8. Cấu trúc luận văn
1.3. Lý luận về hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu
1.3.3. Hình thức hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo
viên tiểu học
GV phải tiếp tục phát triển nghề nghiệp của họ và khơng có một dạng hay một khuôn mẫu duy nhất cho sự phát triển nghề nghiệp GV để áp dụng cho bất kỳ cơ sở giáo dục nào. Trường học và các nhà quản lý cần phải đánh giá nhu cầu, yêu cầu văn hoá và thực tiễn để quyết định mơ hình nào là có lợi cho tình hình cụ thể của GV ở đơn vị.
Ở Việt Nam, việc phát triển nghề nghiệp GV tiểu học thường được diễn ra khá đa dạng và phong phú để GV có thể tiếp tục nâng cao năng lực nghề nghiệp và kỹ năng sư phạm để giảng dạy đạt kết quả tốt. Các phương pháp được áp dụng tùy theo từng đối tượng, từng đơn vị cụ thể. Một số hình thức phát triển nghề nghiệp GV tiểu học có thể áp dụng như sau:
Thứ nhất, hình thức dự giờ và đóng góp ý kiến. Hình thức này đặc biệt quan trọng cho hoạt động tự bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp của bản thân mỗi GV. Ở tiểu học, sổ ghi chép nội dung dự giờ là một loại hồ sơ bắt buộc, không quy định số tiết cụ thể cho một học kì hay năm học. Qua việc dự giờ đồng nghiệp, GV sẽ học hỏi được việc tổ chức các hoạt động dạy học, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh,... đồng thời giúp GV rút kinh nghiệm về những hạn chế của đồng nghiệp.
Thứ hai, GV tham gia vào quá trình đổi mới. GV chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiến thức chuyên môn; vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân.
Thứ ba, GV thực hiện các nghiên cứu trong trường học: Nhà trường trang bị cho GV kỹ năng thực hiện các sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong suốt quá trình giảng dạy, giáo dục học sinh được coi là một trong những giải pháp hiệu quả, giúp cho quá trình đổi mới đi vào thực chất, thuyết phục, khơng mang tính hình thức. Thơng qua các giải pháp này, GV và CBQL sẽ được nâng cao về năng lực chun mơn, có cơ hội để chia sẻ, học tập những cách làm hay, những kinh nghiệm tốt để áp dụng vào thực tế, góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục.
Thứ tư, GV tham gia tập huấn, hội thảo do cấp trên tiến hành. Hàng năm, vào đầu mỗi năm học, Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch tổ chức các chuyên đề, hội thảo và tổ chức cho GV tham dự. Tuy nhiên, thành phần tham dự thường là đại diện ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn mà không được tổ chức đại trà cho tất cả GV tham dự. Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn sau khi tham dự chuyên đề, hội thảo sẽ tổ chức triển khai lại cho tất cả GV vì vậy nội dung chun đề khơng thể được triển khai trọn vẹn mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan của người triển khai. Vì thế, hình thức này chưa mang lại hiệu quả như mong đợi của các nhà QLGD.
Thứ năm, GV tham gia tập huấn, hội thảo, sinh hoạt chuyên đề do trường tiến hành. Hình thức bồi dưỡng này bắt buộc đối với tất cả trường tiểu học. Mỗi năm học, nhà trường hoặc tổ khối căn cứ vào tình hình thực tiễn của nhà trường/tổ khối để lên kế hoạch tổ chức một đến hai chuyên đề. Hình thức này khá hiệu quả vì xuất phát từ những thuận lợi, khó khăn và yêu cầu trong thực tiễn cơng tác nên hình thức này giải quyết được những vấn mà GV đang gặp phải.
Thứ sáu, GV tham gia hướng dẫn đồng nghiệp hoặc được đồng nghiệp hướng dẫn chuyên môn. Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là một trong những u cầu để phát triển chun mơn bản thân. Hình thức này được áp dụng thường xuyên thông qua dự giờ, sinh hoạt tổ khối.
Thứ bảy, GV tham gia vào các cuộc thi do trường và cấp trên tổ chức. Đối với GV tiểu học, hội thi chủ yếu được tổ chức là Hội thi GV dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi các cấp: cấp trường (2/lần); cấp huyện, thành phố (2 năm/lần), cấp tỉnh (4 năm/lần). Hội thi là cơ hội để GV giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy, tổ chức lớp học, khai thác và sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông. Hội thi nhằm phát động phong trào thi đua sơi nổi trong giảng dạy; khuyến khích, động viên, tạo cơ hội và rèn luyện cho GV tự bồi dưỡng, học tập. Hội thi là căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Thứ tám, GV tham gia vào mạng lưới GV giữa các trường tiểu học liên kết với nhau. Việc kết nối giúp GV các trường trao đổi kinh nghiệm dạy học, học hỏi các sáng kiến hay, các phương pháp giảng dạy mới để vận dụng vào cơng việc.
Thứ chín, cá nhân tự định hướng phát triển, tự bồi dưỡng. Hình thức này rất quan trọng nhưng thực tế chưa được nhiều GV chú ý, coi trọng. Với kiến thức được trang bị từ các trường sư phạm qua chương trình đào tạo GV cũ, bản thân GV phải tự định hướng và phát triển năng lực nghề nghiệp bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.