Kết quả khảo sát tính cấp thiết

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học huyện chư sê, tỉnh gia lai (Trang 114 - 116)

8. Cấu trúc luận văn

3.4. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết

Sau khi nghiên cứu thực tiễn hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiểu học trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai tác giả đã đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của hoạt động này tại địa phương. Để có cơ sở cho việc khẳng định tính cấp thiết đối với các nhóm biện pháp đề xuất, chúng tơi đã tiến hành khảo nghiệm trên 200 đối tượng là CBQL và GV các trường tiểu học huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Phiếu trưng cầu ý kiến đánh giá tính cần thiết của 6 biện pháp ở 4 mức độ và số điểm cụ thể: Rất cấp thiết thiết (4 điểm); Khá cấp thiết thiết (3 điểm); Ít cấp thiết (2 điểm); Không cấp

Bảng 3.1. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động hoạt động phát triển nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học

TT Biện pháp Khơng cấp thiết Ít cấp thiết Khá cấp thiết Rất cấp thiết ĐTB 1

Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và GV về hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiểu học

0 0 42 158 3.79

2

Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho GV tiểu học phù hợp với nhu cầu của GV và yêu cầu phát triển của nhà trường

0 0 40 160 3.80

3

Hồn thiện cơng tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiểu học

0 0 48 152 3.76

4

Đa dạng hóa nội dung và hình thức tổ chức hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiểu học theo xu hướng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

0 0 42 158 3.79

5

Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiểu học

0 0 45 155 3.78

6

Tổ chức các điều kiện hỗ trợ hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiểu học

0 0 35 165 3.83

Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình (1≤ĐTB≤4)

Dữ liệu ở bảng 3.1 cho thấy các biện pháp đưa ra đều được đánh giá là cấp thiết với mức độ đánh giá tương đối cao (ĐTB từ 3,76 đến 3,83; 1 ≤ ĐTB

≤ 4). Biện pháp “Tổ chức các điều kiện hỗ trợ phục vụ công tác phát triển nghề nghiệp cho GV tiểu học” được đánh giá là cấp thiết nhất (ĐTB = 3.83).

Tiếp theo là biện pháp “Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu của GV và yêu cầu phát triển của nhà trường” cũng được đội

ngũ CBQL và GV đánh giá cao (ĐTB = 3.80). Đây là một xu thế tất yếu trong xu hướng đổi mới tư duy giáo dục hiện nay.

Các biện pháp “Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về công

tác phát triển nghề nghiệp cho GV tiểu học”; “Đa dạng hố nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động phát triển nghề nghiệp cho GV tiểu học theo xu hướng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” vẫn được đánh giá là khá cấp thiết, tuy nhiên ở mức độ thấp hơn. Điều này cho thấy việc nâng cao nhận thức và đa dạng hố nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động phát triển nghề nghiệp trong thời gian qua luôn được lãnh đạo các trường tiểu học quan tâm và nghiêm túc thực hiện.

Như vậy, CBQL và GV tiểu học huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đều đồng tình và cho rằng việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiểu học trước hết phải bắt đầu từ việc nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về hoạt động phát triển nghề nghiệp cho GV tiểu học, đa dạng hoá nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động phát triển nghề nghiệp cho GV tiểu học theo xu hướng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; tăng cường các điều kiện hỗ trợ phục vụ công tác phát triển nghề nghiệp cho GV tiểu học; lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu của GV và yêu cầu phát triển của nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học huyện chư sê, tỉnh gia lai (Trang 114 - 116)