện từng biện pháp một cách độc lập hoặc coi trọng biện pháp này, xem nhẹ biện pháp kia sẽ không phát huy đƣợc tối đa tác dụng đối với việc phát triển đội ngũ giáo viên GDTX cấp THPT theo quy định đã ban hành. Phải thực hiện đồng bộ, nhất quán các giải pháp nêu trên trong một chỉnh thể thống nhất và thƣờng xuyên, liên tục thì mới phát triển đƣợc đội ngũ giáo viên các TTGDTX tỉnh Thái Bình theo hƣớng chuẩn hoá.

Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên GDTX cấp THPT tỉnh Thái Bình có tính khách quan và giữ vị trí quan trọng, vừa đáp ứng nhiệm vụ trƣớc mắt vừa chuẩn bị cho chiến lƣợc phát triển lâu dài của Giáo dục và Đào tạo tỉnh nhà và cả nƣớc.

Tổng hợp 6 biện pháp phát triển đội ngũ Giáo viên dạy Giáo dục Thường xuyên cấp THPT ở các Trung tâm GDTX tỉnh Thái Bình

1- Đổi mới công tác quy hoạch đội ngũ Giáo viên.

2- Tuyển chọn, bổ sung và sử dụng hợp lí đội ngũ Giáo viên. 3- Tăng cường chỉ đạo đổi mới dạy - học

4- Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ Giáo viên.

5- Xây dựng chế độ đãi ngộ của Trung tâm và thực hiện đầy đủ chính sách ưu đãi cho đội ngũ Giáo viên.

6- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại đội ngũ Giáo viên.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)