Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học huyện chư sê, tỉnh gia lai (Trang 111 - 114)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trên đây là 6 biện pháp cơ bản tác giả đề xuất nhằm quản lý hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiểu học huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đạt hiệu quả. Các biện pháp này tác động đồng bộ đến nhận thức, hành động các lực lượng hỗ trợ bên ngoài nhằm phát triển đội ngũ GV, các biện pháp này có mối quan hệ biện chứng với nhau, biện pháp này là điều kiện hỗ trợ biện pháp kia góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Mối quan hệ giữa các biện pháp được thể hiện qua sơ đồ 3.1.

Các biện pháp đề xuất để quản lý hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiểu học huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đã trình bày, mỗi biện pháp đều có một vai trị, vị trí tầm quan trọng nhất định, tác động vào từng khâu trong q trình cơng tác quản lý hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiểu học. Quản lý hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiểu học cần được thực hiện một cách đồng bộ có sự phối hợp một cách chặt chẽ để phát huy tác dụng tổng hợp của chúng và việc đảm bảo nâng cao chất

lượng chuyên môn, năng lực hoạt động giảng dạy của đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của đội ngũ GV và yêu cầu đổi mới công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Mỗi biện pháp có vị trí, chức năng riêng, khi thực hiện biện pháp sẽ tác động đến từng khía cạnh của đội ngũ GV, các biện pháp có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, tương tác lẫn nhau để thúc đẩy quá trình nâng cao hiệu quả công tác phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiểu học.

Các biện pháp tác giả nêu ra có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, gắn kết với nhau. Tuy nhiên tuỳ vào tình hình điều kiện, thời gian cụ thể nhà quản lý xem xét vận dụng các biện pháp linh hoạt, hợp lý, xác định các ưu tiên thực hiện từng biện pháp có hiệu quả nhất trọng thực tiễn quản lý hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiểu học. Cụ thể:

Biện pháp “Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiểu học” là nền tảng cho việc

triển khai hiệu quả các biện pháp khác. Khi nhận thức đúng thì sẽ có hành động đúng. Nhận thức có tác dụng định hướng, soi sáng cho hành động, năng lực tốt sẽ giúp cho hành động thực tiễn đạt hiệu quả tốt hơn.

Biện pháp “Đa dạng hố nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động

phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiểu học theo xu hướng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” là biện pháp then chốt góp phần thay đổi diện mạo mới

cho hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiểu học. Đảm bảo kết quả chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng cao hơn. Đây là biện pháp tác động đến việc thay đổi tư duy trong quản lý của CBQL và năng lực, chất lượng giáo dục của GV trong quá trình hoạt động nghề nghiệp.

Biện pháp “Tổ chức các điều kiện hỗ trợ phục vụ công tác phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiểu học” là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho

biện pháp thứ hai được thực hiện tốt hơn, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV theo yêu cầu hiện nay.

Biện pháp “Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu

của GV và yêu cầu phát triển của nhà trường” là biện pháp nhằm nâng cao

hơn nữa tinh thần trách nhiệm cho các bộ phận được phân công thực hiện hoạt động phát triển nghề nghiệp. Giúp nhà quản lý có cái nhìn rõ hơn về chất lượng của đội ngũ cũng như đề ra phương hướng tăng cường mối quan hệ đoàn kết, tinh thần trách nhiệm của các cá nhân trong đơn vị đối với các công việc được giao.

Biện pháp “Hồn thiện cơng tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động phát triển

nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiểu học” có ý nghĩa quan trọng trong việc đổi

mới tư duy trong quá trình giảng dạy của GV. Đây là biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Biện pháp “Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động

phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiểu học” có ý nghĩa quan trọng, là cơ

qua đó giúp cho các khâu trong hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV đạt hiệu quả cao hơn.

Tóm lại, sự phối hợp các biện pháp là nhằm phát huy tối đa nội lực và ngoại lực, tạo ra sức mạnh tổng hợp giúp đội ngũ GV vận động và phát triển. Điều đó làm cho các biện pháp có ý nghĩa thực tiễn đối với công tác quản lý hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiểu học huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.

Như vậy, mỗi biện pháp sẽ tác động và các mặt khác nhau một cách đồng bộ. Sự phối hợp các phương pháp sẽ phát huy hết mọi yếu tố điều kiện cả chủ quan và khách quan giúp cho đội ngũ GV vận động và phát triển đến mức có thể đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Muốn đạt hiệu quả cao cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp và thực hiện theo điều kiện thực tế của đơn vị.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học huyện chư sê, tỉnh gia lai (Trang 111 - 114)