Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học huyện chư sê, tỉnh gia lai (Trang 40 - 41)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Lý luận về hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu

1.4.2. Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học

các phép tính, kỹ năng ứng xử trong cuộc sống hàng ngày sẽ theo suốt cuộc đời của mỗi học sinh và rất khó thay đổi, điều chỉnh lại. Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết cơ bản và cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người. Học sinh được trang bị các kỹ năng cơ bản như nghe, nói, đọc, viết, tính tốn. Bên cạnh đó là các thói quen cá nhân tốt như rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, hiểu biết hoặc có đam mê về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.

1.4.2. Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học học

Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động, cơng việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra theo thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn. Kế hoạch có thể là các chương trình hành động hoặc bất kì danh sách, sơ đồ, bảng biểu được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, chia thành các giai đoạn, các bước thời gian thực hiện, có phân bổ nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp, sự chuẩn bị, triển khai thực hiện nhằm đạt được một mục tiêu, chỉ tiêu đã được đề ra. Thông thường kế hoạch được hiểu như là một khoảng thời gian cho những dự định sẽ hành động và thơng qua đó ta hi vọng sẽ đạt được mục tiêu. Nói đến kế hoạch là nói đến những người vạch ra mà khơng làm nhưng họ góp phần vào kết quả đạt được như bản kế hoạch đề ra.

Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý hoạt động phát triển nghề nghiệp cho GV. Đây là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lý bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động của nhà trường. Kế hoạch là tiêu chuẩn, là thước đo kết quả so với những gì đã đề ra. Kế hoạch giúp nhà quản lý tư duy có hệ thống hơn để có thể dự liệu được các tình huống sắp xảy ra, phối hợp được mọi nguồn lực của cá nhân, tổ chức để tạo nên một sức mạnh tổng hợp đạt

được mục tiêu. Đồng thời, kế hoạch giúp kiểm tra, giám sát hiệu quả thực hiện của cá nhận và tránh được những tình huống bị động, đột xuất xảy ra.

Việc lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho GV tiểu học cần tiến hành những hoạt động sau:

Khảo sát nhu cầu chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cần phát triển của giáo;

Thu thập ý kiến của các tổ chuyên môn và đề xuất nội dung, hình thức phát triển nghề nghiệp;

Quy hoạch đối tượng tham gia phát triển nghề nghiệp;

Lấy ý kiến đóng góp của các tổ chun mơn về dự thảo kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho GV;

Thống nhất kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho GV tại đơn vị;

Hướng dẫn các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho GV;

Yêu cầu cá nhân lập kế hoạch tự định hướng phát triển nghề nghiệp. Vai trò của nhà quản lý là làm việc cùng với nhóm hoặc cá nhân các GV nhằm: Phát triển những định hướng rõ ràng về vai trò, trách nhiệm của nhà quản lý đối với các thành viên mỗi nhóm. Triển khai kế hoạch và vạch ra các mục tiêu mỗi cá nhân phải hoàn thành sao cho mỗi cá nhân có được năng lực cần thiết. Phát triển kế hoạch nâng cao hiệu quả thực hiện của các cá nhân sẽ nâng cao hiệu quả và hoạch định rõ các hoạt động mà mỗi cá nhân cần phải đảm bảo để nâng cao năng lực của mình. Xác định những yếu tố ngồi tầm kiểm sốt gây ảnh hưởng đến việc hoàn thành mục tiêu. Đảm bảo mỗi cá nhân GV biết được những mục tiêu mà họ tham gia, giới hạn mà họ đạt được và hiểu làm thế nào họ sẽ bị giám sát và đó là mục tiêu của giai đoạn giám sát này.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học huyện chư sê, tỉnh gia lai (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)